Thấy gì qua cách ra đề văn dạng mở của Trung Quốc 2 năm gần đây

Chia sẻ bởi Trần Quốc Thường | Ngày 12/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: Thấy gì qua cách ra đề văn dạng mở của Trung Quốc 2 năm gần đây thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 11 năm 2009
Kính gửi các đồng nghiệp.

Tôi viết bài này có tính tổng hợp trên cơ sở tham khảo một số ý kiến gần đây của các tác giả khác, xin mời các đồng chí cùng tham khảo.

Thấy gì qua cách ra đề của người Trung Quốc 2 năm gần đây?
Người Trung Quốc ra đề không rập khuôn, cứng nhắc. Không như ta học gì thì ra đề, thi nấy. Cuối năm thi TN, CĐ ĐH luôn có hạn chế chương trình: “Chủ yếu kiến thức nằm ở lớp cuối cấp” bài nào chưa học thì không được ra đề vào bài đó. Giáo viên nào ra đề ngoài các văn bản đã học sẽ bị khiển trách, kỉ luật, học sinh có khi ghi cả vào bài làm của mình câu: bài này em chưa đ ược học. Quay đi quẩn lại chỉ có mấy văn bản đã học mà khai thác, mấy kiểu bài quen thuộc mà làm, thật là nhàm chán. Dạng đề “truyền thống” thường kèm theo những “mệnh lệnh”, gợi dẫn về thao tác lập luận như: “hãy chứng minh…”, ( hãy làm sáng tỏ...) “hãy phân tích…”,( Em hiểu…) “hãy giải thích…”, “hãy bình luận”…; hoặc phương thức biểu đạt như: “hãy phát biểu cảm nghĩ”…, “hãy kể…”. Từ đó nạn văn mẫu, học tủ, luyện thi nhiêu khê ra đời.
GS Phan Trọng Luận đã đánh giá: "Cái dở nhất của đề thi Văn hiện nay là chủ yếu nhắm đến khâu tái hiện kiến thức theo kiểu "nhớ lại" chứ không chú ý đến vận dụng kiến thức của học sinh", "quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy kiểu đề với mấy chủ điểm quen thuộc: không bình giảng thì phân tích, không phân tích thì chứng minh, không chứng minh thì cao hơn là bình luận. Trở đi trở lại cũng chỉ có mấy bài thơ, mấy đoạn trích quen thuộc".
Đề của người Trung Quốc ra luôn mở ra một chân trời sáng tạo cho học sinh. Học sinh được cởi trói trong cách nghĩ. Từ cách đặt tiêu đề cho bài viết của mình đến tự do bày tỏ quan điểm, hướng khai thác, cách cảm thụ, cách chọn thể loại để viết. (một vài đề trừ thể thơ ca) Họ chỉ hạn chế số chữ tối đa, hoặc tối thiểu cho một bài viết. (Thông thường là phải xấp xỉ hoặc trên 800 chữ cho một bài viết). Nội dung đề cũng rất mở, mở ra một không gian rộng lớn để phát huy tính tự do sáng tạo của học sinh. Văn học thực sự bước ra khỏi tháp ngà để đi vào hoà nhập với cuộc sống hiện thực. Đề ra ở Trung Quốc ít khi lấy ở các bài đã được thầy dạy trên lớp, trong chương trình năm học, cấp học nào. Đề của họ ra dựa trên trình độ, vốn hiểu biết của học sinh về văn học sử, lí luận văn học, kiểu bài, tác giả, tác phẩm … đã được giáo viên ở cấp học đó cung cấp. Đề của họ không thuần tuý kiểm tra tái hiện kiến thức, mà chủ yếu kiểm tra sự sáng tạo của học sinh; kích thích học sinh tìm ý tưởng, mạnh dạn phát biểu chính kiến của mình. Các đề nghị luận văn học hầu hết không ra về các tác giả nằm trong chương trình, đề nghị luận chính trị đều lấy từ thực tế của cuộc sống cả.
Đề ra dưới đây ở Trung Quốc các em HS có thể chọn văn miêu tả, văn chứng minh, phân tích hoặc văn nghị luận để làm bài.
( Thử tìm hiểu đề văn ra năm 2009)
Đọc đề bài dưới đây:
“Tế vũ thấp y khan bất kiến. Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh (tạm dịch: Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ. Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu) là câu thơ trích trong bài Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên (tạm dịch: Tặng Nghiêm Sĩ Nguyên khi từ biệt ) của nhà thơ đời Đường Lý Trường Khanh.
Có những lý giải khác nhau như sau về bài thơ: 1/ Đây là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân. 2/ “Mưa mong manh”, “cánh hoa rụng” đặc tả nỗi cô đơn không người thấu hiểu. 
3/ “Nhìn không tỏ”, “nghe không thấu” không chỉ thái độ sống buông xuôi, mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi. 4/ Quan niệm sống trong bài thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay...
Bằng cảm nhận của riêng mình về hai câu thơ, anh /chị hãy viết một bài văn theo những yêu cầu sau:
1. Đề bài tự đặt.
2. Thể thức hành văn không giới hạn.
3. Bài văn không dưới 800 chữ.
Nên nhớ tác giả Lý Trường Khanh chỉ được chọn giới thiệu trong sách giáo khoa cấp I qua một bài thơ khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Thường
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)