THI GIỮA HK1 6,7,9

Chia sẻ bởi Phạm Thị Trước | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: THI GIỮA HK1 6,7,9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC : 2007-2008
=== ( ( === MÔN : NGỮ VĂN – 6
Thời gian làm bài : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề )

Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách



Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………



I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm )
Học sinh khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu 0,25 đ)
1. Truyền thuyết là :
A. Một loại truyện kể dân gian có nhiều chi tiết hoang đường, kỳ ảo hấp dẫn người đọc.
B. Một loại truyện kể về các sự kiện lịch sử & các nhân vật lịch sử thời quá khứ, có thái độ của
nhân dân.
C. Một loại truyện kể lại một cách nghệ thuật về hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.
D. Một loại truyện kể dân gian kể về các sự kiện & nhân vật lịch sử theo cách đánh giá của
nhân dân, có chi tiết kỳ ảo.
2. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung & ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” ?
A. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
B. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết anh em của tất cả các dân tộc Việt Nam.
D. Giải thích sự hình thành nước Văn Lang & triều đại Hùng Vương.
3. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? (Bánh chưng, bánh giầy)
A. Đất nước yên ổn, vua đã già nên muốn truyền ngôi.
B. Các người con muốn lên ngôi thay cha.
C. Vua đã già muốn được nghỉ ngơi.
D. Có ngoại xâm, vua đã già không đánh được giặc nên muốn truyền ngôi.
4. Từ là gì ?
A. Là tiếng có một âm tiết.
B. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
C. Là các từ đơn & từ ghép.
D. Là các từ ghép & từ láy.
5. Các từ: bánh chưng, bánh giầy, nem công, chả phượng, sơn hào, hải vị thuộc loại từ nào ?
A. Từ đơn C. Từ ghép
B. Từ láy D. Vừa từ ghép vừa từ láy.
6. Truyện “Thánh Gióng” thuộc phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả C. Tự sự
B. Biểu cảm D. Nghị luận
7. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết kỳ ảo ?
A. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai.
B. Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
C. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười.
D. Bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé.


8. Dòng nào sau đây nói đúng về truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
A. Truyền thuyết ca ngợi công lao dựng nước, chế ngự thiên tai của các vua Hùng.
B. Thần thoại kể về các vị thần & cuộc chiến tranh giữa họ.
C. Cổ tích giải thích nguồn gốc hiện tượng bão lụt.
D. Truyền thuyết giới thiệu thần núi & thần nước.
9. Đâu là yếu tố có thể lược bỏ khi kể về nhân vật tự sự ?
A. Gọi tên, đặt tên. C. Giới thiệu lai lịch, tài năng.
B. Kể việc làm. D. Miêu tả hình dáng, chân dung.
10. Đâu là sự việc khởi đầu trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
A. Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn.
B. Vua Hùng muốn kén cho con gái một người chồng.
C. Vua Hùng ra điều kiện chọn con rể.
D. Vua Hùng cho Sơn Tinh đón con gái về núi.
11. Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm từ khi nào ?
A. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa. C. Khi Lê Thận kéo lưới được lưỡi gươm.
B. Khi Lê lợi trả gươm lại cho Rùa Vàng. D. Khi Lê Lợi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Trước
Dung lượng: 121,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)