THI CỜ VUA (BÀI 1 ĐẾN BÀI 9)
Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh |
Ngày 09/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: THI CỜ VUA (BÀI 1 ĐẾN BÀI 9) thuộc Toán học 3
Nội dung tài liệu:
NGHIÊN CỨU KĨ TRANG NẦY TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO VIỆC
BIỆN PHÁP SƯ PHẠM TRONG BỒI DƯỠNG CỜ VUA CHO HS
Thực tiễn thi đấu cờ vua : Rất nhiều em không nắm được những điều sơ đẳng về lí thuyết nên chất lượng thi đấu rất kém. Nhiều em có khả năng thắng nhưng không biết cách đi nên phải chấp nhận hòa.
GViên bồi dưỡng cờ vua thường chỉ chia cặp cho học sinh đánh cờ với nhau, tự học hỏi nhau kiểu "cơm chấm cơm". Trong khi đó, sách dạy đánh cờ Vua không thiếu nhưng nhiều người mua sách cờ về rồi bỏ phí vì thiếu một sự hướng dẫn rất cần thiết ban đầu. Làm thế nào để học sinh tự cầm cờ đi đúng theo các nước trong sách dạy đánh cờ như sau đây là việc bồi dưỡng đã có dấu hiệu ban đầu của thắng lợi, lúc đó sách trở thành huấn luyện viên trưởng của học sinh, sách là nguồn tri thức :
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4.c3 (nước đi hợp lí vì tăng cường sức mạnh cho trung tâm) 4....Mf6 5.0-0 0-0? (Thật sai lầm. Phải ăn ngay Chốt e4 của bên Trắng để làm chủ khu trung tâm) 6. d4 ed 7.cd Tb6 8.e5 (chơi d5 hay hơn là e5) 8. ...Me8? (nếu đi Me4 thì bên Trắng sẽ đi 9.Td5, đen mất Mã) 9. d5 Me7 10.d6 cd 11. ed Mc6 12. Tg5 Mf6 . (đến đây, những vi phạm về nguyên tắc ra quân của bên Đen bắt đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng...)
Có thể nói, GV chúng ta chưa ai có thể tự bồi dưỡng cho học sinh được như đoạn nêu trên của sách dạy đánh cờ. Vấn đề là làm thế nào để học sinh sử dụng được sách? Hoàn toàn có thể, nếu thực hiện đúng 12 bài nầy.
Người viết tài liệu nầy trước đây nhờ nghiên cứu sách chỉ trong vài năm mà tiến bộ vượt bậc và đã đạt giải "Vô địch Cờ tướng" huyện Duy Xuyên năm 1990 do Huyện Đoàn Duy Xuyên tổ chức. Sách chứa đựng vô số điều hay. Đi đánh "cờ làng" cả năm không tiến bộ bằng xem vài chương sách. Nhưng sách không thể thay GV về Ph.pháp sư phạm và năng lực tổ chức "sự đồng bộ" của HS trong lúc tập huấn.
Tài liệu nầy không nhằm chép lại sách giúp cho các trường mà chủ yếu là muốn nêu lên các cách thức bồi dưỡng để rồi qua khoảng 10 bài, HS có thể tự mình nghiên cứu trực tiếp trên sách, học đánh cờ theo sách. Có đi cờ theo sách thì mới có sự tiến bộ vượt bậc trong một thời gian ngắn.
Tài liệu nầy viết cho GV sử dụng bồi dưỡng cùng một lúc cho hàng chục em chưa biết đọc các nước đi theo sách và chưa quen đi cờ theo sách. Mỗi em có một bàn cờ riêng, hoạt động theo sự điều khiển của GV bồi dưỡng... . Mỗi hs tham gia tập luyện phải có một vở ô li để dễ kẻ hình ván cờ và ghi bài tập. GV bồi dưỡng (HLV) nên có một trong các sách như: “Cờ vua cho trẻ em” , “Nước đi đầu tiên của bạn”... để tham khảo thêm các bài tập tương tự và vận dụng cách trình bày tài liệu nầy để bồi dưỡng nhiều vấn đề khác trong khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc. Biết rằng không có ván cờ nào giống ván cờ nào, nhưng nắm được những cách thức ra quân, tranh tiên, đặt bẫy bắt Xe, bắt Hậu, chiếu rút, chiếu hết...trong sách cờ sẽ giúp học sinh "lập thế", vận dụng để đánh thắng.
Mỗi tuần ghi một vài thế cờ ra bàn cờ , dán lên bảng thông báo để nhiều hs tham gia thì mới tạo thành phong trào, trong số đó sẽ có những Nguyễn Ngọc Trường Sơn cho mà xem!
Có những việc có vẻ khó đối với người lớn nhưng lại không khó với đầu óc của học sinh. Hãy áp dụng có phương pháp sư phạm sẽ có kết quả tốt.
Bài 1: BÀN CỜ - TẬP NÊU TÊN CÁC Ô TRÊN BÀN CỜ :
+ Muốn đánh cờ theo sách, người đánh cờ phải nêu được ngay tên từng ô cờ trên bàn cờ.
+ Mỗi ô cờ được kí hiệu bằng một bằng chữ của cột dọc và một số của hàng ngang
Bài tập: Chỉ từng ô để hs nêu tên của tất cả 64 ô trên bàn cờ. Trước hết gọi theo từng cột, dựa vào ô đã có toạ độ để suy ra tên ô còn trống. Ví dụ: a1,a2, a3, a4 ... a8; b1,b2,... Sau đó nêu tên từng ô theo hàng ngang : a1,b1,...h1 ; a2... Sau đó nêu nhanh tên các ô chưa có sẵn tên ... Sau đó chỉ các đường chéo để nêu tên từng ô.
BIỆN PHÁP SƯ PHẠM TRONG BỒI DƯỠNG CỜ VUA CHO HS
Thực tiễn thi đấu cờ vua : Rất nhiều em không nắm được những điều sơ đẳng về lí thuyết nên chất lượng thi đấu rất kém. Nhiều em có khả năng thắng nhưng không biết cách đi nên phải chấp nhận hòa.
GViên bồi dưỡng cờ vua thường chỉ chia cặp cho học sinh đánh cờ với nhau, tự học hỏi nhau kiểu "cơm chấm cơm". Trong khi đó, sách dạy đánh cờ Vua không thiếu nhưng nhiều người mua sách cờ về rồi bỏ phí vì thiếu một sự hướng dẫn rất cần thiết ban đầu. Làm thế nào để học sinh tự cầm cờ đi đúng theo các nước trong sách dạy đánh cờ như sau đây là việc bồi dưỡng đã có dấu hiệu ban đầu của thắng lợi, lúc đó sách trở thành huấn luyện viên trưởng của học sinh, sách là nguồn tri thức :
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4.c3 (nước đi hợp lí vì tăng cường sức mạnh cho trung tâm) 4....Mf6 5.0-0 0-0? (Thật sai lầm. Phải ăn ngay Chốt e4 của bên Trắng để làm chủ khu trung tâm) 6. d4 ed 7.cd Tb6 8.e5 (chơi d5 hay hơn là e5) 8. ...Me8? (nếu đi Me4 thì bên Trắng sẽ đi 9.Td5, đen mất Mã) 9. d5 Me7 10.d6 cd 11. ed Mc6 12. Tg5 Mf6 . (đến đây, những vi phạm về nguyên tắc ra quân của bên Đen bắt đầu gây ra hậu quả nghiêm trọng...)
Có thể nói, GV chúng ta chưa ai có thể tự bồi dưỡng cho học sinh được như đoạn nêu trên của sách dạy đánh cờ. Vấn đề là làm thế nào để học sinh sử dụng được sách? Hoàn toàn có thể, nếu thực hiện đúng 12 bài nầy.
Người viết tài liệu nầy trước đây nhờ nghiên cứu sách chỉ trong vài năm mà tiến bộ vượt bậc và đã đạt giải "Vô địch Cờ tướng" huyện Duy Xuyên năm 1990 do Huyện Đoàn Duy Xuyên tổ chức. Sách chứa đựng vô số điều hay. Đi đánh "cờ làng" cả năm không tiến bộ bằng xem vài chương sách. Nhưng sách không thể thay GV về Ph.pháp sư phạm và năng lực tổ chức "sự đồng bộ" của HS trong lúc tập huấn.
Tài liệu nầy không nhằm chép lại sách giúp cho các trường mà chủ yếu là muốn nêu lên các cách thức bồi dưỡng để rồi qua khoảng 10 bài, HS có thể tự mình nghiên cứu trực tiếp trên sách, học đánh cờ theo sách. Có đi cờ theo sách thì mới có sự tiến bộ vượt bậc trong một thời gian ngắn.
Tài liệu nầy viết cho GV sử dụng bồi dưỡng cùng một lúc cho hàng chục em chưa biết đọc các nước đi theo sách và chưa quen đi cờ theo sách. Mỗi em có một bàn cờ riêng, hoạt động theo sự điều khiển của GV bồi dưỡng... . Mỗi hs tham gia tập luyện phải có một vở ô li để dễ kẻ hình ván cờ và ghi bài tập. GV bồi dưỡng (HLV) nên có một trong các sách như: “Cờ vua cho trẻ em” , “Nước đi đầu tiên của bạn”... để tham khảo thêm các bài tập tương tự và vận dụng cách trình bày tài liệu nầy để bồi dưỡng nhiều vấn đề khác trong khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc. Biết rằng không có ván cờ nào giống ván cờ nào, nhưng nắm được những cách thức ra quân, tranh tiên, đặt bẫy bắt Xe, bắt Hậu, chiếu rút, chiếu hết...trong sách cờ sẽ giúp học sinh "lập thế", vận dụng để đánh thắng.
Mỗi tuần ghi một vài thế cờ ra bàn cờ , dán lên bảng thông báo để nhiều hs tham gia thì mới tạo thành phong trào, trong số đó sẽ có những Nguyễn Ngọc Trường Sơn cho mà xem!
Có những việc có vẻ khó đối với người lớn nhưng lại không khó với đầu óc của học sinh. Hãy áp dụng có phương pháp sư phạm sẽ có kết quả tốt.
Bài 1: BÀN CỜ - TẬP NÊU TÊN CÁC Ô TRÊN BÀN CỜ :
+ Muốn đánh cờ theo sách, người đánh cờ phải nêu được ngay tên từng ô cờ trên bàn cờ.
+ Mỗi ô cờ được kí hiệu bằng một bằng chữ của cột dọc và một số của hàng ngang
Bài tập: Chỉ từng ô để hs nêu tên của tất cả 64 ô trên bàn cờ. Trước hết gọi theo từng cột, dựa vào ô đã có toạ độ để suy ra tên ô còn trống. Ví dụ: a1,a2, a3, a4 ... a8; b1,b2,... Sau đó nêu tên từng ô theo hàng ngang : a1,b1,...h1 ; a2... Sau đó nêu nhanh tên các ô chưa có sẵn tên ... Sau đó chỉ các đường chéo để nêu tên từng ô.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 631,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)