Tham luận dạy tiết ôn tập lớp 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Trân |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: tham luận dạy tiết ôn tập lớp 4 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT
TIẾT ÔN TẬP
Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TH & THCS GÁO GIỒNG
GV. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN
I. MỤC ĐÍCH TIẾT ÔN TẬP
Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
TIẾT ÔN TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp (hát, trò chơi,…)
2. Định hướng mục đích tiết học và nhiệm vụ của học sinh
4. Tổng kết bài học
3. Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở đã được chuẩn bị trước nhằm xây dựng nên những bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ,...
5. Hướng dẫn việc học ở nhà cho học sinh
Trinh Đường
Chú bé Đất dám nung trong lửa đã trở thành
người hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp
nước suýt bị tan ra.
* Các hoạt động dạy học ôn tập
Hoạt động 1:
Giáo viên giao nhiệm vụ bằng cách, yêu cầu mỗi đối tượng làm một bài tập thích hợp và phải quy định thời gian.
Hoạt động 2:
Giáo viên theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những hướng dẫn hoặc gợi ý cho mỗi đối tượng, học sinh độc lập làm bài.
Hoạt động 3:
Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép.
Nếu học sinh nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được khen (thông qua việc mời học sinh đó chữa bài cho cả lớp), và ghi điểm.
Còn với những học sinh chưa hoàn thành công việc trong thời gian cho phép thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh.
Giáo viên cần giúp học sinh lấp được lỗ hỏng trong kiến thức.
Hoạt động 4:
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Chú ý thông qua hoạt động này, giáo viên giúp học sinh nắm được tri thức và phương pháp.
Ví dụ: BT4/ 48
- GV giao nhiệm vụ HS làm bài, quy định thời gian 5’. (cá nhân, nhóm đôi)
GV theo dõi, HD những HS trung bình, gợi ý cho các em.
Hết thời gian, GV kiểm tra kết quả làm bài (cho HS sửa bài, kiểm tra tập), khen HS làm đúng + điểm. Giảng lại cho HS chưa hoàn thành tìm 2 số khi biết tổng, hiệu
Với đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu kém thì quá trình dạy học ôn tập nên theo các bước sau:
* Bước 1: Giáo viên làm mẫu để học sinh bắt chước theo mẫu. Chú ý chỉ rõ cho học sinh chương trình hành động (bước 1, bước 2,...).
* Bước 2: Học sinh tái hiện ngay tại lớp kiến thức vừa được học thông qua bài tập tương tự. Lúc này, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành làm bài theo các bước đã được chỉ ra.
* Bước 3: Giáo viên ra cho học sinh bài tập tương tự. Học sinh tự lực làm bài không có sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết được thực trạng nắm kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp kịp thời.
* Bước 4: Củng cố kiến thức thông qua bài tập. Có thể là một đề thi hoặc là một bài tập về nhà thông thường.
III. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TIẾT ÔN TẬP
ƯU ĐIỂM
Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của mình.
NHƯỢC ĐIỂM
Chuẩn bị vất vả, điều khiển giờ học phức tạp vì có nhiều học sinh hiểu không giống nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng. Mặt khác, trong quá trình tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến chán học.
IV. NHỮNG YÊU CẦU CỦA TIẾT ÔN TẬP
HS phải có sự chuẩn bị tốt cho tiết học.
Những kiến thức ghi nhớ HS cần ghi nhớ tiết trước, GV không giảng lại trong tiết ôn tập.
GV không nhắc lại kiến thức cũ mà HS phải chủ động nhớ lại và biết được mạch kiến thức đã học.
Cần chuẩn bị bảng hệ thống nội dung bài học cho HS.
GV cần xây dựng hệ thống bài tập tổng hợp bao gồm những nội dung HS đã học nhằm giúp HS nhớ lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao kiến thức.
Cần thay đổi hình thức và phương pháp trong tiết ôn tập để HS không nhàm chán, nhưng vẫn đảm bảo HS là người chủ động trong tiết học.
V. KẾT QUẢ
- Đa số học sinh hiểu được những kiến thức căn bản của những nội dung ôn tập.
- Với những tiết mang tính chất ôn tập học sinh được hoạt động nhiều nên các em cũng hứng thú hơn trong giờ học.
- Tuy nhiên, với tiết ôn tập những học sinh tiếp thu chậm hơn thì tỏ ra lười biếng, chưa chủ động hoạt động.
- Đối với những học sinh khá giỏi thì tiết ôn tập giúp các em khắc sâu hơn kiến thức. Ngược lại đối với những học sinh trung bình, yếu thì chưa thu được kết quả cao.
VI. KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy học, mỗi tiết học luôn luôn vì mục tiêu giúp các em có được những kiến thức cần thiết mà yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đặt ra. Tiết ôn tập cũng là tiết học không ngoại lệ về yêu cầu này. Nhưng có thể nói tiết ôn tập còn yêu cầu cao hơn, là người giáo viên cần phải hệ thống lại kiến thức một cách lô gic các nội dung đã học trong một thời gian, để giúp các em đạt được chuẩn cần thiết. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu này thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị tốt cho giờ ôn tập. Giúp học sinh trở thành người chủ động trong tiết học thì sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức sâu hơn, chắc chắn hơn.
TIẾT ÔN TẬP
Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TH & THCS GÁO GIỒNG
GV. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN
I. MỤC ĐÍCH TIẾT ÔN TẬP
Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
TIẾT ÔN TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp (hát, trò chơi,…)
2. Định hướng mục đích tiết học và nhiệm vụ của học sinh
4. Tổng kết bài học
3. Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở đã được chuẩn bị trước nhằm xây dựng nên những bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ,...
5. Hướng dẫn việc học ở nhà cho học sinh
Trinh Đường
Chú bé Đất dám nung trong lửa đã trở thành
người hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp
nước suýt bị tan ra.
* Các hoạt động dạy học ôn tập
Hoạt động 1:
Giáo viên giao nhiệm vụ bằng cách, yêu cầu mỗi đối tượng làm một bài tập thích hợp và phải quy định thời gian.
Hoạt động 2:
Giáo viên theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những hướng dẫn hoặc gợi ý cho mỗi đối tượng, học sinh độc lập làm bài.
Hoạt động 3:
Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép.
Nếu học sinh nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được khen (thông qua việc mời học sinh đó chữa bài cho cả lớp), và ghi điểm.
Còn với những học sinh chưa hoàn thành công việc trong thời gian cho phép thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh.
Giáo viên cần giúp học sinh lấp được lỗ hỏng trong kiến thức.
Hoạt động 4:
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Chú ý thông qua hoạt động này, giáo viên giúp học sinh nắm được tri thức và phương pháp.
Ví dụ: BT4/ 48
- GV giao nhiệm vụ HS làm bài, quy định thời gian 5’. (cá nhân, nhóm đôi)
GV theo dõi, HD những HS trung bình, gợi ý cho các em.
Hết thời gian, GV kiểm tra kết quả làm bài (cho HS sửa bài, kiểm tra tập), khen HS làm đúng + điểm. Giảng lại cho HS chưa hoàn thành tìm 2 số khi biết tổng, hiệu
Với đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu kém thì quá trình dạy học ôn tập nên theo các bước sau:
* Bước 1: Giáo viên làm mẫu để học sinh bắt chước theo mẫu. Chú ý chỉ rõ cho học sinh chương trình hành động (bước 1, bước 2,...).
* Bước 2: Học sinh tái hiện ngay tại lớp kiến thức vừa được học thông qua bài tập tương tự. Lúc này, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành làm bài theo các bước đã được chỉ ra.
* Bước 3: Giáo viên ra cho học sinh bài tập tương tự. Học sinh tự lực làm bài không có sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết được thực trạng nắm kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp kịp thời.
* Bước 4: Củng cố kiến thức thông qua bài tập. Có thể là một đề thi hoặc là một bài tập về nhà thông thường.
III. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TIẾT ÔN TẬP
ƯU ĐIỂM
Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của mình.
NHƯỢC ĐIỂM
Chuẩn bị vất vả, điều khiển giờ học phức tạp vì có nhiều học sinh hiểu không giống nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng. Mặt khác, trong quá trình tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến chán học.
IV. NHỮNG YÊU CẦU CỦA TIẾT ÔN TẬP
HS phải có sự chuẩn bị tốt cho tiết học.
Những kiến thức ghi nhớ HS cần ghi nhớ tiết trước, GV không giảng lại trong tiết ôn tập.
GV không nhắc lại kiến thức cũ mà HS phải chủ động nhớ lại và biết được mạch kiến thức đã học.
Cần chuẩn bị bảng hệ thống nội dung bài học cho HS.
GV cần xây dựng hệ thống bài tập tổng hợp bao gồm những nội dung HS đã học nhằm giúp HS nhớ lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao kiến thức.
Cần thay đổi hình thức và phương pháp trong tiết ôn tập để HS không nhàm chán, nhưng vẫn đảm bảo HS là người chủ động trong tiết học.
V. KẾT QUẢ
- Đa số học sinh hiểu được những kiến thức căn bản của những nội dung ôn tập.
- Với những tiết mang tính chất ôn tập học sinh được hoạt động nhiều nên các em cũng hứng thú hơn trong giờ học.
- Tuy nhiên, với tiết ôn tập những học sinh tiếp thu chậm hơn thì tỏ ra lười biếng, chưa chủ động hoạt động.
- Đối với những học sinh khá giỏi thì tiết ôn tập giúp các em khắc sâu hơn kiến thức. Ngược lại đối với những học sinh trung bình, yếu thì chưa thu được kết quả cao.
VI. KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy học, mỗi tiết học luôn luôn vì mục tiêu giúp các em có được những kiến thức cần thiết mà yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đặt ra. Tiết ôn tập cũng là tiết học không ngoại lệ về yêu cầu này. Nhưng có thể nói tiết ôn tập còn yêu cầu cao hơn, là người giáo viên cần phải hệ thống lại kiến thức một cách lô gic các nội dung đã học trong một thời gian, để giúp các em đạt được chuẩn cần thiết. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu này thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị tốt cho giờ ôn tập. Giúp học sinh trở thành người chủ động trong tiết học thì sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức sâu hơn, chắc chắn hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Trân
Dung lượng: 836,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)