THI CHỌN HSG 9

Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong | Ngày 15/10/2018 | 82

Chia sẻ tài liệu: THI CHỌN HSG 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ... ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017
Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
Câu 1 (4,0 điểm):
1). Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phiên mã - tổng hợp ARN với quá trình tự nhân đôi ADN?
2). Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào? Do yếu tố nào quy định? Cấu trúc đặc thù của prôtêin sẽ bị thay đổi trong trường hợp nào?
3). Trong các mỗi quan hệ sau, hãy cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn? Vì sao?
- Một gen quy định một tính trạng.
- Một gen quy định một enzim/ prêtêin.
- Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Câu 2 (3,0 điểm):
1). Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai cặp tính trạng thì sẽ thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9: 3: 3: 1?
2). Dùng sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp?
Câu 3 (3,0 điểm):
1). Thế nào là đột biến điểm? Các dạng đột biến điểm ảnh hưởng như thế nào đến số liên kết hiđrô của gen sau đột biến?
2). Giá trị của các đột biến gen sẽ thay đổi tùy thuộc vào yếu tố nào? Tại sao nói, đa số đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 4 (2,0 điểm):
1). Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể?
2). Từ 2 tinh bào bậc 1 đều có cùng kiểu gen AaBbDD thông qua giảm phân bình thường sẽ sinh ra những loại giao tử nào với tỷ lệ bằng bao nhiêu?
Câu 5 (4,0 điểm):
Lai 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. Biết rằng, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường, không có đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng.
a). Giải thích và viết sơ đồ lai từ P → F2?
b). Cho cây F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1: 2: 1. Xác định kiểu gen của cây đem lai với cây F1?
Câu 6 (4,0 điểm):
1). Một gen có 3450 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa A và một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A gấp 2 lần số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen và số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 của gen?
2). Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 66. 10-13 g, qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 66. 10-13g. Hãy cho biết tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? Nêu cách để kiểm chứng nhận định trên?
---------------------------- Hết ---------------------------
Họ và tên thí sinh: ................................................................ Số báo danh: .......................

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: SINH HỌC 9
Câu
Nội dung
Điểm

1.
1). Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phiên mã tổng hợp ARN với quá trình tự nhân đôi ADN?
2). Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào? Do yếu tố nào quy định? Cấu trúc đặc thù của prôtêin sẽ bị thay đổi trong trường hợp nào?
3). Trong các mỗi quan hệ sau, hãy cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn? Vì sao?
- Một gen quy định một tính trạng.
- Một gen quy định một enzim/ prêtêin.
- Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
4.0

1
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phiên mã và quá trình tự nhân đôi ADN :
Tiêu chí so sánh.
Nhân đôi ADN
Phiên mã

Mạch khuôn.
- 2 mạch của ADN mẹ.
- Mạch mã gốc của gen.

Nguyên liệu.
- Nu tự do loại A, T, G
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 165,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)