Tap lam van 5 Chuyên đề trả bài văn viết Lớp 4,5

Chia sẻ bởi Lê Thị Phúc | Ngày 09/05/2019 | 162

Chia sẻ tài liệu: tap lam van 5 Chuyên đề trả bài văn viết Lớp 4,5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CÁC BƯỚC DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 4- 5
I. Vị trí: Trong chương trình tiếng Việt mới ở tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của các đơn vị kiến thức. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
Để có kĩ năng này, học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa (hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiện kĩ năng làm văn của học sinh.
II/ Các bước thực hiện: Để một giờ trả bài văn đạt kết quả, cần giải quyết các khâu:
+ Chấm bài.
+ Thiết kế bài dạy.
+ Lên lớp.
a. Chấm bài: Tuy chấm bài không nằm trong quá trình lên lớp 40 phút trả bài, nhưng nó lại là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho giờ trả bài. Thống kê các loại lỗi của HS để tìm ra lỗi phổ biến chung để hướng dẫn chữa lỗi.
b. Thiết kế bài dạy: Thiết kế bài dạy cũng là yếu tố chuẩn bị quan trọng, nó là cơ sở của giờ lên lớp giúp giáo viên lựa chọn nội dung và cách tiến hành tiết trả bài. Tính kỹ lưỡng và tính khoa học trong bài soạn là yếu tố giúp giáo viên thành công và học sinh tiếp thu bài tốt.
* Theo nguyên tắc chung, giáo án gồm đủ các phần:
- Mục tiêu bài học
- Đồ dùng và phương tiện dạy học
- Các hoạt động dạy học gồm các bước:
+ Ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
+ Bài mới
+ Củng cố, dặn dò.
c. Các bước lên lớp:
1. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:
- Ghi đề bài lên bảng, đọc đề.
- Giáo viên phân tích đề, giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài bằng hệ thống câu hỏi, chủ động hướng vào những lỗi sai về việc lạc đề của HS (nếu phát hiện khi chấm) để chốt lại yêu cầu đề.
a1. Chữa lỗi về bài làm không đúng yêu cầu:
Ví dụ: Tả hoạt động của người em yêu mến. Học sinh lại đi sâu tả ngoại hình mà không chú ý tới tả hoạt động, giáo viên phải giúp HS xác định lại yêu cầu của đề rồi viết lại bài văn đó theo yêu cầu đã nhận ra.
2. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi:
Căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh chữa bài theo các bước sau:
a. Chữa lỗi chung: ( Dùng vở ô li)
- Trả bài làm cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý hoặc chi tiết, sự việc...) và hình thức ( về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả...)
a2: Chữa lỗi về bố cục: Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi về mở bài, kết bài (theo cách đã học), về thân bài (sắp xếp ý theo trình tự đã học một cách hợp lí, sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành sửa lỗi cá nhân. Ngoài ra, ở phần này học sinh thường không biết tách giữa mở bài với thân bài hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, giáo viên cần gợi học sinh nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết lẫn hoặc viết được đoạn văn còn thiếu trong bài văn.
a3: Chữa lỗi về chính tả: Khi học sinh tìm ra lỗi chính tả mà mình viết sai (giáo viên đã gạch chân trong vở), giáo viên cần giúp các em cách phân biệt chính tả, giúp các em viết đúng.
khuông mặt
khuôn mặt
xấm xét
sấm sét
rực rở
rực rỡ
a4. Chữa lỗi về cách dùng từ:

bận đồ
giọt sương
hột sương
mặc đồ
chú nông dân
bác nông dân
mưa rơi lả tả
mưa rơi tí tách
đàn bò ăn cỏ
đàn bò gặm cỏ
a5. Chữa lỗi về câu: ( Thảo luận nhóm) Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ (hay còn gọi câu què); câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả... thiếu thành phần chính (tức là cả cụm chủ vị) nêu ý chưa trọn vẹn (còn gọi câu cụt); câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng.
Trên đường làng các bạn học sinh.
Trên đường làng, các bạn học sinh tung tăng đến trường.
Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu.
Trong nhà em, bà là người em kính yêu nhất.
Bầu trời lúc này như rộng ra và cao hơn ngoài đồng tiếng hót líu lo của con chim chiền chiện.
Bầu trời lúc này như rộng ra và cao hơn. Ngoài đồng, con chim chiền chiện cất tiếng hót líu lo.
Khi ông mặt trời thức giấc.
- Khi ông mặt trời thức giấc, bác nông dân dắt trâu ra đồng.
- Ông mặt trời thức giấc.
b) Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân: ( Dùng vở bài tập)
Với từng loại lỗi cụ thể:
( chính tả, từ, câu) giáo viên gợi mở để giúp các em tìm ra cách sửa.


* HS tự tìm lỗi sai trong bài của mình: GV không nên nêu ra cái sai cụ thể trên bảng, làm như vậy học sinh bị thụ động mặc dù cái sai đó GV đã nắm được chắc và ghi trong sổ chấm trả, nhận xét về bài làm rồi. Về vấn đề này GV có thể chủ đạo gợi mở làm cho học sinh phải động não bằng cách như sau:
- Gọi học sinh (học sinh này bài văn có câu sai, lỗi sai GV đã ghi trong bài) và yêu cầu em hãy đọc đoạn văn sai của em mà GV đã gạch trong vở.
c. Đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay: để giúp các em vận dụng vào bài viết của mình từ đó giúp cho bài viết của các em giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích. Gợi ý học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn (về bố cục, sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật)
Ví dụ:
Ở đây, lúa mơn mởn thì con gái, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn xa cánh đồng là một thảm lúa xanh rờn, nhấp nhô, nhấp nhô theo làn gió sớm.
Trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu và gió đầy hơi nước đã bắt đầu thổi mạnh. Mây phủ kín, bầu trời như thấp xuống mặt đất. Mưa rơi lộp độp, lộp độp trên những tàu lá chuối khô. Rồi bỗng chốc con đường trước mặt trắng xóa một màn nước. Trong vườn, cây cối ngả nghiêng. Mưa to quá! Mấy chú gà con ướt lướt thướt, nép mình dưới gốc cây bưởi cuối sân. Một lác sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn, trời quang quẻ, mát mẻ. Vườn cây rung rinh trong gió nhẹ. Mấy chú gà vỗ cánh tỉa lông rồi đi tìm mồi.
d. Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn:
- GV cho HS tự chọn đoạn văn viết lại:
+ HS HTT viết lại cho hay hơn.
+ HS tiếp thu chậm viết đoạn văn cho đúng.
III/ Kết luận:
* Như vậy : Muốn nâng cao chất lượng giờ trả bài, chúng ta phải kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp đối tượng học sinh để tiết trả bài đạt kết quả tốt.
- Nêu rõ ưu khuyết điểm của học sinh trong việc thực hiện yêu cầu của đề bài (dẫn chứng cụ thể qua bài làm của HS); kết hợp với nhận xét về chữ viết và cách trình bày bài văn, công bố kết quả và biểu dương học sinh có bài làm tốt hoặc bài làm có tiến bộ. Giáo viên nên công bố tên học sinh có ưu điểm, không cần thiết nêu tên học sinh có khuyết điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)