Tham luận: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy

Chia sẻ bởi Trần Thị Minh Tươi | Ngày 04/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tham luận: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Tham luận
Ứng dụng CNTT trong dạy học
gv thực hiện : trần thị minh tươi
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin đang phát triển v­ît bËc tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, xã hội….
….“Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” .
Trong năm học vừa qua, Trường THCS Hưng Trạch có rất nhiều GV đã ứng dụng thành công CNTT trong giảng dạy giúp học sinh thêm hứng thú và hiểu bài ngay tại lớp. Giảng dạy theo hướng trao đổi, gần gủi cởi mở tạo được sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
Đây cũng là cách để kiểm tra mức độ tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh đồng thời để các em tham gia cải tiến giờ học đạt chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó các giáo viên còn chú ý tới việc rèn luyện cho các em kĩ năng , cách ứng xử trong cuộc sống tạo điều kiện để các em bước vào đời tốt hơn.
Bản thân tôi là giáo viên d?y mụn Sinh h?c. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm liên quan nhiều đến đời sống, miêu tả hình ảnh tự nhiên, các sinh vật sống trên trái đất kể cả con người.
Trên các thư viện trực tuyến, tôi nhận thấy tài liệu phục vụ cho việc soạn giảng rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều hình ảnh, flash, hình động mô phỏng các hiện tượng thực tế . rất sinh động giúp học sinh dễ tư duy và nắm chắc kiến thức bài học.
Qua 2 năm thực hiện việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tôi nhận thấy CNTT đã góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho quê hương, đất nước.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ giáo viên nào cũng băn khoăn khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy.
Trong bài tham luận này, tôi sẽ đưa ra một số suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân qua những tiết dạy mà tôi đã thử nghiệm để các đồng chí đồng nghiệp cùng thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất.
2. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm soạn giảng
Muốn dạy một tiết có ứng dụng CNTT có hiệu quả người giáo viên cần:
Bước 1:
- Nghiên cứu SGK và tài liệu có liên quan.
- Xác định phần nào cần đoạn phim, hình ảnh, hay thông tin gì?
Lưu ý :Hình ảnh chèn vào bài dạy phải phù hợp với nội dung bài dạy, đẹp mắt, rõ nét, nếu không sẽ làm cho HS khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của hình ảnh.
Xác định thời lượng khi soạn bài giảng bằng PowerPoint hay các phần mềm soạn giảng khác.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học bổ trợ.
- Soạn giáo án thật kĩ: Xác định kiến thức trọng tâm cần trình bày trên slide, trong một slide không nên có nhiều hình ảnh hay nhiều chữ.
+ Phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi gợi mở cho mọi đối tượng học sinh vì máy tính không thể thay thế “người thầy”, mà nó chỉ là phương tiện dạy học.
- Chuẩn bị một số bài tập dạng trắc nghiệm khách quan : Lựa chọn Đúng - Sai hay nhiều phương án, hoặc điền khuyết….
+ Chuẩn bị các phiếu học tập tương ứng với các hoạt động của sách giáo khoa.
Bước 2: Thiết kế bài giảng trên PowerPoint hay các phần mềm khác dựa theo giáo án đã soạn.
Bước 3: Chạy thử và điều chỉnh sai sót về kĩ thuật trên máy vi tính.
Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp với giáo án điện tử kết hợp với phương pháp truyền thống.
Cái “được” lớn nhất của “giáo án điện tử” là: nhỏ gọn, có thể sao chép, sửa chữa và truyền tải cho nhau, cho người khác có thể sử dụng nhất là các phần mềm con và lưu giữ lâu dài, không mất thì giờ treo tranh ảnh, hình vẽ .
Để thiết kế được một giáo án điện tử cần rất nhiều thời gian, vì vậy:
- Gi¸o viªn cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Phải biết sử dụng một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng như PowerPoint, Violet.
Giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, nhiệt tình.
Giáo viên cần phải có kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn hình ảnh, do?n phim phù hợp d? dua v�o b�i so?n. Biết cách truy cập Internet d? download thụng tin ph?c v? b�i d?y.
Không lạm dụng CNTT nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng.
- Điều quan trọng nhất là GV phải biết cách tổ chức, hướng dẫn HS tự tìm ra tri thức…
3. Kết luận - §Ò xuÊt
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
 Đề xuất
- Nhà trường cần tổ chức các buổi tập huấn về sử dụng các phần mềm tiện ích trong soạn giảng.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm lòng say mê, nhiệt tình học hỏi thêm về kiến thức tin học, các GV hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
- Thành lập câu lạc bộ "Giáo án điện tử " để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới, những cách soạn hay.
Trên đây là tham luận góp phần ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Kính mong các thầy cô giáo góp ý và xây dựng để bản tham luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu và các đồng chí mạnh khoẻ .
Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Minh Tươi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)