Thi học kỳ 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Cảnh Tuyên | Ngày 11/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: thi học kỳ 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT TIÊN LÃNG
TRƯỜNG THCS ĐOÀN LẬP
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 5
Năm học 2013 - 2014


MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Chú ý:
- Đề thi gồm 2 trang
- Học sinh làm bài vào tờ giấy thi
Phần I: Trắc nghiệm. (2,0 điểm). Ghi lại chỉ một chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?
A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào?
A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
B. Thời kì kháng chiến chống Pháp
C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
D. Những năm đầu thế kỉ XX
Câu 3: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Trong …… ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
A. văn xuôi; B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn; D. văn vần (thơ, ca dao)
Câu 4: Hãy chọn hai đáp án đúng trong bốn đáp án sau là câu bị động?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
C. Nhưng cũng có khi được cất giấu trong rương, trong hòm..
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được trưng bày.
Câu 5: Nối nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được hai câu văn đúng với nội dung của bài.
A
B

a) Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp đã có tác dụng
1. thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau.

b) Các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm được chọn lọc
2. thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương.


Câu 6: Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …
A. Liệt kê không tăng tiến; B. Liệt kê không theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến; D. Liệt kê theo từng cặp
Câu 7: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
B. Nói lên sự bí từ của người viết
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa kể ra hết của các thể điệu ca Huế
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
Câu 8: Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì?
A. Cách vận dụng các dẫn chứng
B. Cách giải thích
C. Điều cần giải thích
D. Cách sắp xếp các luận điểm
II. Tự luận
Câu 1: Ghi lại chính xác hai câu tục ngữ về con người và xã hội.
Câu 2: Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón dãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
(Ngữ văn 7, tập 2, trang 101)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cảnh Tuyên
Dung lượng: 60,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)