Thanh Tâm Tai Nhân - Nguyên Du
Chia sẻ bởi Lê Hoàng Ngọc Nghi |
Ngày 12/10/2018 |
100
Chia sẻ tài liệu: Thanh Tâm Tai Nhân - Nguyên Du thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi hào Nguyễn Du
» Tác giả: Bắc Giang » Dịch giả: » Thể lọai: Biên khảo » Số lần xem: 2785
1. Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi hào Nguyễn Du Trong văn chương Việt Nam nói đến truyện Kiều không phải là một điều mới mẻ hay xa lạ, truyện Kiều đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt không khác gì ca dao, tục ngữ. Mọi người từ giới thức giả cho đến đám bình dân ai ai cũng biết, cũng nhớ một vài câu không ít thì nhiều, kể cả dân quê ta từ các ôngï già bà lão ở những miền đồi núi xa xôi hẻo lánh cho đến những người chưa từng cắp sách đến trường, không hề biết đọc biết viết, cũng truyền nhau, cũng thuộc lòng một vài câu Kiều, cũng biết ê a: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Thậm chí trong lúc ru em, hát hò ở những hội hè đình đám, bạn bè họp mặt, chén chú chén anh, truyện Kiều cũng được mang ra nào là lẩy Kiều, bói Kiều, đố Kiều, giải Kiều, tuồng hát Kiều, lập hội Kiều, kỷ niệm Kiều, có nhiều người thuộc Kiều đến nỗi có thể đọc thuộc lòng hơn ba ngàn câu một cách dễ dàng không vấp váp. Truyện Kiều cho đến nay không còn bị giới hạn trong phạm vi giải trí, văn chương mà còn là vấn đề văn hóa của một dân tộc. Truyện Kiều không những chỉ phổ biến ở nước ta mà lại còn được dịch ra hàng chục thứ tiếng khiến nhiều người ngoại quốc khi đọc qua cũng phải thán phục, khen thầm. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó nhưng chúng ta ai ai cũng biết Nguyễn Du viết truyện Kiều dựa vào một trong hai tác phẩm của Trung Hoa sau đây: 1/ Nguyễn Du tình cờ đọc một truyện ngắn có tên Phong Tình Cổ Lục rút trong Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hoài mà viết ra truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh bằng thể thơ lục bát, Đây là một truyện ngắn chỉ có khoảng hơn kém 1100 chữ, viết bằng văn xuôi, kể lại cuộc đời phong ba của nàng Vương Thúy Kiều, nên ngay trong hai câu mở đầu cụ đã xác nhận nguồn gốc đó: Cảo thơm lần giở trước đèn “Phong tình cổ lục” còn truyền sử xanh Nhưng trong Phong Tình Cổ Lục, Dư Hoài chỉ viết đến đoạn Thúy Kiều tự vẫn trên sông Tiền Đường, hơn nữa Thúy Kiều của Dư Hoài chỉ là cô bé hát dạo tầm thường gặp một chàng hào hoa ăn chơi cho đến khi giặc giã nổi lên mới kết duyên cùng tên giặc bể Từ Hải. 2/ Sau khi đọc kỹ Bản Phường của Phạm Quý Thích và Bản Kinh của vua Dực Tông, cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ đã cho rằng Nguyễn Du nhân đọc một tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện, kể về một cô bé mang tên Vương Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng gian truân khổ sở, dựa vào quyển sách này mà tiên sinh viết ra Đoạn Trường Tân Thanh, ta thấy có chữ “ Tân” có nghĩa là “mới” để so sánh với bản “cũ” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cũng còn nhiều giả thuyết khác cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ kể lại từ một câu chuyện có thật do Mao Khôn, một người thuộc quân đội của Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách “Ký tiễu trừ Từ Hải bản mạt”. Câu chuyện này về sau cũng được nhiều người kể lại tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đại loại đều tương tự thí dụ như Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Kim Vân Kiều truyện của Dư Hoài v..v. Hầu hết các sách giáo khoa của chúng ta đều cho rằng giả thuyết của cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ có nhiều bằng chứng xác đáng, có thể chấp nhận được. Vậy ta thử so sánh một vài đoạn trong Kim Vân Kiều truyện và ĐTTT xem vì lý do nào tác phẩm này lại nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng và tác phẩm nào mới thực sự là tác phẩm đưa truyện Kiều lên tột đỉnh của danh vọng. Nếu trong văn chương Việt Nam, ĐTTT của Nguyễn Du là một kiệt tác, làm say mê hàng triệu triệu người từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, thì trong văn chương Trung Hoa hầu như không mấy ai biết tới Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ là một nhà văn trung bình bởi vì lời văn của Thanh Tâm Tài Nhân rất thô sơ, tầm thường, không gây được cảm hứng cho người đọc. Ta hãy thử mở Kim Vân Kiều truyện để xem lối hành văn của Thanh Tâm Tài Nhân khi giới thiệu sắc đẹp hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều: (dịch theo bản số A.593 E.F.E.O). “Con gái lớn là Thúy Kiều, con gái nhỏ là Thúy Vân, sinh ra đã có
» Tác giả: Bắc Giang » Dịch giả: » Thể lọai: Biên khảo » Số lần xem: 2785
1. Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi hào Nguyễn Du Trong văn chương Việt Nam nói đến truyện Kiều không phải là một điều mới mẻ hay xa lạ, truyện Kiều đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt không khác gì ca dao, tục ngữ. Mọi người từ giới thức giả cho đến đám bình dân ai ai cũng biết, cũng nhớ một vài câu không ít thì nhiều, kể cả dân quê ta từ các ôngï già bà lão ở những miền đồi núi xa xôi hẻo lánh cho đến những người chưa từng cắp sách đến trường, không hề biết đọc biết viết, cũng truyền nhau, cũng thuộc lòng một vài câu Kiều, cũng biết ê a: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Thậm chí trong lúc ru em, hát hò ở những hội hè đình đám, bạn bè họp mặt, chén chú chén anh, truyện Kiều cũng được mang ra nào là lẩy Kiều, bói Kiều, đố Kiều, giải Kiều, tuồng hát Kiều, lập hội Kiều, kỷ niệm Kiều, có nhiều người thuộc Kiều đến nỗi có thể đọc thuộc lòng hơn ba ngàn câu một cách dễ dàng không vấp váp. Truyện Kiều cho đến nay không còn bị giới hạn trong phạm vi giải trí, văn chương mà còn là vấn đề văn hóa của một dân tộc. Truyện Kiều không những chỉ phổ biến ở nước ta mà lại còn được dịch ra hàng chục thứ tiếng khiến nhiều người ngoại quốc khi đọc qua cũng phải thán phục, khen thầm. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó nhưng chúng ta ai ai cũng biết Nguyễn Du viết truyện Kiều dựa vào một trong hai tác phẩm của Trung Hoa sau đây: 1/ Nguyễn Du tình cờ đọc một truyện ngắn có tên Phong Tình Cổ Lục rút trong Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hoài mà viết ra truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh bằng thể thơ lục bát, Đây là một truyện ngắn chỉ có khoảng hơn kém 1100 chữ, viết bằng văn xuôi, kể lại cuộc đời phong ba của nàng Vương Thúy Kiều, nên ngay trong hai câu mở đầu cụ đã xác nhận nguồn gốc đó: Cảo thơm lần giở trước đèn “Phong tình cổ lục” còn truyền sử xanh Nhưng trong Phong Tình Cổ Lục, Dư Hoài chỉ viết đến đoạn Thúy Kiều tự vẫn trên sông Tiền Đường, hơn nữa Thúy Kiều của Dư Hoài chỉ là cô bé hát dạo tầm thường gặp một chàng hào hoa ăn chơi cho đến khi giặc giã nổi lên mới kết duyên cùng tên giặc bể Từ Hải. 2/ Sau khi đọc kỹ Bản Phường của Phạm Quý Thích và Bản Kinh của vua Dực Tông, cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ đã cho rằng Nguyễn Du nhân đọc một tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện, kể về một cô bé mang tên Vương Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng gian truân khổ sở, dựa vào quyển sách này mà tiên sinh viết ra Đoạn Trường Tân Thanh, ta thấy có chữ “ Tân” có nghĩa là “mới” để so sánh với bản “cũ” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cũng còn nhiều giả thuyết khác cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ kể lại từ một câu chuyện có thật do Mao Khôn, một người thuộc quân đội của Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách “Ký tiễu trừ Từ Hải bản mạt”. Câu chuyện này về sau cũng được nhiều người kể lại tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đại loại đều tương tự thí dụ như Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Kim Vân Kiều truyện của Dư Hoài v..v. Hầu hết các sách giáo khoa của chúng ta đều cho rằng giả thuyết của cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ có nhiều bằng chứng xác đáng, có thể chấp nhận được. Vậy ta thử so sánh một vài đoạn trong Kim Vân Kiều truyện và ĐTTT xem vì lý do nào tác phẩm này lại nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng và tác phẩm nào mới thực sự là tác phẩm đưa truyện Kiều lên tột đỉnh của danh vọng. Nếu trong văn chương Việt Nam, ĐTTT của Nguyễn Du là một kiệt tác, làm say mê hàng triệu triệu người từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, thì trong văn chương Trung Hoa hầu như không mấy ai biết tới Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ là một nhà văn trung bình bởi vì lời văn của Thanh Tâm Tài Nhân rất thô sơ, tầm thường, không gây được cảm hứng cho người đọc. Ta hãy thử mở Kim Vân Kiều truyện để xem lối hành văn của Thanh Tâm Tài Nhân khi giới thiệu sắc đẹp hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều: (dịch theo bản số A.593 E.F.E.O). “Con gái lớn là Thúy Kiều, con gái nhỏ là Thúy Vân, sinh ra đã có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hoàng Ngọc Nghi
Dung lượng: 69,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)