Tham luan tieng viet - toan lop 1
Chia sẻ bởi Bành Quốc Trưởng |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: tham luan tieng viet - toan lop 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỜNG 8B
Bạc Liêu, ngày 18/03/2013
BÀI THAM LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT-TOÁN - LỚP 1
Tổ chuyên môn: Tổ Một
Năm học 2012 – 2013
I/-Những nguyên nhân ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn tiếng Việt và Toán của Học sinh lớp 1 như sau:
a/- Về phía HS:
- Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần.
- Do bị bệnh : (Chậm phát triển trí não, tự kỉ, năng động giảm chú ý…)
- Học sinh lớp 1 dễ nhớ, mau quên; đôi lúc các em thiếu tập trung vào bài trong giờ học
- Kiến thức thực tế của học sinh còn ít nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của học sinh.
- Do nhận thức của học sinh không đồng đều, có em tiếp thu bài nhanh nhưng không chăm chỉ học, có em tiếp thu rất chậm.
- Có một số em chưa qua mẫu giáo nên hạn chế về cách đọc, viết số, về ngôn ngữ,…
- Đa số các em là con lao động nghèo, cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn suốt ngày nên không có điều kiện để dạy con em mình, cũng không quan tâm đến việc học của con em mình và cũng không chịu phối hợp với giáo viên để giáo dục học sinh.
- Một số em cha mẹ ly hôn, các em ở với ông bà nội hoặc ông bà ngoại,… dẫn đến chất lượng học tập của các em chưa cao.
- Tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng chậm
- Phương pháp học tập chưa tốt.
- Năng lực tư duy yếu.
+ Tư duy thiếu linh hoạt: Điều này thể hiện khá rõ khi dạy toán - tiếng việt. Trong một chừng mực nào đó các em có thể giải được vài bài tập bằng “bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng thường sai lầm khi tính toán. Khi giải các bài tập mới, các em thường lao vào giải bằng cách tái hiện, có khi không đầy đủ,những cách giải đã được luyện tập “máy móc” nhiều lần; Khi hỏi về lý lẽ các em không trả lời được.
+ Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. Khả năng phân tích và tổng hợp kém và phát triển không đồng đều nên có khi phân tích được nhưng không biết tổng hợp. Khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa đều phát triển chậm. Các em luôn thấy khó khăn khi mất chỗ dựa cụ thể.
b/- Về phía phụ huynh:
- Còn một số phụ huynh HS thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
- Một số phụ huynh tuy rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại không nắm được phương pháp sư phạm. Chẳng hạn, khi học sinh không giải được bài tập thì lập tức làm hộ.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập. ngoài ra có một số học sinh kém là vì sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều hay phải nghỉ học, hoặc mắt kém không nhìn rõ bảng.
II/- Giải pháp góp phần giảm học sinh yếu kém
Để giúp đỡ học sinh tiến bộ về môn toán - Tiếng việt, GV nên tiến hành các biện pháp nhằm vào các nội dung sau:
a/- Giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường…thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh.
- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động…của con em mình thông qua sổ liên lạc. Giáo viên và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn…
- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp.
- Vận động học sinh trong lớp, trường giúp đỡ bạn về vật chất, công việc gia đình, thăm hỏi khi ốm đau bệnh tật…
b/- Học sinh yếu do không nắm được kiến thức:
Giáo viên chủ nhiệm cần:
- Hệ thống kiến thức theo chương trình.
- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỜNG 8B
Bạc Liêu, ngày 18/03/2013
BÀI THAM LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT-TOÁN - LỚP 1
Tổ chuyên môn: Tổ Một
Năm học 2012 – 2013
I/-Những nguyên nhân ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn tiếng Việt và Toán của Học sinh lớp 1 như sau:
a/- Về phía HS:
- Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần.
- Do bị bệnh : (Chậm phát triển trí não, tự kỉ, năng động giảm chú ý…)
- Học sinh lớp 1 dễ nhớ, mau quên; đôi lúc các em thiếu tập trung vào bài trong giờ học
- Kiến thức thực tế của học sinh còn ít nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của học sinh.
- Do nhận thức của học sinh không đồng đều, có em tiếp thu bài nhanh nhưng không chăm chỉ học, có em tiếp thu rất chậm.
- Có một số em chưa qua mẫu giáo nên hạn chế về cách đọc, viết số, về ngôn ngữ,…
- Đa số các em là con lao động nghèo, cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn suốt ngày nên không có điều kiện để dạy con em mình, cũng không quan tâm đến việc học của con em mình và cũng không chịu phối hợp với giáo viên để giáo dục học sinh.
- Một số em cha mẹ ly hôn, các em ở với ông bà nội hoặc ông bà ngoại,… dẫn đến chất lượng học tập của các em chưa cao.
- Tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng chậm
- Phương pháp học tập chưa tốt.
- Năng lực tư duy yếu.
+ Tư duy thiếu linh hoạt: Điều này thể hiện khá rõ khi dạy toán - tiếng việt. Trong một chừng mực nào đó các em có thể giải được vài bài tập bằng “bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng thường sai lầm khi tính toán. Khi giải các bài tập mới, các em thường lao vào giải bằng cách tái hiện, có khi không đầy đủ,những cách giải đã được luyện tập “máy móc” nhiều lần; Khi hỏi về lý lẽ các em không trả lời được.
+ Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. Khả năng phân tích và tổng hợp kém và phát triển không đồng đều nên có khi phân tích được nhưng không biết tổng hợp. Khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa đều phát triển chậm. Các em luôn thấy khó khăn khi mất chỗ dựa cụ thể.
b/- Về phía phụ huynh:
- Còn một số phụ huynh HS thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
- Một số phụ huynh tuy rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại không nắm được phương pháp sư phạm. Chẳng hạn, khi học sinh không giải được bài tập thì lập tức làm hộ.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập. ngoài ra có một số học sinh kém là vì sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều hay phải nghỉ học, hoặc mắt kém không nhìn rõ bảng.
II/- Giải pháp góp phần giảm học sinh yếu kém
Để giúp đỡ học sinh tiến bộ về môn toán - Tiếng việt, GV nên tiến hành các biện pháp nhằm vào các nội dung sau:
a/- Giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường…thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh.
- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động…của con em mình thông qua sổ liên lạc. Giáo viên và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn…
- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp.
- Vận động học sinh trong lớp, trường giúp đỡ bạn về vật chất, công việc gia đình, thăm hỏi khi ốm đau bệnh tật…
b/- Học sinh yếu do không nắm được kiến thức:
Giáo viên chủ nhiệm cần:
- Hệ thống kiến thức theo chương trình.
- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bành Quốc Trưởng
Dung lượng: 6,38KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)