Tham luan chuyen de boi duong hoc sinh gioi va boi duong hoc sinh yeu kem
Chia sẻ bởi Vũ Thị Thu |
Ngày 04/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: tham luan chuyen de boi duong hoc sinh gioi va boi duong hoc sinh yeu kem thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
GV thực hiện: Vũ Thị Thu
Trường THCS Đông Nam
Ngày 13 tháng 3 năm 2013
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
``VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG VÀ PHỤ ĐẠO HS YẾU KÉM``
BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG VÀ PHỤ ĐẠO HS YẾU – KÉM
GV thực hiện: Vũ Thị Thu
A. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho xã hội nói chung.
- Trong những năm gần đây công tác nhà trường đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học.Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn huyện.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
2. Khó khăn:
- Học sinh học chương trình chính khóa, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên có năng lực nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng BDHSG.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.
Một là: GV cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG từ đó không ngừng việc trau dồi kiến thức, phải có chuyên môn vững vàng, đồng thời phải thực sự nhiệt huyết với công tác bồi dưỡng HSG
Hai là: GV cần làm cho HS nhận thức đúng vị trí vai trò của môn học, HS nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, từ đó tạo được hứng thú học tập.
Ba là: Tiến hành lựa chọn HS trong tình hình thực tế của bộ môn, của lớp và của nhà trường.
Bốn là: lập kế hoạch, soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng, theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
Năm là: Lồng ghép việc bồi dưỡng vào các tiết dạy, vì tôi thấy đối với môn sinh học 9 khi thi HSG lại yêu cầu kiến thức phần bài tập di truyền nhiều và cao nhưng kiến thức yêu cầu của chương trình và thời gian học chính là hạn chế, vì thế GV cần nhấn mạnh và lồng ghép nhiều vào các tiết dạy. Do đặc thù của bộ môn sinh học là chương trình kiến thức ở các khối lớp là không liên quan đến nhau,chính vì thế việc bồi dưỡng cần biên soạn theo từng chuyên đề,ở kỳ thi học sinh giỏi thì chỉ giới hạn chương trình lớp 8 và 9 mà kiến thức lớp 8 thì chỉ yêu cầu các em thuộc và hiểu nhưng đối với phần bài tập di truyền ở lớp 9 nó yêu cầu cao hơn đó là vừa thuộc, hiểu, vận dụng làm bài, mà bài tập cần học sinh phải thông minh,cẩn thận. Chính vì vậy khi lựa chọn học sinh rất khó.Vì thế giáo viên cần biên soạn bài giảng của mình theo chủ đề của từng dạng bài tập .
Sáu là:GV Sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng bài tập, dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
Bảy là:Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.
Tám là: Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lập.Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt trong từng mảng kiến thức
Vd: Chương 1: Các thí nghiệm và định luật di truyền của Menđen
Phương pháp lai một cặp tính trạng
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Thí nghiệm:
Men đen tiến hành các phép lai một cặp tính trạng. dưới đây là bảng thống kê kết quả của một số phép lai.
Từ kết quả của thí nghiệm men đen đả rút ra được các két luận sau:
=> Kết luận: Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng và tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ cò F2 phân phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
2. Sơ đồ giải thích phép lai.
- Quy ước : A - quy định tính trạng trội
a - quy định tính trạng lặn
P : Tính trạng trội thuần chủng X Tính trạng lặn
A A a a
G P A a
F1 A a (đồng tính trội )
F1 A a X A a
GF1 A, a A, a
F2
4) Phép lai phân tích:
- Đây là phép lai nhằm xác đinh kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng.
- Phương pháp: Cho cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn (aa). căn cứ vào kết quả của con lai phân tích để kết luận.
+ Nếu cọn lai phân tích đồng tính (chỉ có duy nhất một kiểu hình) chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội đem lai thuần chủng hay đồng hợp (AA).
VD: P: AA (Hoa đỏ) X aa (Hoa trắng)
GP: A a
FB : Kiểu gen: Aa
Kiểu hình: Hoa đỏ
+ Nếu con lai phân tính (có nhiều hơn một kiểu hình) chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội đem lai tạo nhiều giao tử, tức không thuần chủng (hay dị hợp Aa).
VD: P: Aa (Hoa đỏ) X aa (Hoa trắng)
GP: A, a a
F1: Kiểu gen: 1Aa : 1 aa
Kiểu hình: 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng
* Chú ý: Trong trường hợp trội không hoàn toàn không cần tiến hành lai phân tích. Bởi vì:
+ Kiểu gen AA: Luôn biểu hiện tính trạng trội.
+ Kiểu gen Aa : Luôn biểu hiện tính trạng trung gian.
II: Phương pháp giải bài tập :
1. Dạng bài toán thuận:
Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, gen lặn.
Bước 2: Từ kiểu hình của bố mẹ -> biện luận để xác đinh kiểu gen của bố mẹ.
Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai.
2. Dạng bài tâp nghịch:
Bươc 1: Quy ước gen
Bước 2: Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để nhận xét. Dựa trên tỉ lệ rút gọn, suy ra kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ.
Bước 3: lập sơ đồ lai và xác định kết quả.
III. Câu hỏi và bài tập
1. Câu hỏi:
Câu 1: Cặp tính trạng tương phản là gì ? Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai ?
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen gồm những điểm nào ?
Câu 3: Qua thí nghiệm lai một cắp tính trạng Men đen đã rút ra được những kết luận gì ?
Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trang trội cần phải làm gì?
2. Bài tập vận dụng
Bài 1:
ở bắp tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng trân thấp. Khi cho cây có thân cao, chưa biết kiểu gen giao phấn với cây có thân thấp thu được F1 có 128 cây thân cao và 130 cây thân thấp.
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Bài 2:
ở chuột , gen d quy định tính trạng hình dạng lông nằm trên NST thường. Lông xù trội so với lông thẳng. Khi cho giao phấn giữa hai con chuột có lông xù, trong số các con lai sinh ra có con mang lông thẳng.
Hãy biện luận để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.
Bài 3:
Trong một phép lai giữa hai cây P, thu được các cây F1 đều có quả đỏ. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Biết rằng một trong 2 cây P mang lai có quả vàng và quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.
Bài 4:
Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội so với alen a: hạt xanh. Cho cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu được 241 hạt lai F1.
a) Xác định số lượng và tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1. Tính trạng màu sắc của hạt lai F1 được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào.
b) Trung bình mỗi quả đậu có 5 hạt, tỉ lệ các quả đậu có tất cả các hạt đều vàng hoặc đều xanh là bao nhiêu ?
Bài 5:
Ở một loài côn trùng, khi thực hiện phép lai giữa hai cá thể P, thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao với nhau, F2 kết quả như sau:
- 64 cá thể có mắt đỏ
- 130 cá thể có mắt vàng
- 65 cá thể có mắt trắng
a) Hãy giải thích kết quả và lâp sơ đồ lai nói trên.
b) Để thu được con lai có tỉ lệ 50% mắt đỏ và 50% mắt vàng thì kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ phải như thế nào? lập sơ đồ lai minh họa.
Tôi nghĩ rằng Người thầy có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, học sinh có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học sinh.
III. Kết quả kiểm tra đánh giá.
- Kết quả học sinh giỏi : Năm học 2012- 2013 đã có 1 học sinh giỏi đạt giải 3 cấp huyện và đang trong đội tuyển ôn luyện đi thi tỉnh
B. CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HS YẾU – KÉM.
I. THỰC TRẠNG
Song song với công tác bồi dưỡng HSG việc phụ đạo học sinh học yếu kém chưa được coi là nhiệm vụ quan trọng của tiêu chí thi đua.
Trong quan niệm của HS, PH và nhiều khi cả GV đây chỉ là môn phụ, có dốt cũng chẳng sao(!)
Hiện tại vẫn còn 1 số đông không ham học môn sinh, hoặc chưa biết cách học.nhiều em học sinh vẫn xem môn sinh học là một môn phụ và chưa có sự quan tâm đúng mức đối với môn học này.
Có thể nói các em yếu kém vì rất nhiều nguyên nhân: vì tố chất, vì không được sự quan tâm của gia đình, lười học, mãi chơi ... Con số này nằm rải rác ở các lớp. Vậy phải làm thế nào để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Bên cạnh đó còn một thực trạng nữa là nếu nhà trường có tổ chức học thêm thì môn sinh cũng chưa bao gìơ là môn học được bố trí.
Kính thưa các đồng chí! Căn cứ sự đổi mới của thông tư 58 về vai trò các môn học được đánh giá như nhau trong đánh giá kết quả xếp loại và thi đua,và trong tất cả các sản phẩm của ngành giáo dục không cho phép có sản phẩm kém chất lượng. Nói như vậy có nghĩa là nhiệm vụ của chúng ta là phải đào tạo những con người phát triển toàn diện,bản thân tôi xin có một vài giải pháp trong bài tham luận này như sau:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH YẾU - KÉM.
- Căn cứ vào kết quả từng kỳ thi.
- Lập danh sách học sinh yếu kém.
- Phân nhóm cần giúp đỡ : nhóm lười, nhóm không biết cách học…
- Chấm bài, sửa lỗi chi tiết.
- Động viên sự sáng tạo của học sinh.
- Với đối tượng yếu không truyền thụ quá nhiều kiến thức (mở rộng, )
- Cần thân thiện với các em, khen kịp thời khi các em trả lời chỉ cần có ý đúng.Vì các em bao giờ cũng nhút nhát,thiếu tự tin, sợ thầy cô. Đề nghị các bạn trong lớp quan tâm, giúp đỡ bạn khi chưa hiểu bài.
- Khen, thưởng động viên những em có điểm thi cao trong các kỳ thi
Trong bản tin phát thanh nội bộ của nhà trường cần nêu gương tất cả các em đạt điểm cao trong tuần,
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì đổi mới kiểm tra đánh giá cũng góp phần quan trọng vào việc “nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Kiểm tra đánh giá không có nghĩa dạy xong bài cho học sinh làm bài kiểm tra lại để đánh giá em này đã hiểu bài hay chưa? Theo bản thân tôi để đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên phải hướng dẫn thêm cho học sinh tự biết kiểm tra đánh giá năng lực học tập của mình.Song song đó giáo viên cần phải có kế hoạch có thể đánh giá cho điểm đối với việc tự học ở nhà của học sinh thông qua giao công việc, bài tập về nhà có như thế học sinh mới biết được nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc tự học( giúp học sinh rèn luyện thêm ở nhà).
- Đề kiểm tra cũng là khâu quan trọng: đề kiểm tra phải phân hóa được trình độ học sinh và phải dựa vào chuẩn kiến thức là chủ yếu( đề kiểm tra phải đảm bảo học sinh trung bình có thể làm được 50%).
Ngoài những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém chúng ta còn cần phải:
+ Mỗi giáo viên cần phải có nghệ thuật riêng của mình để tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.
Thứ nhất, mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra mục tiêu bài học cho học sinh. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này bằng cách như kể một câu chuyện, đưa một số thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, dụng cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa trên vốn kinh nghiệm của học sinh…có liên quan đến một phần nội dung nào đó của bài học mới nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh đối với bài học.
Thứ hai, các câu hỏi tìm hiểu bài chính là những nhiệm vụ học tập được nêu ra trong giờ học vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng vừa góp phần phát huy trí lực cho học sinh. Tuy nhiên trong khi tiến hành giờ dạy, căn cứ trên trình độ cụ thể của học sinh giáo viên cần phải cân đối để lựa chọn khi nào, lúc nào thì dùng câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, khi nào lúc nào phải thiết kế những câu hỏi cho phù hợp, hiệu quả.
+ Giá trị lớn nhất của phương tiện dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan, đặc biệt là thính giác và thị giác. Điều này khẳng định cần thiết có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn trong các giờ học, tránh dạy chay.
+ Trong giờ dạy giáo viên cần quan tâm đến những học sinh yếu kém nhằm giúp những học sinh này hiểu rõ hơn nhưng gì đã được nghe nhìn. Cần lập danh sách và có kế hoạch cụ thể để phụ đạo những học sinh yếu kém. Hướng dẫn học sinh tham khảo những tài liệu, sách tham khảo cần thiết cho môn học.
+ Về phía học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học của mình: phải đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài học trước khi đến lớp, hoàn thành tốt công việc và nội dung bài tập được giao và phải có kế hoạch tự học ở nhà. Khi học thì phải tập trung thu thập thông tin và qua kết quả thí nghiệm để tổng hợp sau đó giải quyết vấn đề của bài học.
C. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
1/ Đối với Ban giám hiệu:
- Để có những giờ dạy mang lại hiệu quả thì môn sinh học cần phải được đầu tư thêm cơ sở vật chất và đặc biệt là phòng học thực hành ( vì đa số các trường đều chưa có phòng học thực hành riêng mà chỉ là phòng chung với các bộ môn khác ) và đây cũng là một trong những khó khăn cho bộ môn sinh học cũng như giáo viên giảng dạy
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT- KN của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. .
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Thực hiện đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn cấp trường và cấp huyện( số lượng phù hợp); tổ chức hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.
- Cần phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi,có kinh nghiệm,tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
- Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đối với lớp 6, 7, 8: chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
- Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường.
- Thông qua GVCN định hướng, sự thỏa thuận của GVBD ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. Không để tình trạng HS một lúc tham gia 2, 3 đội tuyển, không chuyên sâu ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.
2/ Đối với học sinh:
- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
3/ Đối với phụ huynh:
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.
4/. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách.
- Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém đầu năm học, giữa kì, cuối kì và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ nhiệm đầu năm học sau theo mẫu).
- Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chổ ngồi hợp lý thuận tiện để có cơ hội giáo viên bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời đồng thời có sơ đồ chổ ngồi của học sinh hợp lý.
- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh động viên tinh thần vật chất con em và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy theo quy định nhà nước, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh.
- Kết hợp với giáo viên bộ môn,Tổng phụ trách thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí đã lắng nghe!
Trường THCS Đông Nam
Ngày 13 tháng 3 năm 2013
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
``VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG VÀ PHỤ ĐẠO HS YẾU KÉM``
BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG VÀ PHỤ ĐẠO HS YẾU – KÉM
GV thực hiện: Vũ Thị Thu
A. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho xã hội nói chung.
- Trong những năm gần đây công tác nhà trường đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học.Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn huyện.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
2. Khó khăn:
- Học sinh học chương trình chính khóa, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên có năng lực nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng BDHSG.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.
Một là: GV cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG từ đó không ngừng việc trau dồi kiến thức, phải có chuyên môn vững vàng, đồng thời phải thực sự nhiệt huyết với công tác bồi dưỡng HSG
Hai là: GV cần làm cho HS nhận thức đúng vị trí vai trò của môn học, HS nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, từ đó tạo được hứng thú học tập.
Ba là: Tiến hành lựa chọn HS trong tình hình thực tế của bộ môn, của lớp và của nhà trường.
Bốn là: lập kế hoạch, soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng, theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
Năm là: Lồng ghép việc bồi dưỡng vào các tiết dạy, vì tôi thấy đối với môn sinh học 9 khi thi HSG lại yêu cầu kiến thức phần bài tập di truyền nhiều và cao nhưng kiến thức yêu cầu của chương trình và thời gian học chính là hạn chế, vì thế GV cần nhấn mạnh và lồng ghép nhiều vào các tiết dạy. Do đặc thù của bộ môn sinh học là chương trình kiến thức ở các khối lớp là không liên quan đến nhau,chính vì thế việc bồi dưỡng cần biên soạn theo từng chuyên đề,ở kỳ thi học sinh giỏi thì chỉ giới hạn chương trình lớp 8 và 9 mà kiến thức lớp 8 thì chỉ yêu cầu các em thuộc và hiểu nhưng đối với phần bài tập di truyền ở lớp 9 nó yêu cầu cao hơn đó là vừa thuộc, hiểu, vận dụng làm bài, mà bài tập cần học sinh phải thông minh,cẩn thận. Chính vì vậy khi lựa chọn học sinh rất khó.Vì thế giáo viên cần biên soạn bài giảng của mình theo chủ đề của từng dạng bài tập .
Sáu là:GV Sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng bài tập, dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
Bảy là:Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.
Tám là: Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lập.Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt trong từng mảng kiến thức
Vd: Chương 1: Các thí nghiệm và định luật di truyền của Menđen
Phương pháp lai một cặp tính trạng
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Thí nghiệm:
Men đen tiến hành các phép lai một cặp tính trạng. dưới đây là bảng thống kê kết quả của một số phép lai.
Từ kết quả của thí nghiệm men đen đả rút ra được các két luận sau:
=> Kết luận: Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng và tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ cò F2 phân phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
2. Sơ đồ giải thích phép lai.
- Quy ước : A - quy định tính trạng trội
a - quy định tính trạng lặn
P : Tính trạng trội thuần chủng X Tính trạng lặn
A A a a
G P A a
F1 A a (đồng tính trội )
F1 A a X A a
GF1 A, a A, a
F2
4) Phép lai phân tích:
- Đây là phép lai nhằm xác đinh kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng.
- Phương pháp: Cho cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn (aa). căn cứ vào kết quả của con lai phân tích để kết luận.
+ Nếu cọn lai phân tích đồng tính (chỉ có duy nhất một kiểu hình) chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội đem lai thuần chủng hay đồng hợp (AA).
VD: P: AA (Hoa đỏ) X aa (Hoa trắng)
GP: A a
FB : Kiểu gen: Aa
Kiểu hình: Hoa đỏ
+ Nếu con lai phân tính (có nhiều hơn một kiểu hình) chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội đem lai tạo nhiều giao tử, tức không thuần chủng (hay dị hợp Aa).
VD: P: Aa (Hoa đỏ) X aa (Hoa trắng)
GP: A, a a
F1: Kiểu gen: 1Aa : 1 aa
Kiểu hình: 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng
* Chú ý: Trong trường hợp trội không hoàn toàn không cần tiến hành lai phân tích. Bởi vì:
+ Kiểu gen AA: Luôn biểu hiện tính trạng trội.
+ Kiểu gen Aa : Luôn biểu hiện tính trạng trung gian.
II: Phương pháp giải bài tập :
1. Dạng bài toán thuận:
Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, gen lặn.
Bước 2: Từ kiểu hình của bố mẹ -> biện luận để xác đinh kiểu gen của bố mẹ.
Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai.
2. Dạng bài tâp nghịch:
Bươc 1: Quy ước gen
Bước 2: Rút gọn tỉ lệ kiểu hình ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để nhận xét. Dựa trên tỉ lệ rút gọn, suy ra kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ.
Bước 3: lập sơ đồ lai và xác định kết quả.
III. Câu hỏi và bài tập
1. Câu hỏi:
Câu 1: Cặp tính trạng tương phản là gì ? Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai ?
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen gồm những điểm nào ?
Câu 3: Qua thí nghiệm lai một cắp tính trạng Men đen đã rút ra được những kết luận gì ?
Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trang trội cần phải làm gì?
2. Bài tập vận dụng
Bài 1:
ở bắp tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng trân thấp. Khi cho cây có thân cao, chưa biết kiểu gen giao phấn với cây có thân thấp thu được F1 có 128 cây thân cao và 130 cây thân thấp.
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Bài 2:
ở chuột , gen d quy định tính trạng hình dạng lông nằm trên NST thường. Lông xù trội so với lông thẳng. Khi cho giao phấn giữa hai con chuột có lông xù, trong số các con lai sinh ra có con mang lông thẳng.
Hãy biện luận để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.
Bài 3:
Trong một phép lai giữa hai cây P, thu được các cây F1 đều có quả đỏ. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Biết rằng một trong 2 cây P mang lai có quả vàng và quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.
Bài 4:
Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội so với alen a: hạt xanh. Cho cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu được 241 hạt lai F1.
a) Xác định số lượng và tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1. Tính trạng màu sắc của hạt lai F1 được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào.
b) Trung bình mỗi quả đậu có 5 hạt, tỉ lệ các quả đậu có tất cả các hạt đều vàng hoặc đều xanh là bao nhiêu ?
Bài 5:
Ở một loài côn trùng, khi thực hiện phép lai giữa hai cá thể P, thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao với nhau, F2 kết quả như sau:
- 64 cá thể có mắt đỏ
- 130 cá thể có mắt vàng
- 65 cá thể có mắt trắng
a) Hãy giải thích kết quả và lâp sơ đồ lai nói trên.
b) Để thu được con lai có tỉ lệ 50% mắt đỏ và 50% mắt vàng thì kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ phải như thế nào? lập sơ đồ lai minh họa.
Tôi nghĩ rằng Người thầy có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, học sinh có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các em học sinh.
III. Kết quả kiểm tra đánh giá.
- Kết quả học sinh giỏi : Năm học 2012- 2013 đã có 1 học sinh giỏi đạt giải 3 cấp huyện và đang trong đội tuyển ôn luyện đi thi tỉnh
B. CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HS YẾU – KÉM.
I. THỰC TRẠNG
Song song với công tác bồi dưỡng HSG việc phụ đạo học sinh học yếu kém chưa được coi là nhiệm vụ quan trọng của tiêu chí thi đua.
Trong quan niệm của HS, PH và nhiều khi cả GV đây chỉ là môn phụ, có dốt cũng chẳng sao(!)
Hiện tại vẫn còn 1 số đông không ham học môn sinh, hoặc chưa biết cách học.nhiều em học sinh vẫn xem môn sinh học là một môn phụ và chưa có sự quan tâm đúng mức đối với môn học này.
Có thể nói các em yếu kém vì rất nhiều nguyên nhân: vì tố chất, vì không được sự quan tâm của gia đình, lười học, mãi chơi ... Con số này nằm rải rác ở các lớp. Vậy phải làm thế nào để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Bên cạnh đó còn một thực trạng nữa là nếu nhà trường có tổ chức học thêm thì môn sinh cũng chưa bao gìơ là môn học được bố trí.
Kính thưa các đồng chí! Căn cứ sự đổi mới của thông tư 58 về vai trò các môn học được đánh giá như nhau trong đánh giá kết quả xếp loại và thi đua,và trong tất cả các sản phẩm của ngành giáo dục không cho phép có sản phẩm kém chất lượng. Nói như vậy có nghĩa là nhiệm vụ của chúng ta là phải đào tạo những con người phát triển toàn diện,bản thân tôi xin có một vài giải pháp trong bài tham luận này như sau:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TỈ LỆ HỌC SINH YẾU - KÉM.
- Căn cứ vào kết quả từng kỳ thi.
- Lập danh sách học sinh yếu kém.
- Phân nhóm cần giúp đỡ : nhóm lười, nhóm không biết cách học…
- Chấm bài, sửa lỗi chi tiết.
- Động viên sự sáng tạo của học sinh.
- Với đối tượng yếu không truyền thụ quá nhiều kiến thức (mở rộng, )
- Cần thân thiện với các em, khen kịp thời khi các em trả lời chỉ cần có ý đúng.Vì các em bao giờ cũng nhút nhát,thiếu tự tin, sợ thầy cô. Đề nghị các bạn trong lớp quan tâm, giúp đỡ bạn khi chưa hiểu bài.
- Khen, thưởng động viên những em có điểm thi cao trong các kỳ thi
Trong bản tin phát thanh nội bộ của nhà trường cần nêu gương tất cả các em đạt điểm cao trong tuần,
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì đổi mới kiểm tra đánh giá cũng góp phần quan trọng vào việc “nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Kiểm tra đánh giá không có nghĩa dạy xong bài cho học sinh làm bài kiểm tra lại để đánh giá em này đã hiểu bài hay chưa? Theo bản thân tôi để đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên phải hướng dẫn thêm cho học sinh tự biết kiểm tra đánh giá năng lực học tập của mình.Song song đó giáo viên cần phải có kế hoạch có thể đánh giá cho điểm đối với việc tự học ở nhà của học sinh thông qua giao công việc, bài tập về nhà có như thế học sinh mới biết được nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc tự học( giúp học sinh rèn luyện thêm ở nhà).
- Đề kiểm tra cũng là khâu quan trọng: đề kiểm tra phải phân hóa được trình độ học sinh và phải dựa vào chuẩn kiến thức là chủ yếu( đề kiểm tra phải đảm bảo học sinh trung bình có thể làm được 50%).
Ngoài những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém chúng ta còn cần phải:
+ Mỗi giáo viên cần phải có nghệ thuật riêng của mình để tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.
Thứ nhất, mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra mục tiêu bài học cho học sinh. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này bằng cách như kể một câu chuyện, đưa một số thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, dụng cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa trên vốn kinh nghiệm của học sinh…có liên quan đến một phần nội dung nào đó của bài học mới nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh đối với bài học.
Thứ hai, các câu hỏi tìm hiểu bài chính là những nhiệm vụ học tập được nêu ra trong giờ học vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng vừa góp phần phát huy trí lực cho học sinh. Tuy nhiên trong khi tiến hành giờ dạy, căn cứ trên trình độ cụ thể của học sinh giáo viên cần phải cân đối để lựa chọn khi nào, lúc nào thì dùng câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, khi nào lúc nào phải thiết kế những câu hỏi cho phù hợp, hiệu quả.
+ Giá trị lớn nhất của phương tiện dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan, đặc biệt là thính giác và thị giác. Điều này khẳng định cần thiết có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn trong các giờ học, tránh dạy chay.
+ Trong giờ dạy giáo viên cần quan tâm đến những học sinh yếu kém nhằm giúp những học sinh này hiểu rõ hơn nhưng gì đã được nghe nhìn. Cần lập danh sách và có kế hoạch cụ thể để phụ đạo những học sinh yếu kém. Hướng dẫn học sinh tham khảo những tài liệu, sách tham khảo cần thiết cho môn học.
+ Về phía học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học của mình: phải đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài học trước khi đến lớp, hoàn thành tốt công việc và nội dung bài tập được giao và phải có kế hoạch tự học ở nhà. Khi học thì phải tập trung thu thập thông tin và qua kết quả thí nghiệm để tổng hợp sau đó giải quyết vấn đề của bài học.
C. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
1/ Đối với Ban giám hiệu:
- Để có những giờ dạy mang lại hiệu quả thì môn sinh học cần phải được đầu tư thêm cơ sở vật chất và đặc biệt là phòng học thực hành ( vì đa số các trường đều chưa có phòng học thực hành riêng mà chỉ là phòng chung với các bộ môn khác ) và đây cũng là một trong những khó khăn cho bộ môn sinh học cũng như giáo viên giảng dạy
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT- KN của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. .
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Thực hiện đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn cấp trường và cấp huyện( số lượng phù hợp); tổ chức hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.
- Cần phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi,có kinh nghiệm,tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
- Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đối với lớp 6, 7, 8: chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
- Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường.
- Thông qua GVCN định hướng, sự thỏa thuận của GVBD ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. Không để tình trạng HS một lúc tham gia 2, 3 đội tuyển, không chuyên sâu ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.
2/ Đối với học sinh:
- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
3/ Đối với phụ huynh:
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.
4/. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách.
- Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém đầu năm học, giữa kì, cuối kì và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ nhiệm đầu năm học sau theo mẫu).
- Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chổ ngồi hợp lý thuận tiện để có cơ hội giáo viên bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời đồng thời có sơ đồ chổ ngồi của học sinh hợp lý.
- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh động viên tinh thần vật chất con em và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy theo quy định nhà nước, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh.
- Kết hợp với giáo viên bộ môn,Tổng phụ trách thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Thu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)