Tập huấn về Phụ nữ năm 2012

Chia sẻ bởi Hoàng Minh Phú | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn về Phụ nữ năm 2012 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KÌ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
ThS. Lê Đình Thuần
Sở Giáo dục và Đào tạo
Thần thoại Hi Lạp kể rằng:
“Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ.”
MỤC TIÊU
Học viên nắm được những khái niệm cơ bản về:
Phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ VN và ý nghĩa của việc trau dồi phẩm chất đạo đức;
Những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ VN;
Đặc điểm thời kì CNH, HĐH đất nước và những tác động tích cực/tiêu cực tới phẩm chất đạo đức phụ nữ VN
Tứ đức mới của phụ nữ VN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp thuyết trình
Phương pháp cùng tham gia
Phương pháp làm việc theo nhóm
Phương pháp chia sẻ kinh nghiệm
NỘI DUNG

Khái niệm phẩm chất đạo đức
Phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào?
Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”?
Cần làm gì để người phụ nữ có được các phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”?
I. Khái niệm phẩm chất đạo đức

Phẩm chất (giới hạn nói đến con người):
- Phẩm chất có thể hiểu là bản chất, là cái làm nên giá trị riêng của mỗi con người.
- Nói đến phẩm chất của một người, thường nhìn nhận ở các góc độ như: phẩm chất về chính trị, phẩm chất về đạo đức (đức) và phẩm chất về năng lực (tài).

Đạo đức

Đạo đức là gì? Đó là những chuẩn mực hành vi ứng xử giữa người với người, giữa người với tự nhiên, vạn vật…;
Những chuẩn mực đó được cộng đồng, xã hội thừa nhận, trở thành quy ước hoặc quy phạm pháp luật, được mọi người tôn trọng, thực hiện;
Người có hành vi lệch chuẩn, bị coi là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật, bị dư luận xã hội phê phán, lên án.
Dựa vào chuẩn mực đạo đức, người ta có thể đánh giá hành vi cụ thể của con người nào đó là có lợi hay có hại, tốt hay xấu, nên làm hay không nên làm, cần được khuyến khích hay cấm kị …
Phẩm chất đạo đức

Phẩm chất đạo đức là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, có lợi hay có hại, về những điều được khuyến khích, hoặc cấm kị.
II. Phụ nữ Việt Nam có phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp.
Chia 03 nhóm:
Nhóm 1: “Phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào?”

Nhóm 2: “Trong thời đại hiện nay phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đạo đức nào tốt đẹp?”

Nhóm 3: So sánh phẩm chất đạo đức truyền thống và hiện đại của phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam có phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp:
Yêu nước, anh hùng
Đảm đang, chịu thương chịu khó
Nhân ái, nghĩa tình
Thủy chung
Đức hy sinh
Yêu nước

- Lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng, bất khuất của PNVN thể hiện qua truyền thống bảo vệ tổ quốc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hăng hái góp sức xây dựng đất nước.

- Thời phong kiến: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa năm 40), Bà Triệu (Khởi nghĩa năm 248), Nữ tướng Bùi Thị Xuân (Khởi nghĩa Tây Sơn)...

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Nhiều phụ nữ anh hùng: Nữ tướng Nguyễn Thị Định, chị Út Tịch...
Nhiều nữ chiến sĩ cách mạng bị giặc tù đầy, giam cầm, tra tấn chết đi sống lại vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với cách mạng: Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Trần Thị Lý...

- Trong sự nghiệp Xây dựng Tổ quốc:
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
(40-43)
- Thời phong kiến: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa năm 40).

Một xin rửa sạch nước thù.
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cởi voi đánh còng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân
TRIỆU THỊ TRINH (225 – 248)
NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN
Công chúa Ngọc Hân
NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG

Làm lẽ

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có như không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết duờng này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
-----------------------------------------
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu
2. Đảm đang
Đảm đang lo toan cho gia đình chồng
Trong gia đình Việt Nam, người con dâu có vị thế hết sức quan trọng:
- Là cầu nối giữa các thế hệ trong gia đình, làm cân bằng tình cảm trong các mối quan hệ gia đình họ tộc,
- Là nhân tố có vai trò quyết định tạo nên tổ ấm gia đình: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
- Được xem là “nội tướng” trong gia đình.
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
  Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
 Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

                                     Trần Tế Xương
Đảm đang
- Quan tiền dài em xẻ làm đôi
Nửa mua sách bút, nửa nuôi mẹ già”
- Em là con gái Phụng Thiên,
Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng.
Một quan là sáu trăm đồng,
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi” (Ca dao).
2. Đảm đang
Đảm đang sản xuất, kinh doanh
- Trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ làm tròn tất cả các khâu: cày, bừa, gieo, cấy, chăm bón, thu hoạch, đến hong phơi, cất giữ các nông sản…;
- Các nghề khác:
Trồng dâu, chăn tằm, dệt vải
Làm giấy, trồng hoa
Buôn bán…
2. Đảm đang
Đảm đang công việc xã hội
- Trong xã hội phong kiến, phụ nữ Việt Nam đã có sự tham gia vào việc quản lý đất nước. Lịch sử đã ghi nhận nhiều tấm gương và năng lực của phụ nữ đã tham gia chính sự (tiêu biểu như: Thái hậu Dương Vân Nga , Nguyên phi Ỷ Lan , ...).
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhất là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, phẩm chất đảm đang của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành mốc son chói lọi với phong trào "Ba đảm đang", nội dung cụ thể như sau:
Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu;
Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu;
Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần.
Phụ nữ tham gia chính sự
Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.
Phụ Nữ đã tham gia chính sự
Dương Vân Nga (chữ Hán: 楊雲娥; 952 - 1000) là hoàng hậu của hai triều vua trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Vì làm hoàng hậu, rồi thái hậu của nhiều triều đại, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay Dương thái hậu.
3. Nhân ái, nghĩa tình

Phẩm chất nhân ái, nghĩa tình có cội nguồn sâu xa từ bản chất và trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.
- Biểu hiện cụ thể:
Tình cảm yêu thương trong gia đình.
Coi trọng tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, sống hòa mình vào tập thể
Lối sống tình nghĩa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,
Tình thương người như thể thương thân, “lá lành đùm lá rách”.

4. Thủy chung

- Thủy chung trong tình vợ chồng, tình yêu nam nữ:
Hình ảnh hòn vọng phu - đá trông chồng.
Dồn tất cả tâm tư, tình cảm, sức lực cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình.
- Thủy chung với cộng đồng, với đất nước:
Trong đối nhân xử thế, trong quan hệ giữa người với người, PNVN luôn là những người rất đề cao tình nghĩa, coi trọng đạo lý làm người.
Với bạn bè, họ thường rất thân thiết, gắn bó, đói no, sướng khổ cũng không phụ nhau.
Với bà con lối xóm, họ luôn gần cận, chia ngọt sẻ bùi, láng giềng "tắt lửa tối đèn có nhau".
Trong tình đồng chí, đồng đội, họ là những sống chết có nhau.
5. Đức hy sinh
Phụ nữ Việt nam đã hy sinh thầm lặng, quên mình cho gia đình và cho đất nước:
Hy sinh cho gia đình: Quên nhu cầu hưởng thụ của bản thân để dành mọi sự chăm lo cho chồng, con, cha mẹ.

- Hy sinh cho đất nước: Hy sinh tính mạng và hạnh phúc của bản thân và gia đình.
Tiễn chồng, tiễn con, rồi lại tiễn cháu lên đường tham gia chiến đấu.
Sẵn sàng hiến dâng bản thân và những người thân yêu nhất vì nền độc lập của dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Không tiếc sức người sức của đóng góp cho cách mạng.
Nghe ngâm thơ bài Mẹ Suốt
Một số khía cạnh hạn chế, thói hư tật xấu thường bị gán cho người phụ nữ
- Một số hạn chế: Yếu đuối, an phận, tự ti; cam chịu, thụ động; nhẹ dạ, cả tin, dễ bị tổn thương…
Thói xấu: Ích kỷ, đố kỵ, thiển cận, hẹp hòi, khắt khe tới cay nghiệt, chấp vặt, nói nhiều…
Ra đường thì sợ công nông
Về nhà thì sợ vợ không nói gì
Lời kết về truyền thống
Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn của các thế hệ PNVN.
Cũng chính trong lịch sử hào hùng đó, đã hình thành, hun đúc và lưu giữ những giá trị phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của PNVN.
PNVN nói chung, những người làm công tác tuyên truyền giáo dục nói riêng cần nghiên cứu, tìm hiểu phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN; thấm nhuần các giá trị tinh thần to lớn được các thế hệ PNVN dày công vun đắp để trân trọng, tự hào, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và khắc phục hạn chế, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực để xây dựng phẩm chất đạo đức của PNVN thời kỳ mới.


Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Những nữ doanh nhân thành đạt
Chu Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lĩnh vực kinh doanh: Thủy sản Tốt nghiệp THPT, chị khăn gói theo cậu vào Nam lập nghiệp. Trải qua những tháng ngày gian khó, từ một công nhân thu mua tôm, rồi kế toán của Xí nghiệp Đông lạnh Cà Mau, kinh nghiệm và kiến thức được chị tích lũy dần. Rồi chị gặp gỡ anh Lê Văn Quang (quê Hải Phòng, tốt nghiệp Đại học Thủy sản Nha Trang vào Cà Mau công tác).
Giải thưởng Kovalevskaia
Năm 1986, người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng danh giá mang tên Nhà nữ toán học Nga lỗi lạc Kovalevskaia, đó là cô giáo Bùi Thị Tý. Bà cũng là người được Nhà nước phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú đợt đầu.

Giải thưởng Kovalevskaya (còn gọi tắt là Giải "Kova") là giải thưởng thường niên dành tặng cho những nữ khoa học gia xuất sắc, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân là các nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực - kinh tế, xã hội và văn hóa.

Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học gốc Nga, Kovalevskaya (1850 – 1891).

Quỹ giải thưởng quốc tế Kovalevskaya được thành lập năm 1985, với sự đóng góp ban đầu của hai vợ chồng giáo sư người Mỹ Ann và Neal Koblitz.[1] Từ năm đó, vợ chồng giáo sư đã chọn các nhà khoa học nữ Việt Nam về lĩnh vực khoa học tự nhiên làm đối tượng để xét và trao Giải thưởng Kovalevskaya. Quỹ đã hỗ trợ cho 8 nước đang phát triển là: Peru, El Salvador, Nicaragua, Mexico, Cuba, Nam Phi, Mozambic và Việt Nam.
Cho đến năm 2009, giải thưởng đã được trao cho 31 cá nhân và 15 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên [2].
Hiện nay, Lễ trao Giải thưởng này do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaya Việt Nam [2]
Danh sách những cá nhân, tập thể được tặng thưởng
1988Võ Hồng AnhGiáo sư - Tiến sĩ
2000Nguyễn Thị TrâmGS. TS
2005Nguyễn Thị Thu HàĐại tá, PGS. TS, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108Ghép tế bào máu ngoại vi tự thân
2005[3]Trần Thị LuyếnPGS. TS, Phó hiệu trưởng ĐH Thủy Sản Nha TrangQuy trình công nghệ sản xuất Chitozan từ vỏ ghẹ
2005Tập thể cán bộ nữ công ty cổ phần Traphaco[4]Xây dựng quy trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để bào chế một số chế phẩm chất lượng cao
2005Tập thể cán bộ khoa học nữ Phòng Polyme, Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt NamThuốc kem Pokysan chữa trị bỏng
2008
Lê Thị Hợp PGS TS 2008[5]
Tập thể nữ cán bộ nghiên cứu Viện Dinh dưỡng Việt Nam 2008[5]Đặng Thị Kim ChiGS.TS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trướng - Đại học Bách khoa Hà Nội.
2008-2009[6]Phạm Thị Thùy PGS.TS., trưởng Phòng thí nghiệm vi sinh vật côn trùng, Viện bảo vệ thực vật
2008-2009[6]Phan Thị Tươi PGS.TS., nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM
2008-2009[6]Lê Thị ThúyPGS.TS., Phó trưởng phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện chăn nuôi
2010Lương Chi MaiPGS.TS., Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin Nhận dạng chữ Việt và nhận dạng tiếng nói
2010 Nguyễn Thị Lộc TS.
2011 [7]Vũ Thị Thu Hà PGS.TS., Phó Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam Công nghệ xúc tác dị thể ứng dụng
trong sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường 2011 [7]Lê Thị Thanh Nhàn PGS.TS., Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học, Đại học Thái NguyênĐại số Giao hoán
Những nữ doanh nhân thành đạt
Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC)
Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC)
Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến & xuất khẩu cá tra
Khởi đầu từ một xưởng đông lạnh nhỏ, dưới sự lãnh đạo của bà Khanh, Vĩnh Hoàn đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và hiện đã vươn lên dẫn đầu top những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của cả nước.
Những nữ doanh nhân thành đạt
Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai (QCG) Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản Khởi nghiệp từ kinh doanh gỗ, phân bón, bà Loan đã “tình cờ” bước vào lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, Quốc Cường Gia Lai đã trở thành một trong những doanh nghiệp địa ốc lớn tại khu vực phía Nam. Không dừng lại ở bất động sản, bà Loan cùng Quốc Cường Gia Lai hiện đã hướng sang nhiều lĩnh vực khác như Thủy điện và Cao su. Với việc nắm gần 50% cổ phần của QCGL, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, bà Loan là một trong những người giàu nhất trên TTCK hiện nay, đồng thời là người giàu nhất trong số những doanh nhân được
Những nữ doanh nhân thành đạt
Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Lĩnh vực kinh doanh: Vàng bạc đá quý
Bà Dung đã lãnh đạo PNJ liên tục từ năm 1998 đến nay, khi đó mới chỉ là Cửa hàng Kinh doanh vàng bạc Phú Nhuận.
Bà Dung được bầu chọn vào top 5 doanh nhân xuất sắc nhất được vinh danh trong giải thưởng “Ernst & Young – bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011”.
Những nữ doanh nhân thành đạt
Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo (ITA) – Đại biểu quốc hội khóa XIII. Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản. Bà Yến là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam với 2 khu công nghiệp tiêu biểu là Tân Tạo (Tp.HCM) và Tân Đức (Long An). Ngoài bất động sản, Tập đoàn Tân Tạo hiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như năng lượng (Nhiệt điện Kiên Lương, truyền thông (Kênh truyền hình VBC)…Bà Yến cùng em trai là ông Đặng Thành Tâm đều được bầu làm đại biểu quốc hội khóa XIII.
Những nữ doanh nhân thành đạt
Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk (VNM) Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm sữa Bà Liên bắt đầu làm việc tại Vinamilk từ năm 1976 và đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc từ năm 1992 đến nay. Dưới sự lãnh đạo của vị nữ thuyền trưởng này, Vinamilk đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua; trở thành 1 bluechip hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng trong top những doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất. Hiện có tới 90% ý tưởng mới của Vinamilk xuất phát từ vị lãnh đạo này.

III. Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Mở đầu: Trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập khu vực và thế giới, xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi có tính chất bước ngoặt.
Dù ít hay nhiều, ở một mức độ nhất định, thay đổi ấy đã và đang tạo ra những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới phẩm chất đạo đức con người nói chung, người phụ nữ nói riêng từ hai phía: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
Vậy thời kì CNH, HĐH có những tác động như thế nào tới vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì CNH, HĐH đất nước?



Tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam nhìn từ góc độ phẩm chất đạo đức

Thảo luận nhóm 3 người, chia Hội trường làm những nhóm lớn, mỗi nhóm bàn về một nội dung:
+ Nêu những tác động tích cực đến phẩm chất đạo đức phụ nữ
+ Nêu những tác động tiêu cực đến phẩm chất đạo đức phụ nữ
Thời gian thảo luận nhóm: 5 phút.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận về tác động tích cực, tiêu cực (5 phút).
1. Những tác động tích cực:

Quan niệm về đạo đức của người phụ nữ cởi mở hơn
Môi trường pháp lý về bình đẳng giới tiến bộ hơn
Cơ hội học tập, giao lưu, tiếp cận thông tin rộng rãi hơn, phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn, có ý thức hơn về giá trị bản thân
Từ những tác động tích cực trên, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển các phẩm chất:
Chủ động, năng động, sáng tạo
Có bản lĩnh, chính kiến
Linh hoạt, dễ thích nghi
Có ý chí, nghị lực, tự tin, khắc phục được tâm lý tự ti, an phận, dựa dẫm
2. Những tác động tiêu cực

Tác động khuynh đảo của đồng tiền và lối sống cá nhân, ích kỷ
Môi trường cạnh tranh, tạo quá nhiều áp lực trong cuộc sống
Tác động của văn hóa ngoại lai, của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Tất cả những tác động tiêu cực nói trên dẫn tới hiện tượng lệch chuẩn về đạo đức:
Quá coi trọng lợi ích cá nhân (đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích gia đình, tập thể, xã hội).
Thích hưởng thụ, lười lao động
Lối sống giả dối, thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền
Sống buông thả, sống gấp
Bàng quan, vô cảm, dễ phát sinh bạo lực và tội ác
Tóm lại, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xuất phát từ những lí do sau:

Một là: Thực trạng xã hội có sự xuống cấp và đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức, lối sống.
Hai là: Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội (Giáo dục một người đàn ông chỉ được một người đàn ông; giáo dục một người phụ nữ được một gia đình, giáo dục một người thầy được một thế hệ).
Ba là: Cần có sự chủ động định hướng rõ các giá trị đạo đức phù hợp với đặc điểm thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mà người phụ nữ Việt Nam cần hướng tới, giúp người phụ nữ có đủ bản lĩnh, sức đề kháng trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập.
IV. Phẩm chất đạo đức
“Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”

Thế nào là:
Tự trọng?
Tự tin?
Đảm đang?
Trung hậu?

- Tự trọng: Coi trọng, giữ gìn phẩm cách, tư cách, danh dự của bản thân.
- Tự tin: Tin vào bản thân mình.
- Đảm đang: Lo toan được công việc gia đình và làm tốt công việc xã hội.
- Trung hậu: Trung thực, nhân hậu trong quan hệ ứng xử với mọi người.
Biểu hiện của các phẩm chất đạo đức
"Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu"
HV chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận (thời gian 15 phút) và viết lên giấy A0 nội dung sau:
Nhóm 1: Tìm và liệt kê các biểu hiện lòng tự trọng/thiếu tự trọng.
Nhóm 2: Tìm và liệt kê 1-2 biểu hiện sự tự tin/thiếu tự tin
Nhóm 3 : Tìm và liệt kê 1-2 biểu hiện sự đảm đang/thiếu đảm đang
Nhóm 4 : Tìm và liệt kê 1-2 biểu hiện sự trung hậu/thiếu trung hậu
Mỗi nhóm hoàn thành nội dung theo phân công và kể một câu chuyện về tấm gương của cán bộ QLGD, hoặc GV của cơ sở GD để minh họa cho phẩm chất đạo đức đó.
TỰ TRỌNG
Tự trọng:
Tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, các quy định, quy chế, nội quy; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử được xã hội thừa nhận.
Có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống;
Nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều
Tôn trọng người khác
Thiếu tự trọng:
Thiếu tự giác chấp hành, vi phạm quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử.
Làm việc không tốt mà không hổ thẹn, bất chấp dư luận
Thiếu ý chí vươn lên, trông chờ, ỷ lại Nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
Coi thường, thiếu tôn trọng người khác
TỰ TIN
Tự tin:
Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khó
Mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; dũng cảm bảo vệ lẽ phải. Tinh thần tự lực cao
Khiêm tốn khi thành công
Bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại.
Thiếu tự tin:
Thụ động, rụt rè, e ngại, sợ trách nhiệm
Cam chịu, an phận Ngần ngại, né tránh, ba phải
Phụ thuộc, dựa dẫm
Kiêu căng, tự mãn khi thành công
Chán nản, tuyệt vọng khi thất bại
ĐẢM ĐANG
Đảm đang:
Quán xuyến công việc gia đình tốt và biết cách chia sẻ với sự tham gia tích cực của các thành viên.
Chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định
Chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình, thực hành tiết kiệm;
Tích cực tham gia hoạt động xã hội; hoàn thành tốt mọi công việc được phân công đảm nhiệm.
Chủ động sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc bản thân
Không đảm đang:
Tổ chức công việc gia đình không tốt, thiếu sự chia sẻ của các thành viên
Lười lao động hoặc lao động thiếu sáng tạo, thu nhập thấp, bếp bênh
Chi tiêu không hợp lý, lãng phí, thiếu ý thức tiết kiệm
Không hoàn thành nhiệm vụ được xã hội, cơ quan phân công
Không cố gắng học tập, không quan tâm chăm sóc bản thân.
TRUNG HẬU
Trung hậu:
Trung thành (với Tổ quốc, nhân dân)
Trung thực, ngay thẳng, không tham lam, vụ lợi;
Công tâm, khách quan, không hẹp hòi, đố kỵ
Sống tình nghĩa, thủy chung; có tình yêu thương chân chính
Giàu đức hy sinh; hiểu rõ mục đích và chấp nhận hy sinh một cách tự giác
Không trung hậu:
Sự phản bội
Giả tạo, gian dối, thủ đoạn, tham lam
hiên vị, bị chi phối bởi tình cảm hoặc lợi ích cá nhân; hẹp hòi, đố kỵ.
Vô tình, vô nghĩa, vô thủy, vô chung
Thờ ơ, bàng quan, vô cảm, nhẫn tâm trước các vấn đề Sống thực dụng, ích kỷ
Mối quan hệ giữa 4 phẩm chất đạo đức Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu
Bốn phẩm chất Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hòa quyện với nhau; phẩm chất này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của phẩm chất kia và ngược lại.
Xuất phát từ lòng tự trọng mà cần phải rèn luyện để thể tự tin, cần phải sống sống trung thực, nhân ái.
Tự tin mới có đủ bản lĩnh thể hiện lòng tự trọng, sự trung thực, thẳng thắn; tự tin mới có đủ năng lực để thể hiện sự đảm đang trong gia đình và đảm đang công việc xã hội.
Mối quan hệ giữa 4 phẩm chất đạo đức Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu
Xuất phát từ tình cảm yêu thương dành cho những người thân trong gia đình, xuất phát từ lòng chung thủy với chồng, sự hiếu thảo với bố mẹ... (nội dung phẩm chất trung hậu ), người phụ nữ không quản vất vả, khó nhọc, có thể toàn tâm toàn ý lo toan, đảm đang công việc gia đình mà không hề tính toán thiệt hơn.

Ngược lại, chính sự đảm đang ấy sẽ góp phần thể hiện một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất vẻ đẹp của lòng nhân hậu ở người phụ nữ.

Cả 4 phẩm chất “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu” được kết tinh từ những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, cần được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

V. Cần làm gì để người phụ nữ có được các phẩm chất đạo đức: Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu ?
Để việc tuyên truyền, giáo dục 4 PCĐĐ trên đây thực sự tác động tới nhận thức và làm thay đổi hành vi của phụ nữ trong ngành GD, mỗi người phụ nữ cần làm gì:
- Cán bộ QLGD;
- Giáo viên, công chức, viên chức, nhân viên…;
- Sinh viên;
- Học sinh.
Liên hệ bản thân là cán bộ nữ trong ngành GD?
THẢO LUẬN NHÓM
1. Mỗi người phụ nữ cần làm gì có được các phẩm chất đạo đức: Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu ?
- Cán bộ QLGD;
- Giáo viên, công chức, viên chức, nhân viên…;
- Sinh viên;
- Học sinh.
2. Mỗi nhóm cử đại diện tham gia một tiết mục văn nghệ về chủ đề đợt tập huấn.

3. Liên hệ bản thân là cán bộ, HS, SV nữ trong ngành GD phải làm gì?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Người phụ nữ cần làm gì?

Nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó.

b. Nhìn nhận rõ những yếu tố cản trở để khắc phục
Những cản trở đó bao gồm:
Định kiến xã hội đối với phụ nữ
Sai lầm, yếu kém, khiếm khuyết của bản thân
Hoàn cảnh không thuận lợi, kém may mắn


C. Ý thức đúng về vai trò phụ nữ, giá trị bản thân, trách nhiệm xã hội

Cụ thể là:
Tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, tự tin về vai trò của phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập;
Có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình, của giới mình, của mỗi người xung quanh mình;
Xác định rõ trách nhiệm xã hội của mỗi người, của chính bản thân mình trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức.
d. Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân
Chủ động tích cực học tập (tự xác định nhu cầu, mục đích học tập, lựa chọn nội dung thích hợp; có ý thức học mọi lúc, mọi nơi, mọi hình thức, học suốt đời).
Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức.
Chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình.
đ. Tác động tới những người xung quanh
- Người thân trong gia đình
- Bà con, đồng chí, đồng nghiệp...

Người cán bộ làm công tác truyền thông GD PCĐĐ cần làm gì?
Liên hệ bản thân?

(1) Với vai là cán bộ TTGD:
* Về nhận thức:
Xác định được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu trong cán bộ phụ nữ ;
Xác định được trách nhiệm của Ban Vì sự TBPV các cấp
Xác định trách nhiệm của bản thân.
(1) Với vai là cán bộ TTGD:

Về hành động :
Nghiên cứu thực tiễn tình hình đơn vị để tham mưu, tổ chức hoạt động tuyên truyền nội dung 4 phẩm chất đạo đức Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu trong hội viên phụ nữ để việc triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu cách thức làm theo phù hợp với đặc điểm tình hình từng nhóm đối tượng.

Tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện 4 chuẩn mực phẩm chất đạo đức phụ nữ VN thời kì CNH, HĐH đất nước.

Thống nhất giữa nói và làm, nhận thức và hành động, thực sự là tấm gương cho các đối tượng nữ của đơn vị.
(2) Với vai là tuyên truyền viên trực tiếp làm công tác tuyên truyền:
Nghiên cứu, nắm vững, hiểu sâu về kiến thức cơ bản phục vụ cho công tác tuyên truyền, bao gồm:
Đặc điểm thời kì CNH, HĐH và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ hiện nay.
Những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
- Bốn chuẩn mực phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH: Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu.
(2) Với vai là tuyên truyền viên trực tiếp làm công tác tuyên truyền:
Rèn luyện các kỹ năng tuyên truyền, vận động:

Kỹ năng truyền thông, kĩ năng tuyên tuyền vận động quần chúng;

Kỹ năng lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH tại cộng đồng;

Kỹ năng giao tiếp thu thập thông tin, nắm bắt kịp thời những vấn đề liên quan tới tình hình phẩm chất đạo đức của phụ nữ tại đơn vị để có giải pháp tuyên truyền vận động thích hợp, hiệu quả.
TÓM LẠI
* Thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống
* Hướng tới chuẩn mực Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu
* Thống nhất giữa lời nói và việc làm


Xin trân trọng cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Minh Phú
Dung lượng: 6,10MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)