THI CHỌN HSG 9
Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong |
Ngày 15/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: THI CHỌN HSG 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG DỰ THI CẤP TỈNH
Môn: Sinh học 9.
Câu
Nội dung
Điểm
1.
1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN?
2. Ở sinh vật nhân thực, những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
3. Nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nếu trong quá trình nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp mARN, nguyên tắc đó không được đảm bảo thì trường hợp nào là nghiêm trọng hơn?
4,0
1.
- Thành phần nguyên tố : C, H, O, N, P.
- Nguyên tắc cấu tạo : Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại).
- Mỗi nuclêôtit (nu) được cấu tạo từ 3 thành phần : một phân tử axit photphoric, một phân tử đường C5H10O4 và một bazơnitơ trong 4 loại (Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin).
- Các nu liên kết với nhau theo một trình tự xác định nhờ các cầu nối photphodieste giữa đường 5C của nu này và nhóm photphat của nu kế tiếp tạo thành chuỗ pôlinu.
- Mỗi phân tử ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlinu xoắn song song và ngược chiều, trong đó các bazơnitơ của các nu đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
- Ở một số virut có ADN mạch đơn hở hoặc vòng. ADN – NST có dạng mạch kép hở, ADN vi khuẩn và ADN ngoài nhân mạch kép vòng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2.
- Những trường hợp gen không tạo thành cặp alen là :
+ Gen nằm trên vùng không tương đồng của cặp NST giới tính.
+ Gen ngoài nhân (gen trong ty thể, lục lạp).
+ Gen trong nhân của thể đơn bội (Rêu, dương xỉ, ong đực, ...), giao tử của thể lưỡng bội.
+ Gen trên NST bị đột biến dạng thể một nhiễm, thể một nhiễm kép.
+ Gen trên NST bị đột biến mất đoạn chứa alen tương ứng ở một trong 2 chiếc của cặp NST tương đồng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3.
- Nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là : Nguyên tắc bổ sung.
- Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN sẽ làm phát sinh gen đột biến gây rối loạn quá trình tổng hợp protein. Thông qua cơ chế nhân đôi ADN và quá trình sinh sản, gen đột biến sẽ được nhân lên và phát tán trong cơ thể, quần thể → Do đó, trường hợp này nghiêm trọng hơn.
Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã sẽ tổng hợp ra mARN có trình tự thông tin di truyền bất thường làm sai lệch thông tin di truyền mã hóa protein do gen quy đinh. Tuy nhiên, do gen vẫn bình thường và sau dịch mã mARN sẽ bị hủy nên các rối loạn chỉ xảy ra cục bộ ở một giai đoạn nào đó, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tế bào và cơ thể, không di truyền được.
* Lưu ý : Nếu HS chỉ xác định được trường hợp nào nguy hiểm hơn mà không giải thích được thì cho 0,25. Những lý giải chưa chặt chẽ, tùy trường hợp để cho điểm.
0,25
0,5
0,5
2.
1. Nêu diễn biến của thoi phân bào, màng nhân và nhân con trong quá trình nguyên phân? Nêu ý nghĩa của các diễn biến đó?
2. Trình bày các hoạt động di truyền bình thường của một cặp NST tương đồng?
3.0
1.
- Hoạt động của thoi phân bào, màng nhân và nhân con trong nguyên phân :
+ Ở kì dầu : Thoi phân bào dần được hình thành, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
+ Ở kì giữa và kì sau : thoi phân bào hoàn chỉnh cấu trúc và tham gia vào hoạt động phân chia NST về 2 cực của tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến hoàn toàn.
+ Ở kì cuối : Sau khi hoàn tất phân chia NST, màng nhân và nhân con hình thành, thoi phân bào tiêu biến.
- Ý nghĩa :
+ Sự xuất hiện của thoi phân bào ở kì đầu và tiêu biến ở kì cuối thể hiện chức năng của thoi phân bào là phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con. Nếu có bất thường trong hoạt động của
Môn: Sinh học 9.
Câu
Nội dung
Điểm
1.
1. Trình bày cấu tạo hóa học của ADN?
2. Ở sinh vật nhân thực, những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
3. Nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nếu trong quá trình nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp mARN, nguyên tắc đó không được đảm bảo thì trường hợp nào là nghiêm trọng hơn?
4,0
1.
- Thành phần nguyên tố : C, H, O, N, P.
- Nguyên tắc cấu tạo : Nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại).
- Mỗi nuclêôtit (nu) được cấu tạo từ 3 thành phần : một phân tử axit photphoric, một phân tử đường C5H10O4 và một bazơnitơ trong 4 loại (Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin).
- Các nu liên kết với nhau theo một trình tự xác định nhờ các cầu nối photphodieste giữa đường 5C của nu này và nhóm photphat của nu kế tiếp tạo thành chuỗ pôlinu.
- Mỗi phân tử ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlinu xoắn song song và ngược chiều, trong đó các bazơnitơ của các nu đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
- Ở một số virut có ADN mạch đơn hở hoặc vòng. ADN – NST có dạng mạch kép hở, ADN vi khuẩn và ADN ngoài nhân mạch kép vòng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2.
- Những trường hợp gen không tạo thành cặp alen là :
+ Gen nằm trên vùng không tương đồng của cặp NST giới tính.
+ Gen ngoài nhân (gen trong ty thể, lục lạp).
+ Gen trong nhân của thể đơn bội (Rêu, dương xỉ, ong đực, ...), giao tử của thể lưỡng bội.
+ Gen trên NST bị đột biến dạng thể một nhiễm, thể một nhiễm kép.
+ Gen trên NST bị đột biến mất đoạn chứa alen tương ứng ở một trong 2 chiếc của cặp NST tương đồng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3.
- Nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là : Nguyên tắc bổ sung.
- Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN sẽ làm phát sinh gen đột biến gây rối loạn quá trình tổng hợp protein. Thông qua cơ chế nhân đôi ADN và quá trình sinh sản, gen đột biến sẽ được nhân lên và phát tán trong cơ thể, quần thể → Do đó, trường hợp này nghiêm trọng hơn.
Nếu vi phạm nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã sẽ tổng hợp ra mARN có trình tự thông tin di truyền bất thường làm sai lệch thông tin di truyền mã hóa protein do gen quy đinh. Tuy nhiên, do gen vẫn bình thường và sau dịch mã mARN sẽ bị hủy nên các rối loạn chỉ xảy ra cục bộ ở một giai đoạn nào đó, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tế bào và cơ thể, không di truyền được.
* Lưu ý : Nếu HS chỉ xác định được trường hợp nào nguy hiểm hơn mà không giải thích được thì cho 0,25. Những lý giải chưa chặt chẽ, tùy trường hợp để cho điểm.
0,25
0,5
0,5
2.
1. Nêu diễn biến của thoi phân bào, màng nhân và nhân con trong quá trình nguyên phân? Nêu ý nghĩa của các diễn biến đó?
2. Trình bày các hoạt động di truyền bình thường của một cặp NST tương đồng?
3.0
1.
- Hoạt động của thoi phân bào, màng nhân và nhân con trong nguyên phân :
+ Ở kì dầu : Thoi phân bào dần được hình thành, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
+ Ở kì giữa và kì sau : thoi phân bào hoàn chỉnh cấu trúc và tham gia vào hoạt động phân chia NST về 2 cực của tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến hoàn toàn.
+ Ở kì cuối : Sau khi hoàn tất phân chia NST, màng nhân và nhân con hình thành, thoi phân bào tiêu biến.
- Ý nghĩa :
+ Sự xuất hiện của thoi phân bào ở kì đầu và tiêu biến ở kì cuối thể hiện chức năng của thoi phân bào là phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con. Nếu có bất thường trong hoạt động của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 114,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)