Tham luan tieng viet - toan lop 1
Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: tham luan tieng viet - toan lop 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
THAM LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN LỚP 1
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1.Thuận lợi:
a.Giáo viên:
- Trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.
-Có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
- Trường chỉ có một điểm chính nên việc đi lại của giáo viên được thuận lợi trong việc dạy và học
-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
-100 % đạt giáo viên khá giỏi cấp trường trở lên.
b.Học sinh:
-Đa số các em vào học đúng độ tuổi và đã được học qua chương trình mẫu giáo..
-Đa số học sinh có đủ dụng cụ học tập.
-Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến việc học tập của con em.
-Trình độ học sinh tương đối đồng đều…
c.Cơ sở vật chất:
-Trường lớp khang, thoáng mát, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
-Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ.
2.Khó khăn:
-Một số gia đình còn nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa các em ở với ông bà, do đó không có thời gian quan tâm đến việc học của các em, giao hẳn việc học cho giáo viên.
-Một số phụ huynh còn hạn chế về trình độ văn hóa nên việc học ở nhà của các em còn gặp khó khăn.
-Một số học sinh chưa học qua mẫu giáo.
-Một số học sinh não chậm phát triển, học trước, quên sau.
-Một số trẻ cơ nhỡ, mồ côi cha mẹ ở với ông bà hoặc phải nương nhờ cửa phật ( Chùa Vĩnh An Phường 2)
II.CÁC GIẢI PHÁP:
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên để nâng chất lượng dạy học môn Toán chúng tôi đã có một số giải pháp cụ thể để giúp HS học tốt như sau:
a. Về giáo viên
- Đầu năm khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh.
- Sắp xếp những em yếu ngồi cạnh bên em khá giỏi và ngồi ở bàn đầu để giáo viên dễ theo dõi.
- Giáo viên kiểm tra và chấm chữa bài thường xuyên.
- Kiểm tra nhắc nhở việc mang dụng cụ học tập hằng ngày.
- Kết hợp với phụ huynh để giúp đỡ và nhắc nhở việc học tập ở nhà.
- Giáo viên phải cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Có kế hoạch thăm gia đình học sinh và kiểm tra việc học ở nhà.
-Tổ chức báo cáo chuyên đề dạy mẫu, thao giảng, dự giờ để góp ý xây dựng học hỏi lẫn nhau nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình.
- Đầu tư nghiên cứu bài dạy, tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến môn dạy, vận dụng dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học cho phù hợp với từng loại bài.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Đối với những em tiếp thu bài chậm, giáo viên cần kiên trì giúp đỡ sửa sai, đồng thời khuyến khích các em sử dụng đồ dùng trực quan để nắm vững bài hơn.
Ví dụ: Các em đang học dạng cộng là “thêm” cho nên chuyển sang dạng phép tính trừ là rất khó với những em tiếp thu bài chậm. Vì vậy, giáo viên giải thích cho các em hiểu “trừ” có ý nghĩa là bớt đi, lấy đi, ăn đi, mất đi,…
Ở phép tính 4 - 1=… đối với các em khá giỏi vấn đề này không khó. Nhưng đối với những em tiếp thu bài chậm chưa có thể làm ngay được, lúc này giáo viên cần thao tác bằng trực quan hình ảnh cụ thể để dẫn dắt các em.
- Tới các kì kiểm tra định kỳ phải có kế hoạch sắp xếp thời gian ôn tập cho các em. Ngoài ra còn cho học sinh làm những bài kiểm tra thử, đề do giáo viên chủ nhiệm tự soạn cho các em làm. Từ đó giúp cho các em làm quen với các dạng bài và hình thức kiểm tra. Như vậy sẽ giúp nâng cao kết quả kỳ kiểm tra. Tỷ lệ học sinh khá giỏi sẽ từng bước được nâng cao.
- Kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để khuyến khích mua các loại sách bài tập và hướng dẫn các em tự học ở nhà.
b. Về học sinh
- Học sinh phải có đầy đủ dụng cụ học tập.
- Học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 6,45KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)