THI CHỌN HSG 9

Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong | Ngày 15/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: THI CHỌN HSG 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


Ngày soạn: 05/01/2016
Ngày giảng: 06/01/2016 Buổi dạy: 08

KIỂM TRA TỔNG HỢP
I – MỤC TIÊU:
- Đánh giá chất lượng học sinh, rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ năng phân tích và đánh giá đề thi, kỹ năng ghi nhớ - tái hiện => phát hiện thế mạnh và điểm yếu của từng HS trong các chủ đề để có phương án hỗ trợ, điểu chỉnh.
II – NỘI DUNG:
- Đề tự luận dựa theo cấu trúc của đề thi HSG tỉnh.
- Các vấn đề bao quát: Di truyền và biến dị. Gổm:
+ Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
+ NST và di truyền tế bào.
+ ADN và cơ chế di truyền phân tử.
+ Biến dị.
+ Di truyền học người.
+ Ứng dụng di truyền học.
- Mức độ nhận thức:
+ Nhận biết: 10%
+ Thông hiểu: 40%
+ Vận dụng: 50%
III – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Đề thi (photo kèm theo).
- Đáp án (photo kèm theo).
- Giấy thi.
IV – ĐỀ THI:
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Menđen đã đưa ra những giả thuyết nào để giải thích kết quả thí nghiệm của mình? Các giả thuyết đó được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào?
2. Bằng phương pháp nào Moocgan đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết? Ý nghĩa của quy luật di truyền liên kết?
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Mỗi chu kỳ tế bào gồm những kì chủ yếu nào? Tính chất đặc trưng của bộ NST được biểu hiện ở kì nào trong chu kì tế bào?
2. Vì sao hai tế bào con được tạo ra qua nguyên phân lại có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ?
3. Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội?
Câu 3 (5,0 điểm):
1. Một tế bào chứa ba cặp gen là Aa, Bb, Dd. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào này và kiểu di truyền chi phối các kiểu gen đó? Biết rằng các gen nằm trên NST thường và không quan tâm tới trật tự của các gen?
2. Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa đỏ. Hãy xác định kiểu gen của cây F1 và cây lai với nó. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Câu 4 (2,5 điểm):
1. Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN có tính đa dạng và đặc thù? Vì sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
2. Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN?
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Vì sao đột biến di truyền được qua các thế hệ còn thường biến thì không di truyền được?
2. Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 6 (2,5 điểm):
1. Giao phối cận huyết là gì? Nói giao phối cận huyết chắc chắn gây ra hiện tượng thoái hóa giống là đúng hay sai?
2. Trong chọn giống người ta thường sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
3. Nêu các biểu hiện của trẻ mắc hội chứng Đao? Trình bày cơ chế di truyền của hội chứng này trong trường hợp bố giảm phân bình thường?
Câu 7 (3,0 điểm):
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số đợt bằng nhau. Tất cả các tế bào con được tạo thành đều chuyển sang vùng chín giảm phân bình thường tạo ra 1280 giao tử. Trong quá trình đó, đã có 14592 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. Tỷ lệ trứng được thụ tinh chiếm 6,25% trên tổng số trứng được tạo ra.
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái?
b. Xác định bộ NST 2n của loài và số hợp tử được tạo thành?
V – ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(Trang bên)

Câu
Nội dung
Điểm

1.
1. Menđen đã đưa ra những giả thuyết nào để giải thích kết quả thí nghiệm của mình? Các giả thuyết đó được sinh học hiện đại xác nhận như thế nào?
2. Bằng phương pháp nào Moocgan đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết? Ý nghĩa của quy luật di truyền liên kết?
2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 175,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)