Tập huấn ra đề kiểm tra
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên |
Ngày 12/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tập huấn ra đề kiểm tra thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NHẬN XÉT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN TOÁN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN TOÁN
I. Nhận xét chung:
Thực hiện theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng khối lớp.
- Vận dụng tài liệu Ôn tập - Kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng học sinh.
- Có nghiên cứu SGK, SGV, trắc nghiệm khách quan và tự luận trong soạn đề của từng khối lớp phù hợp đối tượng học sinh.
- Có nhiều hình thức mới lạ.
II. Nhận xét bộ đề của từng khối lớp :
KHỐI MỘT
Câu 1: Điền số, viết số: (2,5đ)
a/ Điền số thích hợp vào ô trống:
b/ Viết các số :
Hai mươi ba: ................. Bảy mươi mốt : ..........................
Năm mươi tư : .............. Sáu mươi chín: ...........................
Tám mươi lăm :............. Một trăm : ..................................
c/ Viết các số 50; 75; 70; 82 : * Theo thứ tự từ bé đến lớn: ….
d/ Viết các số 77; 86; 48; 97: *Theo thứ tự từ lớn đến bé: ……
* Cấu trúc nội dung quá nhiều nên tách ra hoặc giảm bớt một số bài (VD bỏ bài a). Bài c) và d) thay bằng hình thức khác (VD:a) Khoanh vào số lớn nhất ; b) Khoanh vào số lớn nhất
Câu 3 : Tính
a/ 13 + 2 + 4 = …… 24 + 5 – 9 = ……..
b/ 13cm + 4 cm = ……. 24cm – 4 cm + 30 cm = …….
Nên sử dung hình thức khác
(VD: Đúng/Sai, Điền khuyết, … vì trong bộ đề này HS thực hiện quá nhiều dạng này )
Câu 4 : Điền dấu > ; < ; = vào ô trống (1 điểm)
a) 16 – 6 □ 11
b)15 + 4 □ 20
c) 17 □ 14 + 3
d) 29 □ 28 + 1
* Nên cho 2 bài (VD: a) và c).
Câu 5 : Viết tiếp vào lời giải:
a) Một sợi dây dài 65cm, anh hải cắt đi 30cm. Hỏi sợi dây còn lại bao nhiêu xăng-ti-mét?
Bài giải
Độ dài sợi dây còn lại là :
……………………………
b) Nhà Lan nuôi 23 con gà và 12 con vịt. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà và vịt ?
Bài giải
.................................................................................
* 02 bài giải toán nên chọn 01 bài TN cón 01 bài tự luận.
Câu 7 : Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số đo vào chỗ chấm (0,5 điểm)
A B
……cm
* Không phù hợp HS lớp 1 và hình vẽ cũng chưa xác định được đây là đoạn thẳng AB.
KHỐI HAI
Câu 1.Kết quả các phép tính sau :(3điểm)
A . 4 x 8 =
a. 14 b. 24 c. 32
B . 45 : 5 =
a. 6 b . 7 c. 5
C . 67 + 28 =
a . 95 b . 92 c . 82
D . 590 + 206 =
a . 695 b . 796 c . 798
E . 86 – 48 =
a . 39 b. 41 c. 38
G . 874 – 622 =
a. 202 b. 242 c. 252
Quá nhiều nội dung (Mức độ theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng HK2).
Câu 5.Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là : AB=3cm ; BC=4cm ; CA=5cm. (1,5điểm)
A
3cm 4cm
B C
5cm
Bài giải
--------------------------------------
Câu 6. Có 28 quyển vở, chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy quyển vở ? (1,5điểm)
Bài giải
--------------------------------------
--------------------------------------
* 02 bài giải toán nên chọn 01 bài TN còn 01 bài tự luận.
KHỐI BA ( Bộ đề không sử dụng TNKQ)
Câu 1: ( 2 điểm)
a/ Điền số thích hợp vào ô trống.
b/-Điền số thích hợp vào ô trống:
9 x 7 = □ 24 : 6 = □ 9 x 9 = □ 42 : 7 = □
8 x 5 = □ 56 : 7 = □ 8 x 3 = □ 63 : 9 = □
7 x 6 = □ 81 : 9 = □ 7 x 7 = □ 48 : 6 = □
* Nên giảm bớt bài a/ . Bài b/ quá nhiều
Câu 2 : (2 điểm)
Đặt tính rồi tính:
73 x 4 318 x 5 956 : 4 835 : 5
* Chưa đạt vì HK2 học sinh đã học nhân (chia) số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
Câu 5(1 điểm) Đánh dấu X vào ô trống trước kết quả em cho là đúng:
a. Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 7 cm:
□ 56 cm2 □ 63 cm2 □ 70 cm2
b. 3m 56cm = ? cm
□ 356cm □ 3056cm □ 3560cm
* Nên thực hiện theo trắc nghiệm khách quan
Câu 7.(1 điểm) Số:
3 □ 9 □ 12□5
□ 8 □ 7 5
9 4 6 5 □ 22 □
* Cần xem lại thời gian (Thời gian làm bài: 45 phút)
+
X
KHỐI BỐN
Câu 1 :
b). Phân số nào bé hơn 1:
A. 10 B. 10 C. 6 D. 12
10 17 6 7
* A và C có kết quả như nhau nên thay 1PS có TS
c).Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của:
6 m2 25cm2 = …………… cm2 là:
A. 60025 B. 125 C. 12500 D. 1025
* Nhiễu chưa hợp lý
Câu 2: Tính: (2 điểm)
a. 4 + 3 = ……………………………
6 12
b. 9 - 3 = ……………………………
16 8
c. 7 x 6 = ……………………………
2 9
d. 11 + 3 : 2 = …………………………….
10 5 5
* Nên chọn nhiều dạng khác nhau (VD: Nhân (chia) PS với số nguyên; Rút gọn PS; …
Câu 5: Cho hình thoi ABCD (như hình bên) : 1,5 điểm.
a) Cạnh AB song song với cạnh: ………..
b) Cạnh AD song song với cạnh : ……….
c) Diện tích của hình thoi ABCD là:……
B
A
D
C
3cm
4cm
4cm
* Nên tách bài c) riêng và sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan.
LỚP NĂM
Câu 1. Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được : (0,25điểm)
46□ chia hết cho cả 3 và 5
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
B. 3: chưa hợp lý (B. 0)
Câu 7. 2 ngày rưỡi = ? giờ ? (0,5điểm)
A. 48 giờ B. 50 giờ C. 55 giờ D. 60 giờ
* Nhiễu chưa rõ
Câu 13. Một hình thang có đáy lớn 12cm, đáy bé 8cm, chiều cao 6cm. Tính diện tích hình thang đó ? (2điểm)
Giải
………………………………………….
Câu 14. Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12km, giờ thứ hai đi được 18km, giờ thứ ba đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? (2điểm)
Giải
………………………………………
………………………………………
* 02 bài giải toán nên chọn 01 bài TN còn 01 bài tự luận.
( Nên có 01 bài hình hộp chữ nhật hay hình lập phương)
SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức :
Cần phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
2. Cấu trúc nội dung :
- Nội dung phải bao quát chương trình đã học.
Đảm bảo mục tiêu dạy học: Cân đối và gắn với nội dung kiểm tra ở từng giai đoạn học tập theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Phù hợp với thời gian kiểm tra.
Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.
- Số câu hỏi phải đảm bảo theo từng mạch kiến thức : Kho¶ng 20 - 25 c©u
+ Số học : 60% ; + Đại lượng và đo đại lượng : 10% ;
+ Yếu tố hình học : 10% ; + Giải toán : 20%.
Tự luận (20 – 40%) ,
-Trắc nghiệm khách quan (60 – 80%).
3. Cách thực hiện :
- Theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng trong đó 10 – 20% vận dụng Chuẩn để phát triển.
- Phù hợp đối tượng học sinh, vùng miền.
Thời lượng : 40 – 60 phút
4. Mức độ nội dung :
- Nhận biết: 50%, thông hiểu: 30% , vận dụng: 20%
- Thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra.
- Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.
Hình thức: Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan
Điền khuyết: ô trống, chỗ chấm
- Đặt câu sao cho chỉ có 1 cách trả lời đúng
- Không nên để quá nhiều chỗ trống và không để ở đầu câu
- Tránh câu hỏi quá rộng, không biết câu trả lời thế nào có thể chấp nhận được
Đúng - sai
- Tránh đặt câu với hai mệnh đề
- Tránh đưa ra những từ có thể hiểu theo nhiều cách
- Tránh phủ định, và phủ định kép
Nhiều lựa chọn (3, 4)
- Chỉ có 1 phương án trả lời đúng
- Chon phương án sai, gây nhiễu hợp lí
- Câu trả lời đúng sắp xếp ở các vị trí thứ tự khác nhau
- Tránh làm cho HS đoán ra câu trả lời đúng khi đọc câu hỏi tiếp theo
Đối chiếu cặp đôi (nối)
- Hai nhóm đối tượng rời nhau
- Số đối tượng ở hai nhóm có thể bằng hoặc không bằng nhau
HÌNH THỨC BỘ CÂU HỎI TNKQ
ĐỐI VỚI CÂU HỎI
1. Câu hỏi cho đọc hiểu cần có chất liệu mới lạ, không được đơn thuần lập lại nguyên văn những điều đã có trong bài học.
2. Hạn chế soạn câu hỏi có phần thân cấu tạo theo lối phủ định.
3. Không dùng các câu hỏi có cách thể hiện làm rối trí HS. Ví dụ như các thể hiện rắc rối do việc dùng từ (vốn từ) hoặc do cấu trúc câu.
4. Thân của câu hỏi tự nó phải có nghĩa và phải nêu được vấn đề rõ ràng.
5. Hình thức thể hiện câu hỏi không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân.
6.Phần thân phải bao gồm được càng nhiều phần của câu hỏi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, trừ trường hợp sự bao gộp ấy trở thành manh mối để HS tìm ra câu trả lời. Các đoạn lập lại phải được gộp vào phần thân hơn là phần mở đầu các câu trả lời.
7.Không dùng các câu hỏi thiên về chính trị, tôn giáo hoặc quảng cáo…ngoài phạm vi học tập của Nhà trường tiểu học.
8.Không dùng các câu hỏi móc xích trong một bộ đề: câu hỏi trả lời đúng ở câu trước là điều kiện để nhận được câu hỏi tiếp theo.
9.Không dùng câu hỏi đa lựa chọn nếu thấy rằng các câu hỏi TNKQ loại khác như đúng / sai, điền, cặp tương hợp…thích hợp hơn.
HÌNH THỨC BỘ CÂU HỎI TNKQ
B. ĐỐI VỚI CÂU HỎI TRẢ LỜI
1.Mọi câu trả lời đều phải dùng cùng một cấu trúc ngữ pháp. Câu trả lời phải có độ dài tương tự nhau. Không biến độ dài, ngắn câu trả lời thành gợi ý cho HS chọn câu trả lời đúng.
2.Câu hỏi tốt nhất là câu hỏi bao giờ cũng chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc câu trả lời tốt nhất.
3.Các câu trả lời nhiễu phải có vẻ hợp lí và có liên quan đến nội dung kiến thức kĩ năng đang cần đánh giá.
4.Không chấp nhận những gợi ý giữa thân câu hỏi với câu trả lời đúng.
5.Vị trí câu trả lời đúng và nhiễu phải được sắp xếp ngẫu nhiên, với tần số giống nhau.
6.Hạn chế dùng những câu trả lời dạng: không có câu trả lời nào đúng hoặc tất cả những điều trên.
7.Không được dùng các từ gộp, bao ở các câu trả lời sai chẳng hạn: không bao giờ, luôn luôn.
8.Không dùng các câu trả lời trái nghĩa hoặc đồng nghiã.
CẤU TRÚC BỘ ĐỀ SO LO
LĨNH VỰC NHẬN THỨC
Nhóm nhận thức 1
Nhóm nhỏ 1
Đơn CT
Nhóm nhận thức 2
Nhóm nhận thức 3
Nhóm nhận thức 4
Nhóm nhỏ 2
Nhóm nhỏ 3
Đơn CT
Đa CT
Đa CT
Liên hệ
CẤU TRÚC BỘ ĐỀ SO LO
LĨNH VỰC NHẬN THỨC
SỐ HỌC
Nhóm nhỏ 1
Đơn CT
ĐẠI LƯỢNG
HÌNH HỌC
GiẢI BÀI TOÁN
Nhóm nhỏ 2
Nhóm nhỏ 3
Đơn CT
Đa CT
Đa CT
Liên hệ
SỐ CÂU HỎI TỪNG MẠCH KiẾN THỨC (Lớp 3)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 110,61KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)