Tập huấn Tiết đọc thư viện

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hường | Ngày 09/05/2019 | 688

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn Tiết đọc thư viện thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT TIẾN SỐ 2



TẬP HUẤN
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN









Việt Tiến, ngày 27 tháng 08 năm 2018
Quản lí và thiết lập thư viện
Quản lí và thiết lập thư viện
Thư viện chúng ta thiết lập là một thư viện thân thiện, học sinh thích đến thư viện và tham gia các hoạt động trong tiết đọc thư viện.
Thư viện thân thiện có những đặc điểm chính nào?
Hai đặc điểm chính của thư viện thân thiện

đặc điểm cơ sở vật chất, hệ thống và hoạt động

(2) thái độ của giáo viên và những đối tượng có liên quan đến hoạt động của thư viện.
Thái độ của giáo viên như thế nào là thân thiện với học sinh?
- Khuyến khích học sinh đọc, giúp học sinh tìm sách phù hợp với trình độ đọc của mình, khen ngợi những nỗ lực của học sinh, hỗ trợ khi học sinh gặp từ khó, giúp học sinh cảm thấy an toàn và thoải mái.
Các đặc điểm vật chất và hoạt động của thư viện:
Sắp xếp trang thiết bị thư viện;
Phân loại sách theo trình độ đọc và trưng bày sách trên kệ;
Tài liệu xây dựng môi trường văn bản;
Hệ thống mượn trả sách;
Thực hiện các hoạt động đọc.
Dạy tiết đọc thư viện
Tiết đọc thư viện là gì?

Trả lời: Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của trường, thời gian dành cho một tiết đọc thư viện tương đương với thời dành cho một tiết của các môn học khác, tiết đọc thư viện có 04 hoạt động đọc chính và các hoạt động mở rộng. Tiết đọc thư viện được tổ chức ở thư viện hoặc ở lớp học do các giáo viên đã được tập huấn về tiết đọc thư viện thực hiện.
 
Tiết đọc thư viện được diễn ra mỗi tuần một lần, cho tất cả các khối lớp và do giáo viên đã được tập huấn thực hiện. Trong tiết đọc thư viện, có các hoạt động đọc chính và các hoạt động mở rộng.


Hiệu trưởng hoặc hiệu phó phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng Lịch Tiết đọc thư viện từ khối lớp 1 đến lớp 5 từ đầu năm học. Khi lên lịch tiết đọc thư viện, cố gắng sắp xếp để tất cả các lớp đều có cơ hội thực hiện tiết đọc thư viện tại thư viện. Vì vậy, Lịch tiết đọc thư viện đã được quy định trong thời khóa biểu của nhà trường.
Dạy học sinh về Nội quy thư viện, tìm sách theo mã màu, bảo quản sách, và mượn sách trong thư viện;
Hỗ trợ nhân viên thư viện thiết lập thư viện dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng;
Khuyến khích, hỗ trợ học sinh đọc sách;
Giúp học sinh xác định được trình độ đọc của mình bằng quy tắc 05 ngón tay;
Thực hiện các hoạt động đọc trong tiết đọc thư viện;
Cập nhật và ký tên và Nhật ký tiết đọc thư viện;
Theo dõi sách mượn trả quá hạn;
Tập huấn lại những giáo viên mới/chưa được tập huấn khi được yêu cầu;
Hỗ trợ hiệu trưởng tổ chức Ngày đọc sách với sự tham gia của gia đình và cộng đồng.
 
Vai trò của giáo viên
 
Hai nhiệm vụ chính của giáo viên trong Tiết đọc thư viện
 
+ Nhiệm vụ thứ nhất là dạy học sinh về những “Hoạt động hàng ngày” trong thư viện.
Những hoạt động hàng ngày trong thư viện là các quy định và quy trình mà học sinh cần phải biết khi sử dụng thư viện. Bao gồm (1) Nội quy thư viện, (2) Tìm sách theo mã màu, (3) Mượn trả sách, (4) Bảo quản sách.

+ Nhiệm vụ chính thứ hai của giáo viên trong tiết đọc thư viện là thực hiện các hoạt động đọc cho học sinh. Có 04 hoạt động đọc chính: Đọc to nghe chung, Cùng đọc, Đọc cặp đôi và Đọc cá nhân.
 
- 2 tiết đầu, GV dẫn HS vào thư viện, hướn dẫn lịch đọc; mượn trả sách: ngày nào được mượn, ngày nào trả, được mượn mấy quyển; dạy HS về nội quy thư viện; giới thiệu mã màu, hướng dẫn tìm sách theo mã màu;
Cách cầm sách, lật sách; cách ghi thông tin vào phiếu đăng kí mượn sách.
Dạy tiết đọc thư viện
Hai hoạt động
Hoạt động đọc chính
Hoạt động mở rộng
1. ĐỌC TO NGHE CHUNG
 
Trước khi đọc
1. Cho học sinh xem tranh trang bìa
2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa
2b. Đặt câu hỏi liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh
2c. Đặt 2-3 câu hỏi phỏng đoán
3. Đặt 1-2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên
4. Giới thiệu về sách
5. Giới thiệu 1-3 từ mới
Trong khi đọc
1. Đọc chậm, rõ ràng với giọng đọc diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể
2. Cho học sinh xem tranh ở một vài đoạn
3. Đặt 2-3 câu hỏi phỏng đoán

Sau khi đọc
1. Đặt 3-5 câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện
2. Đặt câu hỏi để tóm tắt những phần chính trong câu chuyện
3. Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao”
 
2. CÙNG ĐỌC
Trước khi đọc
1. Cho học sinh xem tranh trang bìa
2.
a. Đặt 3-4 câu hỏi về trang bìa
b. Đặt 1-2 câu hỏi liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh
c. Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán
3. Đặt 1-2 câu hỏi về tranh ở trang đầu
4. Giới thiệu về sách
5. Giới thiệu 1-3 từ mới
Trong khi đọc
Đảm bảo tất cả học sinh có thể nhìn thấy tranh và chữ
Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể
Dừng lại 2-3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán
Sau khi đọc lần 1:
Đặt 2-3 câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện: Truyện có những nhân vật nào?Chuyện gì xảy ra? Ở đâu? Khi nào?
Đặt câu hỏi để tóm tắt lại 3-4phần chính của câu chuyện
Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao”: Theo các em tại sao nhân vật lại làm như vậy?
Đọc lần hai
1. Mời học sinh đọc cùng và tham gia đọc
2. Đọc lần hai
Mời học sinh cùng đọc lại những từ, câu thú vị cùng với giáo viên
Mời học sinh thực hiện những cử chỉ/hành động, tạo âm thanh cùng với giáo viên
3. Sau khi đọc, cảm ơn học sinh đã tham gia đọc cùng với giáo viên
 
3. ĐỌC CẶP ĐÔI
 
Trước khi đọc
Hướng dẫn học sinh chọn bạn để tạo thành cặp và ngồi gần với nhau
Nhắc học sinh về mã màu của các em
Nhắc học sinh về cách lật sách đúng
Mời lần lượt 4-5 cặp đôi lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc
Trong khi đọc
Di chuyển quanh lớp/phòng thư viện để kiểm tra xem các cặp đôi có đang đọc cùng nhau không
Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi nỗ lực của các em
Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình mã màu thấp hơn nếu cần.
Quan sát cách học sinh lật sách, hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng, nếu cần
Sau khi đọc
Mời học sinh mang sách về ngồi gần giáo viên một cách trật tự
Mời 3-4 cặp đôi chia sẻ về quyển sách mà các em đã đọc
Nếu giáo viên tổ chức hoạt động mở rộng – viết và vẽ hướng dẫn học sinh mang theo sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ (trong thư viện) hoặc để lại trên bàn giáo viên (ở lớp học)
4. ĐỌC CÁ NHÂN
 
Trước khi đọc
Nhắc học sinh về những mã màu phù hợp với các em
Nhắc học sinh về cách lật sách đúng
Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí thoải mái để ngồi đọc
Trong khi đọc
Di chuyển xung quanh lớp/ phòng thư viện để kiểm tra xem học sinh có đang thực sự đọc không
Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi nỗ lực của các em
Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn nếu cần
Quan sát cách học sinh lật trang sách và hướng dẫn các em cách lật sách đúng nếu cần
Sau khi đọc
Nhắc học sinh mang sách quay trở lại về ngồi gần giáo viên một cách trật tự
Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em đã đọc
Nếu giáo viên tổ chức hoạt động mở rộng- viết và vẽ, hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ (trong thư viện) hoặc để lại trên bàn giáo viên (ở lớp học)
V1. Thảo luận về sách (p19)
V2. Viết – vẽ (p16)
V4. Sắm vai (p20)
V3. Hướng dẫn sắm vai (19)
Câu hỏi thảo luận
Câu 1. Hãy nêu các mã màu tương ứng với trình độ đọc của các khối lớp.
Câu 2. Mục tiêu của tiết đọc thư viện là gì?
Câu 3. Thế nào là thói quen đọc?
Câu 4. Quy tắc 5 ngón tay là gì? Sử dụng quy tắc 5 ngón tay khi nào?
Câu 5. Tại sao khi giới thiệu từ mới không nên giới thiệu quá 3 từ?
Câu 6. Trong tiết đọc thư viện, có yêu cầu học sinh đứng lên để trả lời câu hỏi không?
Câu 7. Khi thực hiện đọc lần hai ở hoạt động cùng đọc có bắt buộc tất cả học sinh phải đọc không?
Câu 8. Vai trò của GV trong khi đọc lần hai ở hoạt động cùng đọc như thế nào?
Câu 9. Nên chọn sách như thế nào để thực hiện hoạt động đọc to nghe chung hoặc cùng đọc?
Câu 10. Làm thế nào để bao quát lớp khi tiến hành hoạt động đọc cá nhân hoặc đọc cặp đôi?
Câu 11. Khi đặt câu hỏi cho học sinh cần chú ý điều gì?
Câu 12. Khi tổ chức cho học sinh đi chọn sách trong hoạt động đọc cá nhân hoặc đọc cặp đôi, giáo viên nên cho bao nhiêu học sinh đi chọn sách một lượt?
(Câu 13. Trường hợp học sinh gặp nhiều lỗi khi đọc, chúng ta KHÔNG nên nói: Cuốn sách này quá khó đối với em, em đọc chưa tốt, hãy chọn cuốn sách dễ hơn để đọc.
Chúng ta không nên gọi “cuốn sách khó” hay “cuốn sách dễ” mà nên gọi cuốn sách theo mã màu của nó. Như vậy học sinh sẽ không phải lo lắng hay xấu hổ khi đọc những cuốn sách được coi là “cuốn sách dễ”.
Lưu ý: Với học sinh, chúng ta không dùng từ “trình độ đọc”, mà dùng từ “MÃ MÀU” vì các lý do sau: 6 trình độ đọc được mã hóa bằng 6 màu; tránh việc học sinh đọc yếu cảm thấy tự ti vì mình không thể đọc được sách ở trình độ đọc cao hơn.)


Câu 14. Có những hình thức tổ chức hoạt động mở rộng nào?
Câu 15. Hoạt động sắm vai hay hoạt động thảo luận về sách được tổ chức sau hoạt động đọc chính nào?
Câu 16. Khi cấp phát vật phẩm (giấy, màu,…) cho HS cần chú ý điều gì?
Câu 17. Hoạt động hướng dẫn sắm vai và hoạt động sắm vai khác nhau như thế nào?
Câu 18. Trong hoạt động viết – vẽ, GV nên làm thế nào để hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự?
Câu 19. Khi đọc cho học sinh nghe, giáo viên đọc diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể sẽ có tác dụng như thế nào?
Những việc nên và không nên khi dạy tiết đọc thư viện?
Nhiệm vụ:(Chiều thứ ba thực hành tại phòng thư viện)

Đồng chí Giang chuẩn bị thực hành tổ chức hoạt động đọc cặp đôi.
Đồng chí Yến chuẩn bị thực hành tổ chức hoạt động cùng đọc.
Đồng chí Hoa chuẩn bị thực hành tổ chức hoạt động đọc to nghe chung
Đồng chí Thường chuẩn bị thực hành tổ chức hoạt động đọc cá nhân.
Đồng chí Huế chuẩn bị thực hành tổ chức hoạt động đọc to nghe chung
Đồng chí Nhung chuẩn bị thực hành tổ chức hoạt động viết – vẽ
Tiến hành các hình thức:
Đọc cặp đôi
Đọc cá nhân
Đọc to nghe chung
Cùng đọc
Chúc các đồng chí thực hiện tốt tiết đọc thư viện!

Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 30
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)