Thi HKII(Ngữ Văn7)-Đỗ Trang

Chia sẻ bởi Đỗ Thu Trang | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Thi HKII(Ngữ Văn7)-Đỗ Trang thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Phòng GD Tân Châu ĐỀ THI HỌC KÌ II – NH: 2009_ 2010
Trường THCS Lê Lợi MÔN: NGỮ VĂN 7 ( ĐỀ 1)
THỜI GIAN: 90 PHÚT

I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất (một câu đúng 0,5 điểm)
1. Ngôn ngữ của Va-ren trong tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” thuộc hình thức ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ đối thoại C. Ngôn ngữ biểu cảm
B. Ngôn ngữ độc thoại D. Ngôn ngữ miêu tả
2. Mục đích chính của việc sử dụng phép tương phản-tăng cấp của Phạm Duy Tốn trong “Sống chết mặc bay”?
Làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ.
Làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành.
Làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm: sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại.
Làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là sức người với một bên là sức trời, sức nước.
3. Về nghĩa, câu văn sau dùng phép liệt kê gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…”
A. Liệt kê không tăng tiến C. Liệt kê tăng tiến
B. Liệt kê không theo cặp D. Liệt kê theo cặp
4. Theo em, trong trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” Vì sao Thị Kính lại bị Sùng Bà đối xử thô bạo như vậy?
A. Vì Thị Kính có ý định giết chồng.
B. Vì Thị Kính là người phụ nữ lẳng lơ.
C. Vì gia đình Sùng Bà là gia đình giàu sang, quyền quý; Thị Kính là “con nhà cua ốc” nghèo hèn.
D. Vì Thị Kính là người con dâu hèn hạ, xấu xa.
5. Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang?
A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên doanh.
D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
6. Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì?
A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó.
B. Là việc nêu lên vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người.
C. Là việc nêu ra cách thức thực hiện một công việc nào đó.
D. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ…
II. Tự luận: (7 điểm)
7. a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động? (1đ)
b) Đặt một câu chủ động và chuyển thành câu bị động tương ứng? (1đ)
8. Tập làm văn:(5 điểm)
Hoài Thanh có nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.”
Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
Phòng GD: Tân Châu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường: THCS Lê Lợi Độc lập_ Tự do_ Hạnh phúc

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II – NH: 2009_ 2010
MÔN: NGỮ VĂN 7 ( ĐỀ 1)
THỜI GIAN: 90 PHÚT

I.Trắc nghiệm: (3 điểm) (Một câu đúng 0,5 điểm)
1 _ B 2 _ C 3 _ A 4 _ C 5 _ B 6 _ D
II. Tự luận: (7 điểm)
7. a) Định nghĩa câu chủ động (0,5 đ): là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
_ Định nghĩa câu bị động (0,5 đ): là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
b) Cho ví dụ câu chủ động đúng (0,5 đ)
Chuyển sang câu bị động đúng (0,5 đ)
8. Tập làm văn: (5 điểm)
Mở bài: (0.5 điểm)
Nêu ý kiến của Hoài Thanh.
Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó.
Thân bài: (4 điểm)
* Giải thích vấn đề: (2 điểm)
_ Ta là ai? (Ta là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thu Trang
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)