THAM LUAN

Chia sẻ bởi Đào Duy Thìn | Ngày 12/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: THAM LUAN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TIÊN YÊN
Tranh ảnh - một phương tiện trực quan đắc lực trong dạy học Tiếng Việt tiểu học 
Cho đến nay, sau nhiều năm thực hiện đồng bộ chương trình và sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt tiểu học mới, phần lớn giáo viên đã nhận thấy những ưu điểm nổi trội của bộ sách là: có tính hiện đại về nội dung, phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực tự giác học tập, khả năng tư duy của học sinh bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp.
THAM LUẬN

ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ TRANH, TRUYỆN

CHO VIỆC DẠY HỌC SINH DÂN TỘC
Sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ, chú trọng hình thành đồng bộ bốn kĩ năng đọc - nghe - nói - viết cho người học cũng là những cách tân tích cực. Xét về hình thức và phương pháp lên lớp, hệ thống tranh ảnh thuyết minh cho nội dung bài học, việc đề cao tính chủ động của giáo viên khi sử dụng phương tiện trực quan này là một phương diện quan trọng góp phần đem lại tính ưu việt của bộ sách
một cách đơn giản "tranh ảnh" tức là hệ thống hình ảnh (có  vẽ hay sang chụp) hỗ trợ, minh họa rõ hơn cho nội Nói dung bài học.  Đây là một dạng kênh hình đặc biệt, có tồn tại ở nhiều dạng: cố định (trong SGK) và di động (ngoài SGK). Mối quan hệ biện chứng giữa  tranh ảnh (tức kênh hình) với các kiến thức về Tiếng Việt (tức kênh chữ) có cơ sở khách quan từ  những tiền đề ngôn ngữ học, tâm lí học và giáo dục học cụ , đặc biệt đối với ngôn ngữ của các dân tộc có biến hóa hình thái
Khách quan mà nói, chú trọng sự song hành giữa các kiến thức ngôn ngữ và hệ thống tranh ảnh minh họa trong dạy học Tiếng Việt là một nhân tố  hiện rõ quan điểm tích cực của đội ngũ biên soạn trên cơ sở "tiếp cận với những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới"(2). Sự hiện diện của những bức tranh, hình ảnh có tính thẩm mĩ, phù hợp với năng lực cảm nhận, suy tưởng của trẻ thơ đã có tác dụng rất lớn trong việc kích thích giác quan người học, giúp học sinh liên tưởng đến nội dung trình bày trong bài học nhằm phát triển đồng thời 4 kĩ năng nghe, đọc, nói, viết
Căn cứ vào nguồn khai thác, có  chia hệ thống tranh ảnh hiện nay thành hai loại: Trong và ngoài SGK. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Với dụng ý tìm kiếm sự hoàn thiện, nên ngoài những yếu tố tích cực nêu trên, ở phần này,  chúng tôi sẽ hướng trọng tâm tìm hiểu Tranh ảnh trong SGK môn Tiếng Việt,TNXH,Toán lớp 1-2-3 những nhược điểm trong bản thân của chúng và ngay trong cách sử dụng của người dạy cho HSDT
Khi sử dụng hệ thống tranh ảnh này, với những bài học, thậm chí tiết học quan trọng (có đồng nghiệp, cấp trên dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi,...), người dạy thường ít sử dụng trực tiếp từ nguồn SGK do chúng không đủ lớn, tính trực quan chưa cao, kém hiệu quả dạy học. Vì thế, nếu không có bộ tranh ảnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, đa phần họ thường "tái chế" chúng theo hai cách:
+  Photo phóng to, rồi căn cứ vào tranh gốc để vẽ màu lại;
+ Scan (quét) vô máy tính rồi phóng to, in màu ra. Trường hợp này dễ dàng, nhanh gọn hơn nhưng cũng tốn kém hơn.

Tranh không làm nổi bật được nội dung cần truyền đạt (ở kênh chữ); ý nghĩa khá mơ hồ, đôi khi phải đọc nội dung mới biết được thông điệp ẩn đề cập trong tranh.
Nghĩa là ở đây, tác dụng định hướng cho kênh chữ - một trong những yêu cầu tối quan trọng của chức năng kênh hình - đã không thực hiện đầy đủ. Do thiếu những tính chất này, khi dạy học, không ít lúc giáo viên phải giảng dạy khá áp đặt, gượng gạo.

2.Tranh không đảm bảo tính thẩm mĩ, rườm rà; yếu tố chính không được chú trọng; tính trực quan thấp, thậm chí phản trực quan
Về nguyên tắc, tranh ảnh cần bảo đảm yêu cầu trước hết là phải làm nổi bật những gì giáo viên định tác động đến học sinh (theo nội dung, yêu cầu của bài học). Nói khác đi,  chúng phải làm cho sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động... gắn liền với từ, câu, đoạn... ứng dụng dễ dàng tác động ngay vào giác quan của trẻ , khiến đối tượng được đề cập đến trong kênh chữ dễ tách ra, nổi bật lên giữa những cái bao quanh nó để dễ nhận diện
3.Tranh thiếu tính sư phạm, tính giáo dục
Màu sắc tranh chưa sáng sủa, hài hòa và chưa giống với màu sắc của vật thật .
MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 1(30)
TRANH KHÔNG PHÙ HỢP
ĐIỀU CHỈNH
BÀI 1 - TRANG 4
CÂY TRE
BÀI 1 - TRANG 5
BÀI 4 - TRANG 10
BÀI 4 - TRANG 11
BÀI 5 - TRANG 12
BÀI 6- TRANG 15
BÀI 8 - TRANG 18
BÀI 9 - TRANG 21
BÀI 10 - TRANG 23
BÀI 10 - TRANG 23
BÀI 25 - TRANG 52
BÀI 27 - TRANG 57
BÀI 30 - TRANG 63
BÀI 38 - TRANG 79
BÀI 40 - TRANG 83
BÀI 41 - TRANG 85
BÀI 57 - TRANG 116
BÀI 58 - TRANG 119
BÀI 59 - TRANG 121
BÀI 60 - TRANG 122
BÀI 62 - TRANG 127
Bữa cơm
BÀI 72 - TRANG 147
BÀI 76 - TRANG 155
BÀI 93 - TRANG 22
BÀI 96 - TRANG 28
Loắt choắt
BÀI 97 - TRANG 31
BÀI 98 - TRANG 33
TRANG 83
TRANG 120
BÀI 58 - TRANG 119
TRANG 93
MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 2-3 ( 5 bài)
TRANG 26
TRANG 52
TRANG85
TRANG 88
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
LỚP1-2-3 ( 1 bài)
TRANG 18
MÔN
TOÁN LỚP1-2-3 ( 0 bài)
*5. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh trong dạy học Tiếng Việt Cho HSDT
Muốn bảo đảm nguyên tắc trực quan trong vận dụng tranh ảnh để dạy học môn Tiếng Việt, chúng tôi cho rằng, một nhân tố tiên quyết là phải giải quyết ổn thỏa những bất cập nêu ra ở trên.
Đối với SGK
Là phương tiện học tập quan trọng nhất, không  thiếu đối với người học, nơi cụ hóa chương trình học tập của môn học, hệ thống tranh ảnh trong SGK vì thế phải đạt chuẩn về mọi mặt. Muốn vậy, theo chúng tôi, việc thiết kế hệ thống tranh ảnh phải chú trọng tiêu chuẩn gọn rõ, đơn giản, không rườm rà, đặc biệt phải gắn liền với nội dung kiến thức ngôn ngữ Tiếng Việt cần truyền đạt cho người học. Tranh ảnh từng bài phải làm nổi bật yếu tố trung tâm đồng thời cũng nên in màu cho tất cả, không nên sử dụng tranh đen trắng. Tất cả các tranh trong SGK đều có bộ tranh ảnh xuất bản kèm theo để giáo viên tiện sử dụng khi cần.
Đối với giáo viên
- Cần chủ động tìm kiếm, lựa chọn, thiết kế, sử dụng tranh ảnh cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh địa phương mình công tác, với nội dung và yêu cầu bài học... chứ không nên rập khuôn, máy móc. Muốn vậy, trước hết người dạy phải nắm được mục đích, đặc trưng của từng kiểu bài, thậm chí từng phần trong mỗi bài học.
Sử dụng tranh ảnh trong dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay xem ra vẫn còn là chuyện chưa có hồi kết. Chú trọng, đề cao vai trò của tranh ảnh, đồng thời nỗ lực rèn luyện những kĩ năng, phương pháp dạy học phù hợp là trăn trở của hầu hết giáo viên, nhà giáo dục, đội ngũ quản lí... Vấn đề sẽ khả quan hơn nếu có sự gắn kết giữa các nhân tố: nội dung chương trình SGK, hệ thống đồ dùng, thiết bị học tập được trang cấp hay do chính giáo viên sưu tầm, thiết kế, và quan thiết hơn cả là nghệ thuật sư phạm trong khai thác tính năng ưu trội của phương tiện dạy học của người thầy.
HÃY DÀNH CHO TRẺ EM NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Duy Thìn
Dung lượng: 6,58MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)