Thi học kì 1 vật lý 7
Chia sẻ bởi Nguễn Hùng |
Ngày 14/10/2018 |
177
Chia sẻ tài liệu: thi học kì 1 vật lý 7 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : VẬT LÝ 7
I. Trắc nghiệm (3đ)
Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi
A. điểm giao nhau của các tia phản xạ
B. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia tới
C. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ
D. điểm giao nhau của các tia tới
Đặt một vật trước gương phẳng cách gương 30cm, khoảng cách từ vật đó đến ảnh là bao nhiêu
A. 40cm B. 30cm C. 50cm D. 60cm
Đứng trên mặt đất trường hợp nào có nguyệt thực?
A.Ban ngày khi trái đất che khuất mặt trăng.
B.Ban đêm khi mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời do bị trái đất che khuất
C.Ban đêm nơi ta đứng không nhận được ánh sáng mặt trời.
D.Khi mặt trời che khuất mặt trăng không cho ánh sáng mặt trăng chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ
A.Hội tụ tại một điểm trước gương B. Hội tụ tại một điểm sau gương
C. Là chùm tia phân kì D. Tập trung lên trên bề mặt gương
Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 90o thì góc phản xạ là
A. 90o B. 45o C. 0o D. 60o
Độ to của âm phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ của môi trường truyền âm
B. Biên độ dao động
C. Tần số dao động
D. Kích thước của vật dao động
Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng
A. To B. bổng C. thấp D. bé
Câu nào sau đây là sai
A. Đơn vị của tần số Hz
B. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao
C. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm càng trầm
D. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to
Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá, thì ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là
A. dùi gõ B. dùi gõ và các thanh đá C. các thanh đá D. do lớp không khí xung quanh ta
Hãy chọn câu trả là sai
A. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí ban đầu (không dao động)
B. Biên độ dao động của dây đàn phụ thuộc vào độ to, nhỏ của dây đàn
C. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé
D. Đơn vị độ to của âm là dB
II. Tự luận (7đ)
Câu 1:Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng như hình vẽ. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương là 1200. Hãy tính góc phản xạ.
Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần.
Giải
Nhật thực xảy ra khi Trái Đất bị mặt trăng che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
Nhật thực toàn phần (Hay một phần) quan sát được ở chổ có bóng tối (Hay bóng nữa tối) của mặt trăng trên Trái Đất.
Câu 3:
a) Giải thích vì sao ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ
b) Vật màu đen có phải là vật sáng không? Vì sao ? Nếu không tại sao ta nhìn thấy vật màu đen
Câu 4: Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,2s
Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s
Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang
ĐS: a) d=340.1,2/2=204m ; b) d min =(340.1/15)/2=11,33m
Câu 5: Một ống bằng thép dài 25,5m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s
Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe hai tiếng
Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí
Nghe được hai tiếng vì có âm truyền trong thép và trong không khí đến tai, âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí
MÔN : VẬT LÝ 7
I. Trắc nghiệm (3đ)
Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi
A. điểm giao nhau của các tia phản xạ
B. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia tới
C. điểm giao nhau của các đường kéo dài của tia phản xạ
D. điểm giao nhau của các tia tới
Đặt một vật trước gương phẳng cách gương 30cm, khoảng cách từ vật đó đến ảnh là bao nhiêu
A. 40cm B. 30cm C. 50cm D. 60cm
Đứng trên mặt đất trường hợp nào có nguyệt thực?
A.Ban ngày khi trái đất che khuất mặt trăng.
B.Ban đêm khi mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời do bị trái đất che khuất
C.Ban đêm nơi ta đứng không nhận được ánh sáng mặt trời.
D.Khi mặt trời che khuất mặt trăng không cho ánh sáng mặt trăng chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
Nếu chiếu một chùm sáng song song đến gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ sẽ
A.Hội tụ tại một điểm trước gương B. Hội tụ tại một điểm sau gương
C. Là chùm tia phân kì D. Tập trung lên trên bề mặt gương
Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 90o thì góc phản xạ là
A. 90o B. 45o C. 0o D. 60o
Độ to của âm phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ của môi trường truyền âm
B. Biên độ dao động
C. Tần số dao động
D. Kích thước của vật dao động
Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng
A. To B. bổng C. thấp D. bé
Câu nào sau đây là sai
A. Đơn vị của tần số Hz
B. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao
C. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm càng trầm
D. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to
Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá, thì ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là
A. dùi gõ B. dùi gõ và các thanh đá C. các thanh đá D. do lớp không khí xung quanh ta
Hãy chọn câu trả là sai
A. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí ban đầu (không dao động)
B. Biên độ dao động của dây đàn phụ thuộc vào độ to, nhỏ của dây đàn
C. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé
D. Đơn vị độ to của âm là dB
II. Tự luận (7đ)
Câu 1:Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng như hình vẽ. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương là 1200. Hãy tính góc phản xạ.
Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần.
Giải
Nhật thực xảy ra khi Trái Đất bị mặt trăng che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
Nhật thực toàn phần (Hay một phần) quan sát được ở chổ có bóng tối (Hay bóng nữa tối) của mặt trăng trên Trái Đất.
Câu 3:
a) Giải thích vì sao ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ
b) Vật màu đen có phải là vật sáng không? Vì sao ? Nếu không tại sao ta nhìn thấy vật màu đen
Câu 4: Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,2s
Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s
Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang
ĐS: a) d=340.1,2/2=204m ; b) d min =(340.1/15)/2=11,33m
Câu 5: Một ống bằng thép dài 25,5m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s
Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe hai tiếng
Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí
Nghe được hai tiếng vì có âm truyền trong thép và trong không khí đến tai, âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguễn Hùng
Dung lượng: 20,67KB|
Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)