THI CHỌN HSG 9
Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong |
Ngày 15/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: THI CHỌN HSG 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 29/ 12/ 2015
Ngày giảng: 30/ 12/ 2015 Buổi dạy: 07
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố kiến thức cơ bản về ứng dụng di truyền học .
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, phân tích và đánh giá đề thi; kỹ năng ghi nhớ, tái hiện và kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức đã học.
- Đánh giá chất lượng dạy học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Đề kiểm tra (photo kèm theo)
- Giấy thi.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC.
1. Luyện đề.
Câu 1:
1. Các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen như thế nào so với cơ thể gốc? Giải thích?
2. Trình bày quy trình nhân giống mía nhờ công nghệ tế bào? Ý nghĩa của phương pháp này?
Câu 2:
Nhà ông B có một đàn gà Ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con gà mái để làm giống.
a. Trong sinh học gọi phép lai trên là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào ?
b. Người ta khuyên ông B nên thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không ? Tại sao ? Phép lai này tên là gì ?
Câu 3:
Ở nước ta, các nhà chọn giống đã tạo được con lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa và bò đực Honsten Hà Lan chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ 4 – 5%.
a. Hãy giải thích sự biểu hiện của F1 trên bằng cơ sở di truyền học ?
b. Có nên sử dụng con lai F1 làm giống không ? Vì sao ?
Câu 4:
1. Giao phối gần là gì? Hậu quả của giao phối gần đến kiểu gen và kiểu hình ? Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gần ?
2. Tại sao sau khi tạo được con lai kinh tế có ưu thế lai cao người ta không nhân giống
thuần để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng của giống mà lại đem nuôi thương phẩm ? Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì ?
Câu 5:
1. Thế hệ ban đầu của một giống cây trồng (Io) có tỷ lệ các kiểu gen như sau : 0.7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì ở thế hệ I4 tỷ lệ các kiểu gen sẽ thế nào ?
2. Một loài thực vật tự thụ phấn, sau 3 thế hệ người ta thống kê được tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể như sau : 0,525 AA : 0,05 Aa : 0,425 aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể đó ở thế hệ xuất phát ?
3. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Cho lai hai dòng đậu thuần chủng hạt vàng, nhăn với hạt xanh, trơn được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2. Tách riêng các hạt đậu vàng, trơn F2 đem gieo. Hãy xác định tỷ lệ hạt đậu xanh, nhăn và tỷ lệ hạt đậu vàng, trơn thu được ở F3 ?
Câu 6:
1. ADN tái tổ hợp là gì ? Vai trò của ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen ? Nêu các khâu trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp ?
2. Trình bày mối liên hệ giữa công nghệ gen và công nghệ tế bào trong tạo giống động vật biến đổi gen ?
2. Chữa bài.
Câu 1:
1. Các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen giống với cơ thể gốc. Vì : trong công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể gôc rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, sau đó dùng hoocmôn sinh trưởng để kích thích mô sẹo thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh, nên tế bào chỉ thực hiện quá trình nguyên phân, do vậy kiểu gen không thay đổi.
2. Quy trình nhân giống mía nhờ công nghệ tế bào :
- Cắt lá non thành nhiều mẩu nhỏ rồi đưa vào nuôi cấy trên môi trường nhân tạo thích hợp để tạo mô sẹo.
- Dùng hoocmôn kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo thành cây hoàn chỉnh.
- Chuyển cây con ra ươm trong nhà lưới rồi sau đó đưa cây con ra trồng trên đồng ruộng.
=> Ý nghĩa của phương pháp này là:
+ Tăng nhanh
Ngày giảng: 30/ 12/ 2015 Buổi dạy: 07
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố kiến thức cơ bản về ứng dụng di truyền học .
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, phân tích và đánh giá đề thi; kỹ năng ghi nhớ, tái hiện và kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức đã học.
- Đánh giá chất lượng dạy học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Đề kiểm tra (photo kèm theo)
- Giấy thi.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC.
1. Luyện đề.
Câu 1:
1. Các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen như thế nào so với cơ thể gốc? Giải thích?
2. Trình bày quy trình nhân giống mía nhờ công nghệ tế bào? Ý nghĩa của phương pháp này?
Câu 2:
Nhà ông B có một đàn gà Ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con gà mái để làm giống.
a. Trong sinh học gọi phép lai trên là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào ?
b. Người ta khuyên ông B nên thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không ? Tại sao ? Phép lai này tên là gì ?
Câu 3:
Ở nước ta, các nhà chọn giống đã tạo được con lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa và bò đực Honsten Hà Lan chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ 4 – 5%.
a. Hãy giải thích sự biểu hiện của F1 trên bằng cơ sở di truyền học ?
b. Có nên sử dụng con lai F1 làm giống không ? Vì sao ?
Câu 4:
1. Giao phối gần là gì? Hậu quả của giao phối gần đến kiểu gen và kiểu hình ? Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gần ?
2. Tại sao sau khi tạo được con lai kinh tế có ưu thế lai cao người ta không nhân giống
thuần để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng của giống mà lại đem nuôi thương phẩm ? Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì ?
Câu 5:
1. Thế hệ ban đầu của một giống cây trồng (Io) có tỷ lệ các kiểu gen như sau : 0.7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì ở thế hệ I4 tỷ lệ các kiểu gen sẽ thế nào ?
2. Một loài thực vật tự thụ phấn, sau 3 thế hệ người ta thống kê được tỷ lệ các kiểu gen trong quần thể như sau : 0,525 AA : 0,05 Aa : 0,425 aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể đó ở thế hệ xuất phát ?
3. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Cho lai hai dòng đậu thuần chủng hạt vàng, nhăn với hạt xanh, trơn được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2. Tách riêng các hạt đậu vàng, trơn F2 đem gieo. Hãy xác định tỷ lệ hạt đậu xanh, nhăn và tỷ lệ hạt đậu vàng, trơn thu được ở F3 ?
Câu 6:
1. ADN tái tổ hợp là gì ? Vai trò của ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen ? Nêu các khâu trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp ?
2. Trình bày mối liên hệ giữa công nghệ gen và công nghệ tế bào trong tạo giống động vật biến đổi gen ?
2. Chữa bài.
Câu 1:
1. Các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen giống với cơ thể gốc. Vì : trong công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể gôc rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, sau đó dùng hoocmôn sinh trưởng để kích thích mô sẹo thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh, nên tế bào chỉ thực hiện quá trình nguyên phân, do vậy kiểu gen không thay đổi.
2. Quy trình nhân giống mía nhờ công nghệ tế bào :
- Cắt lá non thành nhiều mẩu nhỏ rồi đưa vào nuôi cấy trên môi trường nhân tạo thích hợp để tạo mô sẹo.
- Dùng hoocmôn kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo thành cây hoàn chỉnh.
- Chuyển cây con ra ươm trong nhà lưới rồi sau đó đưa cây con ra trồng trên đồng ruộng.
=> Ý nghĩa của phương pháp này là:
+ Tăng nhanh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 186,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)