Tham luận
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bé |
Ngày 12/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Tham luận thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Mô hình “TRANG SỬ HỒNG ĐỘI TA”
Sự hình thành và tác dụng của nó trong nhà trường qua 3 năm thực hiện.
BÀI THAM LUẬN
Kính thưa hội nghị ! Tôi tên
Nguyễn Văn Tuấn Tổng phụ trách Đội trường TH Bình Hàng Trung 2
Được sự cho phép của ban tổ chức. Tôi xin trình bày bài tham luận:
Mô hình “TRANG SỬ HỒNG ĐỘI TA” sự hình thành và tác dụng của nó trong nhà trường qua 3 năm thực hiện.
Kính thưa quý vị, năm học 2007-2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt phong trào, trường TH Bình Hàng Trung 2 đã phát sinh nhiều sáng kiến, nhiều mô hình
rất hiệu quả. Đáng kể nhất là mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học” và mô hình “Trang sử hồng Đội ta”.
I. Sự ra đời và phát triển mô hình:
Mô hình “Trang sử hồng Đội ta” được hình thành từ công tác “Sưu tầm địa chỉ đỏ”, các em được tìm hiểu, được học tập những tấm gương tiêu biểu ngay trên quê hương, làng xóm của mình.
Năm học 2009-2010 mô hình ra đời với năm vị anh hùng lực lượng vũ trang trong huyện Cao lãnh với hình thức các trang báo tường ở trường, ở lớp gồm :
1) Nguyễn Văn Khải
2) Nguyễn Thị Ngọc Xuyến
3) Đinh Công Bê
4) Nguyễn Minh Trí
5) Nguyễn Văn Đừng
Năm học 2011-2012 mô hình được lãnh đạo nhà trường thống nhất phát triển thêm một bước:
1/ Phát triển về nội dung: Trường giới thiệu thêm ba tấm gương anh hùng dân tộc tiêu biểu cụ thể là:
Anh Kim Đồng: người đội viên đầu tiên cũng là người đội trưởng “Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”, với lòng dũng cảm, mưu trí, dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh mình để bảo vệ cán bộ.
Anh Lý Tự Trọng: Người Đoàn viên tiểu biểu với câu nói bất hủ “Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.
Trần Phú: Người Tổng bí thư Trung ương Đảng đầu tiên.
đã được huyện Đoàn và Hội đồng Đội huyện chấp thuận.
Trang sử hồng Đội ta giờ đây đã giới thiệu 8 vị anh hùng
2/ Phát triển về mặt hình thức:
Từ trang báo tường, tách riêng từng tiểu sử phóng to, làm khung nhôm, in màu, treo trước mỗi phòng học tạo vẽ mỹ quang trường lớp, vừa tô điểm thêm trang sử anh hùng dân tộc, thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng của học sinh nói riêng, của thế hệ trẻ Việt Nam đối với anh hùng dân tộc nói chung.
3/ Hướng phát triển mô hình:
Cốt lõi của mô hình là giới thiệu những tấm gương anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương.
Nhà bia tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ của xã Bình Hàng Trung, nơi Liên đội trường TH Bình Hàng Trung 2 nhận duy tu , bảo dưỡng có 196 liệt sĩ. Dự kiến năm học 2012-2013 trường chọn thêm 2 vị liệt sĩ tiêu biểu tại xã nhà để phát triển mô hình thành 10 vị anh hùng, liệt sĩ để các em học tập.
Với nhiều hình thức triển khai và đánh giá mô hình trong nhà trường như:
Sinh hoạt dưới cờ, triển khai trong buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp, học sinh tự đọc tiểu sử và ghi nhận, tổ chức hội thi kể chuyện “Trang sử hồng Đội ta”, sân chơi rung chuông vàng, giao lưu học sinh giỏi…tạo khí thế thi đua học tập sôi nổi trong nhà trường. Qua tìm hiểu những chiến tích oanh liệt của các vị anh hùng ngay trên quê hương mình sinh ra và lớn lên. Các em cảm thấy tự hào và sung sướng. Tình yêu quê hương đất nước tràn ngập trong lòng và các em đã biến nó thành hành động.
Các em thích học môn lịch sử hơn. Ý thức hơn trong công tác đền ơn đáp nghĩa, biết giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ. Hăng hái chăm sóc, giữ gìn nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã nhà.
Các em luôn tự hào và mạnh dạn giới thiệu với mọi người về các anh hùng, liệt sĩ địa phương, thể hiện qua hội thi kể chuyện “Trang sử hồng Đội ta”, phát biểu một cách lưu loát trước phóng viên báo, đài…
Mong muốn được tham gia về nguồn, thăm viếng các di tích văn hóa, lịch sử. Những năm gần đây, trường đã tổ chức cho các em thăm khu căn cứ kháng chiến Xẽo Quýt, nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Lăng Cụ Phó Bảng. Qua đó các em càng thể hiện lòng tôn kính và biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
Các em càng ý thức tự rèn luyện bản thân phấn đấu trong học tập. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trở nên sôi nổi trong nhà trường. Số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ngày càng tăng.
Số học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm của trường đều khá cao. Trong năm học 2011-2012 trường có 13 học sinh đạt giải cấp huyện, 3 học sinh đạt giải cấp tỉnh, đạt giải 5 toàn đoàn trong hội khỏe Phù Đổng cấp huyện.
Ba năm liền trường không có học sinh bỏ học. Điều đó cho thấy các mô hình đã giúp cho phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường có nhiều tiến bộ, khởi sắc. Năm 2011 trường được PGD&ĐT tặng giấy khen tiêu biểu trong phong trào.
Trường liên tục 3 năm liền nằm trong tốp 10 xếp hạng trường trong huyện.
Năm học 2010-2011 đạt danh hiệu tập thể trường lao động xuất sắc.
Năm học 2011-2012 trường đứng thứ hạng 6 và đã đề nghị xét danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
Năm 2011 “Trang sử hồng Đội ta” đã đạt giải thưởng “Cánh én hồng” do Trung ương Đoàn phát động và được nhiều giấy khen khác. Được báo, đài đưa tin và phát hình. Với hiệu quả đó Hội đồng Đội huyện đã tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình ra toàn huyện.
III. KẾT LUẬN:
Mô hình “Trang sử hồng Đội ta” đáp ứng mục tiêu của nội dung thứ năm trong năm nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đó là “Giáo dục truyền thống cho học sinh”. Qua đó các em cảm nhận được có cuộc sống tươi đẹp hôm nay là nhờ vào sự hy sinh xương máu của bao lớp người đi trước….
Hãy chú ý giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ song song với việc giáo dục kiến thức khoa học; Chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta sẽ làm nên tất cả.
Cuối lời xin chân thành cảm ơn và mong rằng mô hình “Trang sử hồng Đội ta” sẽ tiếp tục phát triển, ngày càng gần gũi, thiết thực trong thời gian tới.
Kính chúc quý vị đại biểu, quý khách dự dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Trân trọng kính chào
Sự hình thành và tác dụng của nó trong nhà trường qua 3 năm thực hiện.
BÀI THAM LUẬN
Kính thưa hội nghị ! Tôi tên
Nguyễn Văn Tuấn Tổng phụ trách Đội trường TH Bình Hàng Trung 2
Được sự cho phép của ban tổ chức. Tôi xin trình bày bài tham luận:
Mô hình “TRANG SỬ HỒNG ĐỘI TA” sự hình thành và tác dụng của nó trong nhà trường qua 3 năm thực hiện.
Kính thưa quý vị, năm học 2007-2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt phong trào, trường TH Bình Hàng Trung 2 đã phát sinh nhiều sáng kiến, nhiều mô hình
rất hiệu quả. Đáng kể nhất là mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học” và mô hình “Trang sử hồng Đội ta”.
I. Sự ra đời và phát triển mô hình:
Mô hình “Trang sử hồng Đội ta” được hình thành từ công tác “Sưu tầm địa chỉ đỏ”, các em được tìm hiểu, được học tập những tấm gương tiêu biểu ngay trên quê hương, làng xóm của mình.
Năm học 2009-2010 mô hình ra đời với năm vị anh hùng lực lượng vũ trang trong huyện Cao lãnh với hình thức các trang báo tường ở trường, ở lớp gồm :
1) Nguyễn Văn Khải
2) Nguyễn Thị Ngọc Xuyến
3) Đinh Công Bê
4) Nguyễn Minh Trí
5) Nguyễn Văn Đừng
Năm học 2011-2012 mô hình được lãnh đạo nhà trường thống nhất phát triển thêm một bước:
1/ Phát triển về nội dung: Trường giới thiệu thêm ba tấm gương anh hùng dân tộc tiêu biểu cụ thể là:
Anh Kim Đồng: người đội viên đầu tiên cũng là người đội trưởng “Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”, với lòng dũng cảm, mưu trí, dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh mình để bảo vệ cán bộ.
Anh Lý Tự Trọng: Người Đoàn viên tiểu biểu với câu nói bất hủ “Tôi chưa đến tuổi thanh niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.
Trần Phú: Người Tổng bí thư Trung ương Đảng đầu tiên.
đã được huyện Đoàn và Hội đồng Đội huyện chấp thuận.
Trang sử hồng Đội ta giờ đây đã giới thiệu 8 vị anh hùng
2/ Phát triển về mặt hình thức:
Từ trang báo tường, tách riêng từng tiểu sử phóng to, làm khung nhôm, in màu, treo trước mỗi phòng học tạo vẽ mỹ quang trường lớp, vừa tô điểm thêm trang sử anh hùng dân tộc, thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng của học sinh nói riêng, của thế hệ trẻ Việt Nam đối với anh hùng dân tộc nói chung.
3/ Hướng phát triển mô hình:
Cốt lõi của mô hình là giới thiệu những tấm gương anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương.
Nhà bia tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ của xã Bình Hàng Trung, nơi Liên đội trường TH Bình Hàng Trung 2 nhận duy tu , bảo dưỡng có 196 liệt sĩ. Dự kiến năm học 2012-2013 trường chọn thêm 2 vị liệt sĩ tiêu biểu tại xã nhà để phát triển mô hình thành 10 vị anh hùng, liệt sĩ để các em học tập.
Với nhiều hình thức triển khai và đánh giá mô hình trong nhà trường như:
Sinh hoạt dưới cờ, triển khai trong buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp, học sinh tự đọc tiểu sử và ghi nhận, tổ chức hội thi kể chuyện “Trang sử hồng Đội ta”, sân chơi rung chuông vàng, giao lưu học sinh giỏi…tạo khí thế thi đua học tập sôi nổi trong nhà trường. Qua tìm hiểu những chiến tích oanh liệt của các vị anh hùng ngay trên quê hương mình sinh ra và lớn lên. Các em cảm thấy tự hào và sung sướng. Tình yêu quê hương đất nước tràn ngập trong lòng và các em đã biến nó thành hành động.
Các em thích học môn lịch sử hơn. Ý thức hơn trong công tác đền ơn đáp nghĩa, biết giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ. Hăng hái chăm sóc, giữ gìn nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã nhà.
Các em luôn tự hào và mạnh dạn giới thiệu với mọi người về các anh hùng, liệt sĩ địa phương, thể hiện qua hội thi kể chuyện “Trang sử hồng Đội ta”, phát biểu một cách lưu loát trước phóng viên báo, đài…
Mong muốn được tham gia về nguồn, thăm viếng các di tích văn hóa, lịch sử. Những năm gần đây, trường đã tổ chức cho các em thăm khu căn cứ kháng chiến Xẽo Quýt, nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Lăng Cụ Phó Bảng. Qua đó các em càng thể hiện lòng tôn kính và biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
Các em càng ý thức tự rèn luyện bản thân phấn đấu trong học tập. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trở nên sôi nổi trong nhà trường. Số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ngày càng tăng.
Số học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm của trường đều khá cao. Trong năm học 2011-2012 trường có 13 học sinh đạt giải cấp huyện, 3 học sinh đạt giải cấp tỉnh, đạt giải 5 toàn đoàn trong hội khỏe Phù Đổng cấp huyện.
Ba năm liền trường không có học sinh bỏ học. Điều đó cho thấy các mô hình đã giúp cho phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường có nhiều tiến bộ, khởi sắc. Năm 2011 trường được PGD&ĐT tặng giấy khen tiêu biểu trong phong trào.
Trường liên tục 3 năm liền nằm trong tốp 10 xếp hạng trường trong huyện.
Năm học 2010-2011 đạt danh hiệu tập thể trường lao động xuất sắc.
Năm học 2011-2012 trường đứng thứ hạng 6 và đã đề nghị xét danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
Năm 2011 “Trang sử hồng Đội ta” đã đạt giải thưởng “Cánh én hồng” do Trung ương Đoàn phát động và được nhiều giấy khen khác. Được báo, đài đưa tin và phát hình. Với hiệu quả đó Hội đồng Đội huyện đã tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình ra toàn huyện.
III. KẾT LUẬN:
Mô hình “Trang sử hồng Đội ta” đáp ứng mục tiêu của nội dung thứ năm trong năm nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đó là “Giáo dục truyền thống cho học sinh”. Qua đó các em cảm nhận được có cuộc sống tươi đẹp hôm nay là nhờ vào sự hy sinh xương máu của bao lớp người đi trước….
Hãy chú ý giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ song song với việc giáo dục kiến thức khoa học; Chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta sẽ làm nên tất cả.
Cuối lời xin chân thành cảm ơn và mong rằng mô hình “Trang sử hồng Đội ta” sẽ tiếp tục phát triển, ngày càng gần gũi, thiết thực trong thời gian tới.
Kính chúc quý vị đại biểu, quý khách dự dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Trân trọng kính chào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bé
Dung lượng: 7,11MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppsx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)