Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hoài | Ngày 12/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Anh em chém nhau bằng xống, không ai chém nhau bằng lưỡi
Xống đây là xống dao, tức là cái lưng con dao, phía đối chọi tức bụng dao tức lưỡi dao: cũng gọi là đọng dao. Lưỡi tức là lưỡi dao: cái phía sắc bén của con dao, dùng để chặt, cắt, chém các đồ vật. Thường khi bao giờ người ta cũng chém bằng lưỡi [...]
Ăn vóc học hay
Trong câu tục ngữ này các từ “vóc” là từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. “Vóc” ở đây phải hiểu là tính từ vì “hay” – từ đối ứng với nó là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh [...]
Nuôi ong tay áo
“Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà” Câu này mang ý nghĩa Nuôi dưỡng, chứa chấp, giúp đỡ kẻ xấu mà không biết để đến khi bị phản bội, bị hãm hại mới hay.
Nói nhăng nói cuội
“Nói nhăng nói cuội” là nói vu vơ, hão huyền, vớ vẩn cũng như thành ngữ “nói hươu nói vượn”. Nhăng (nhố nhăng), là từ cổ có nghĩa là nhí nhố, linh tinh, không đâu vào đâu cả Cuội là một nhân vật trong truyện kể dân gian, nổi tiếng nói dối (nói dối như [...]
Năm thì mười họa
Trong tiếng Việt, thì(thời) có nghĩa là lúc, thủa. Ví dụ : Con gái có thì. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là rất ít, rất hiếm (họa hoằn) chứ không phải “họa” từ Hán (nghĩa là vẽ (họa sĩ), là đáp lại (phụ họa), là tai vạ rủi ro (tai họa)). Thành [...]
Cực chẳng đã
Bất đắc dĩ, lâm vào đường cùng, hết cách rồi
Nghèo rớt mùng (mồng) tơi
Nghèo rớt mùng tơi ý chỉ rất nghèo, nghèo sơ xác không có bất cứ của cải gì. Thành ngữ này có hai cách giải nghĩa nguồn gốc của “mồng tơi” Thứ nhất: Mồng tơi là tên một loại rau quen thuộc của người Việt. Khi ta nấu canh mùng tơi, trong lá mùng tơi [...]
Nổi cơn Tam Bành
Tam Bành là 3 vị thần là Bành Cứ, Bành Chất và Bành Kiểu sống trong 3 nơi sâu kín nhất của con người: đầu, bụng, tim hay xui khiến người ta giận dữ và làm bậy. Do đó, phàm những sự hung ác giận dữ của con người đều là do thần Tam Bành [...]
Nhũn như chi chi
Thành ngữ này dùng để chỉ thái độ nhún nhường sợ sệt hoặc bị lép vế trước kẻ khác. Chi chi là tên một loài cá nhỏ, thân rất mềm. Con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước thì chỉ một giờ sau đã nhũn, thân bị nát bấy ra. Chi chi dùng làm [...]
Ngựa quen đường cũ
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện Xưa kể rằng : Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng [...]
Page 1 of 201234...10...»Last »

Bài viết mới
Anh em chém nhau bằng xống, không ai chém nhau bằng lưỡi
Ăn vóc học hay
Nuôi ong tay áo
Nói nhăng nói cuội
Năm thì mười họa
Xem nhiều nhất
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 5 450 views
Tranh luận: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn5 012 views
Tục ngữ Việt Nam phản ánh vai trò Đồng Tiền trong xã hội 3 922 views
Cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 3 074 views
Một giọt máu đào hơn ao nước lã 2 335 views
Thành ngữ "Cố đấm ăn xôi" trong thơ Hồ Xuân Hương 2 228 views
Không thầy đố mày làm nên 2 084 views
Dục tốc bất đạt 1 801 views
Ếch ngồi đáy giếng1 740 views
Vạn sự khởi đầu nan1 625 views
Thành ngữ
Là cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (chưa tạo thành câu hoàn chỉnh) Không thể thay thế/sửa đổi về mặt ngôn từ. Thường được dùng để tạo thành các câu hoàn chỉnh trong văn nói/viết. Số lượng thành ngữ trong tiếng Việt rơi vào khoảng gần 6 nghìn thành ngữ. Kết cấu của thành ngữ rất khó (gần như không thể) phân định rõ ràng đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ.
Tục ngữ
Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh. Tục ngữ thường thể hiện tri thức/kinh nghiệm dân gian về mọi mặt của cuộc sống.
Sắp xếp thứ tự alphabet
B C G H I K L M N PQ R S T V X Y Ê Ô Ă ĐƯ

Phản hồi gần đây
DF trong Thành ngữ “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hoài
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)