Tập huần phòng tránh bom mìn
Chia sẻ bởi Lê Trường Điệp |
Ngày 12/10/2018 |
107
Chia sẻ tài liệu: Tập huần phòng tránh bom mìn thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Quảng Nam, ngày 28 tháng 5 năm 2015
tập huấn
SỬ DỤNG "TÀI LIỆU GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN
Ở CẤP TIỂU HỌC"
(Từ 28/5 đến 29/5/2015)
Mong muốn của anh, chị học được gì ở lớp tập huấn?
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin “Mục tiêu tập huấn” trong tài liệu ở trang 3.
Việc 2: Thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Trong phần kỹ năng có nói “Tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay”, theo anh (chị) đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là gì?
Câu hỏi 2: Trong phần thái độ có nói: “Có ý thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo…”, theo anh (chị) hiểu điều này như thế nào?
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 5 phút
- Thảo luận nhóm: 30 phút
Hoạt động 1: Mục tiêu tập huấn
1. Về kiến thức: Học viên nắm được cách sử dụng “Tài liệu giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học” để đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vào giảng dạy các môn học và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học.
2. Về kỹ năng: Tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay để triển khai “Tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học” cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Về thái độ: Có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa nội dung GDPTTNBM, VLCN vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thông tin về mục tiêu tập huấn:
Nội dung I: Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào trường tiểu học.
Nội dung IV: Cấu trúc tài liệu
Nội dung II: Mục tiêu tài liệu
Nội dung III: Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Nội dung VII: Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Nội dung tập huấn:
Nội dung V: Nội dung giáo dục PTTNBM
Nội dung VI: Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN.
Nội dung VIII: Nghiên cứu Kế hoạch bài học, dạy minh họa rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục I “Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN” trong tài liệu từ trang 3 đến trang 5.
Việc 2: Thảo luận nhóm thống nhất có mấy cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào trường tiểu học. Thư ký ghi lại các nội dung thống nhất vào giấy A4 để chia sẻ trước lớp.
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Thảo luận nhóm: 30 phút
Thông tin phản hồi hoạt động 2: Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào trường tiểu học.
1. Cơ sở thứ nhất: Chiến tranh do Mỹ trực tiếp tại Việt Nam (1965 đến 1975) và những con số:
- Số lượng bom mìn, đạn Mỹ đã sử dụng: khoảng 15.350.000 tấn (trong đó có 7.850.000 tấn thả từ máy bay và 7.500.000 tấn sử dụng trên mặt đất), bình quân 46 tấn/km2 tương đương 280 kg/đầu người. Gấp khoảng 3,9 lần so với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên
- Đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người Việt nam, hàng nghìn xóm làng bị phá hủy. Chiến tranh kết thúc, bom mìn còn sót lại vẫn tiếp tục cướp di sinh mạng và gây thương tật cho nhiều người dân.
- Số lượng bom mìn, đạn chưa nổ hiện nay còn khoảng 800.000 tấn (chiếm tỷ lệ khoảng 5% số lượng bom đạn Mỹ đã sử dụng).
Diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ chưa nổ khoảng 66.000km2, chiếm 20% tổng diện tích đất đai cả nước. Trong đó:
+ Diện tích còn nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ khoảng 9.256km2, chiếm 13,9 % tổng số diện tích hiện còn bom mìn, vật liệu chưa nổ.
+ Đất canh tác hiện còn bị bỏ hoang do còn nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ khoảng 4.359km2, chiếm gần 7% tổng diện tích đất đai còn sót bom mìn, vật nổ chưa nổ.
2. Cơ sở thứ hai: Hiện trạng bom mìn sót lại sau chiến tranh tại Việt nam:
- Từ năm 1975 đến nay, đã có hơn 42.000 người chết và 62.000 người bị thương do tai nạn bom mìn (theo VOV5, ngày 30-4-2014 lúc 18 giờ 31 phút).
Bình quân mỗi năm ở Việt Nam có trên 1.500 người chết và gần 2.300 người bị thương do bom mìn còn sót lại sua chiến tranh gây ra, trong đó có rất nhiều trẻ em (theo Ban chỉ đạo 504)
- Nguyên nhân chính:
+ Thu nhặt kim loại phế liệu từ bom mìn (34%).
+ Canh tác và chăn thả (27%).
+ Đùa nghịch với vật liệu nổ (21%).
3. Cơ sở thứ ba: Về tai nạn bom mìn tại Việt nam:
4. Cơ sở thứ tư: Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vẫn còn là một công việc cần thiết trong nhiều năm nữa:
- Từ năm 1975 đến nay mới chỉ có khoảng 15% diện tích đất đai ở Việt Nam (4,952km2/66.000km2) được rà phá.
- Việc rà phá bom mìn đòi hỏi khoản ngân sách lớn và tốn kém về mặt thời gian.
Vì vậy, để giảm thiểu tai nạn bom mìn cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là đối tượng có nguy cơ cao nhất thì công tác giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn trong các trường tiểu học là cần thiết.
5. Cơ sở thứ năm: Việc đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giảm tải, phù hợp với chủ trương của ngành GD&ĐT duy trì tính bền vững và giảm chi phí cũng như bớt tốn kém thời gian
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin “Mục tiêu tài liệu” ở trang 5 và 6.
Việc 2: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những thông tin vừa đọc
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Chia sẻ với nhau: 15 phút
Hoạt động 3: Mục tiêu tài liệu
Thông tin phản hồi hoạt động 3: Mục tiêu tài liệu
1. Đối với HS
1.1. Nhận biết được bom mìn rất nguy hiểm
- Nhận biết được BM, VLCN và các nguyên nhân gây tai nạn
- Nhận biết được những khu vực có thể có bom mìn
- Nhận biết được các dấu hiệu nhắc nhở có bom mìn
- Hiểu về hậu quả của tai nạn bom mìn
1.2. Biết cách bảo vệ mình và người khác
- Không tiếp xúc với bom mìn
- Báo cho mọi người cùng biết về những khu vực nguy hiểm có BM
1.3. Biết cách ứng xử trong trường hợp vô tình phát hiện ra BM, VLCN: Ghi nhớ khu vực có bom mìn và báo cho người lớn biết.
1.4. Biết cách ứng xử với nạn nhân bom mìn
- Cần cảm thông, giúp đỡ, và tôn trọng người khuyết tật.
- Cần giúp họ sớm lấy lại cân bằng về tinh thần, hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
2. Đối với CBQL và GV
- Nâng cao hiểu biết cho CBQL và GV tiểu học các cấp về sự cần thiết đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS.
- Phát triển cho GV các kỹ năng thiết kế, tổ chức giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS tiểu học trong một số bài học/môn học nội khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Đối với nhà trường
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS các trường tiểu học trong vùng Dự án thông qua một số môn học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp.
Hoạt động 3: Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục III “Nguyên tắc biên soạn tài liệu” trong tài liệu từ trang 5 đến trang 6.
Việc 2: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách hiểu của mình đối với từng nguyên tắc đó.
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 5 phút
- Chia sẻ trong nhóm: 30 phút
1. Đảm bảo tính thống nhất hài hòa giữa nội dung bài học với nội dung GDPTTNBM.
2. Không làm hạn chế nội dung chính của bài học (chỉ thay đổi vật liệu, không thay đổi chất liệu bài học).
3. Không tăng thời gian của tiết học.
4. Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN phù hợp, nhẹ nhàng, vừa phải trong các môn học TNXH; Khoa học; Đạo đức và vào hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thông tin hoạt động 3: Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Ngoài phần Danh mục các chữ viết tắt, phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của tài liệu được trình bày thành hai phần:
Phần I. Những vấn đề chung: Gồm 2 mục lớn.
Mục I. Một số thông tin liên quan đến bom mìn
Mục II. Một số thông tin về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN trong một số môn học ở tiểu học
Phần II. Hướng dẫn cụ thể: Gồm 2 mục lớn.
Mục I. Kế hoạch bài học GDPTTNBM và VLCN trong các môn TN & XH, Khoa học, Đạo đức ở tiểu học
Mục II. Tổ chức một số hoạt động GDNGLL về phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN
Hoạt động 4. Giới thiệu về cấu trúc tài liệu
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục V “Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN trong tài liệu từ trang 6 đến trang 7
Việc 2: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Đặc điểm của BM,VLCN?
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn BM, VLCN?
3. Hậu quả của tai nạn bom mìn?
Hoạt động 5. Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách hiểu của mình khi giáo dục PTTNBM về nội dung PTTNBM cho học sinh tiểu học.
1. Đặc điểm của BM, VLCN.
- BM, VLCN được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm, nhựa, gỗ,.v.v…).
- BM, VLCN có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ.v.v…).
- BM, VLCN có nhiều màu sắc khác nhau.
Thông tin phản hồi hoạt động 5. Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn BM, VLCN.
a. Nguyên nhân:
- Do tác động trực tiếp bằng cơ học như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển bom mìn
- Do tác động trực tiếp của nhiệt (bị đốt nóng).
- Do một số nguyên nhân khác.
b. Cách phòng tránh.
- Không tác động trực tiếp vào BM, VLCN như cưa đục bom mìn, mở tháo bom mìn, ném vật khác vào bom mìn, và vận chuyển bom mìn.
- Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn.
- Không đi vào khu vực có biển báo bom mìn. Nếu đã nhỡ đi vào khu vực có bom mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào, hoặc đứng yên la to cho người khác biết để giúp đỡ.
- Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ
- Khi thấy vật lạ nghi là bom mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết .
- Không đứng xem người khác cưa đục, tháo dỡ bom min, phải tránh xa.
- Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.
3. Hậu quả của tai nạn bom mìn.
- Đối với bản thân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
- Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.
- Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.
Hoạt động 6: Giới thiệu địa chỉ đưa nội dung GDPTTNBM, VLCN.
Nội dung GDPTTNBM, VLCN thể hiện qua 4 chủ đề:
1. Đặc điểm của BM, VLCN
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh
3. Hậu quả của tai nạn BM, VLCN
4. Ứng xử đối với nạn nhân bom mìn và người khuyết tật khác.
Với 4 chủ đề này được cụ thể qua các bài học trong các môn TN-XH, Khoa học và Đạo đức như sau:
Địa chỉ đưa nội dung GDPTTNBM, VLCN.
Nhiệm vụ: Cá nhân đọc thông tin về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục PTTNBM, VLCN trong tài liệu từ trang 7 đến trang 12. Thời gian hoàn thành: 15 phút
Hoạt động 7: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn qua các bài học của từng môn học theo lớp.
(Nội dung này, chúng ta sẽ trở lại ở phần sau)
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục VII “Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN” trong tài liệu từ trang 12 đến trang 15
Việc 2: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau:
1. Trình bày những ý cơ bản nhất cần lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN:
a. Về phương pháp
b. Về tổ chức dạy học
c. Về nội dung GDPTTNBM
2. Thảo luận nhóm thống nhất cách trả lời câu hỏi trên. Thư ký ghi lại các nội dung thống nhất vào giấy A4 để chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 8. Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Thảo luận nhóm để thống nhất cách trả lời: 30 phút
Thông tin hoạt động 8. Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN
1. Về phương pháp Phương pháp dạy học nội dung GDPTBM cũng chính là các phương pháp dạy học theo bộ môn.
2. Về tổ chức dạy học.
- Khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS: Gợi động cơ, tạo hứng thú; Trải nghiệm; Phân tích, khám phá, rút ra bài học; Thực hành; Vận dụng.
- Động viên HS tập suy nghĩ, tập quan sát, tập nói, tập diễn đạt theo cách riêng của mình
- GV cần tổ chức học nhóm hợp lí, đúng mục đích.
- Quan sát, theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
3. Về dạy nội dung GDPTTNBM, VLCN:
3.1. Những vấn đề chung:
- Khi đưa ra các thông điệp GDPTTNBM phải ngắn gọn, súc tích và mang tính khẳng định “không làm việc này” mà không nói “không nên làm việc này”
- Đảm bảo thời gian của tiết.
- Nghiên cứu kỹ Kế hoạch bài học trong tài liệu, để:
+ Tổ chức lớp học thể hiện rõ việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Lệnh giao việc cho học sinh (nhóm cá nhân, lớp) phải rõ ràng, cụ thể.
+ Giáo viên phải quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá nhận xét chính xác để động viên, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động.
3.2. Những vấn đề cụ thể.
a. Đặc điểm của bom mìn và vật liệu chưa nổ
HS chỉ cần biết: bom mìn có nhiều hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau và đã bị hoen gỉ nhưng vẫn rất nhạy nổ.
GV không được sử dụng mô hình hoặc vật thật của bom mìn làm đồ dùng dạy học mà chỉ sử dụng tranh ảnh hoặc băng hình trong các tiết dạy, vì đây là quy định của Liên Hiệp Quốc về giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn.
- Tránh không nói “Bom mìn có ở khắp nơi”, vì điều này có thể làm cho HS lo sợ và có suy nghĩ rằng không có cách gì để tránh được tai nạn do bom mìn gây ra mà chỉ nên nói cho học sinh biết những nơi có thể còn sót lại bom mìn.
b. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn BM&VLCN
- Không đề cập đến những nguyên nhân gây ra tai nạn mà không tránh được: như cuốc đất đụng phải bom mìn, bom mìn phát nổ dưới trời nắng nóng, vv.
- Không khuyến khích học sinh tiểu học đánh dấu bom mìn vì khi tìm vật liệu để đánh dấu, các em có thể giẫm phải bom mìn và do đó tăng nguy cơ tai nạn cho các em. Thay vào đó, khi phát hiện ra bom mìn, học sinh sẽ được khuyến khích ghi nhớ vị trí của bom mìn và sau đó đi báo cho người lớn biết.
- Giáo viên đưa ra trường hợp các em thấy người khác có hành vi nguy hiểm, thì các em phải:
+ Cố gắng can ngăn nếu người khác chuẩn bị có hành vi nguy hiểm (cưa đục bom mìn)
+ Chạy thật xa và báo cho người khác biết nếu người khác đang thực hiện hành vi nguy hiểm.
c. Hậu quả của tai nạn BM&VLCN
- Giáo viên lưu ý đi sâu vào phân tích hậu quả nhiều mặt do tai nạn bom mìn gây ra, đối với không chỉ nạn nhân, mà còn với gia đình, và toàn thể cộng đồng. Việc đi sâu phân tích hậu quả của tai nạn bom mìn sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn được tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn do bom mìn gây ra.
- Khi dạy về hậu quả của bom mìn, không nên dùng những hình ảnh gây cảm giác quá sợ hãi đối với học sinh
d. Ứng xử khi thấy người bị tai nạn và đối xử nhân ái với người khuyết tật.
- Ứng xử khi thấy người bị nạn:
+ Đối với HS lớp 1,2,3 chưa học sơ cứu nên không khuyến khích các em tiến hành sơ cứu cho người bị nạn mà cách tốt nhất là các em biết nhanh chóng tìm cách báo cho người lớn biết để kịp thời cứu giúp.
+ Đối với HS lớp 4, 5 đã được học sơ cứu trong chương trình chính khóa, nếu có đủ tự tin thì có thể giúp người lớn tiến hành sơ cứu cho nạn nhân rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
- Đối xử với người khuyết tật: GV không dùng những câu nói tiêu cực như: người khuyết tật là gánh nặng của gia đình và xã hội, là đối tượng đáng thương hại. Mà cho học sinh thấy được vào khả năng và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của người khuyết tật, để hình thành cho học sinh thái độ tích cực và hành vi đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Hoạt động 9: Giới thiệu về hướng dẫn sử dụng tài liệu
Để sử dụng hiệu quả tài liệu giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học, CBQL và giáo viên cần lưu ý:
1. Đọc nhanh từng phần của tài liệu để có được một cái nhìn tổng quát về cấu trúc nội dung của toàn bộ tài liệu.
2. Đọc và tìm hiểu kỹ từng phần. Cụ thể:
2.1. Đối với Phần I. Những vấn đề chung: Trong mục đặc điểm của BM, VLCN tài liệu chỉ trình bày khái quát về chất liệu, hình dạng, kích thước của BM, VLCN kèm theo là một số hình ảnh minh họa. Không yêu cầu GV hướng dẫn HS đi sâu nhận biết các loại bom mìn khác nhau để tránh việc HS tò mò tiếp xúc, khám phá về BM nên có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn BM cho HS. Đặc biệt cũng không khuyến khích HS đánh dấu nơi phát hiện có bom mìn vì điều này có thể tăng khả năng các em tiếp xúc với bom mìn và tăng nguy cơ gây tai nạn cho các em. Thay vào đó, khi phát hiện ra bom mìn, học sinh sẽ được khuyến khích ghi nhớ vị trí của bom mìn và sau đó đi báo cho người lớn biết.
2.2. Đối với Phần II. Hướng dẫn cụ thể
* Ở mục I: GV cần nghiên cứu kỹ cả mục tiêu giáo dục PTTNBM, VLCN và từng hoạt động trong kế hoạch bài học các môn học kết hợp về phương pháp dạy học các môn TN&XH, Khoa học, Đạo đức để thực hiện tốt các hoạt động đã gợi ý trong tài liệu.
* Ở mục II: GV có thể bổ sung thêm các hoạt động GDNGLL khác ngoài các hoạt động đã có trong tài liệu và có thể lồng ghép vào một số hoạt động khác của trường để triển khai cùng một lúc.
3. Tài liệu này chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nên khi dạy GV có thể thay đổi nội dung (như thay đổi câu chuyện, tình huống,…), phương pháp tùy theo điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương nơi trường đóng cho phù hợp và sau mỗi bài học yêu cầu HS về nhà nói lại những điều đã học ở trường cho những người xung quanh như: bố mẹ, ông bà, anh chị em và các bạn.
Việc 1: Chia lại nhóm theo khối lớp
Việc 2: Phân công cho từng nhóm:
- Nhóm lớp 1: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn TN-XH
- Nhóm lớp 2: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn TN-XH
- Nhóm lớp 3: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn TN-XH
- Nhóm lớp 4: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn Khoa học
- Nhóm lớp 5: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn Khoa học
Việc 3: Các nhóm báo cáo việc chọn bài và chia làm 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ chịu trách nhiệm 1 bài.
Việc 4: Mỗi nhóm nhỏ nghiên cứu SGK, Kế hoạch bài học trong tài liệu đã được phân công, xây dựng Kế hoạch bài học để dạy minh họa trước lớp
Hoạt động 10: Xây dựng kế hoạch bài học
* Thời gian đến khi hoàn thành Kế hoạch bài học: 60 phút
Thông tin hoạt độ 10: Xây dựng kế hoạch bài học
Thông tin hoạt độ 10: Dạy minh họa
Nhóm
Bài, môn
1
2
3
4
5
Bài: Môn
Bài: Môn
Bài: Môn
Bài: Môn
Bài: Môn
Hoạt động 11: Tổng kết đợt tập huấn
tập huấn
SỬ DỤNG "TÀI LIỆU GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN
Ở CẤP TIỂU HỌC"
(Từ 28/5 đến 29/5/2015)
Mong muốn của anh, chị học được gì ở lớp tập huấn?
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin “Mục tiêu tập huấn” trong tài liệu ở trang 3.
Việc 2: Thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Trong phần kỹ năng có nói “Tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay”, theo anh (chị) đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là gì?
Câu hỏi 2: Trong phần thái độ có nói: “Có ý thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo…”, theo anh (chị) hiểu điều này như thế nào?
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 5 phút
- Thảo luận nhóm: 30 phút
Hoạt động 1: Mục tiêu tập huấn
1. Về kiến thức: Học viên nắm được cách sử dụng “Tài liệu giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học” để đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vào giảng dạy các môn học và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học.
2. Về kỹ năng: Tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay để triển khai “Tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học” cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Về thái độ: Có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa nội dung GDPTTNBM, VLCN vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thông tin về mục tiêu tập huấn:
Nội dung I: Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào trường tiểu học.
Nội dung IV: Cấu trúc tài liệu
Nội dung II: Mục tiêu tài liệu
Nội dung III: Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Nội dung VII: Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Nội dung tập huấn:
Nội dung V: Nội dung giáo dục PTTNBM
Nội dung VI: Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN.
Nội dung VIII: Nghiên cứu Kế hoạch bài học, dạy minh họa rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục I “Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN” trong tài liệu từ trang 3 đến trang 5.
Việc 2: Thảo luận nhóm thống nhất có mấy cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào trường tiểu học. Thư ký ghi lại các nội dung thống nhất vào giấy A4 để chia sẻ trước lớp.
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Thảo luận nhóm: 30 phút
Thông tin phản hồi hoạt động 2: Cơ sở đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào trường tiểu học.
1. Cơ sở thứ nhất: Chiến tranh do Mỹ trực tiếp tại Việt Nam (1965 đến 1975) và những con số:
- Số lượng bom mìn, đạn Mỹ đã sử dụng: khoảng 15.350.000 tấn (trong đó có 7.850.000 tấn thả từ máy bay và 7.500.000 tấn sử dụng trên mặt đất), bình quân 46 tấn/km2 tương đương 280 kg/đầu người. Gấp khoảng 3,9 lần so với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên
- Đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người Việt nam, hàng nghìn xóm làng bị phá hủy. Chiến tranh kết thúc, bom mìn còn sót lại vẫn tiếp tục cướp di sinh mạng và gây thương tật cho nhiều người dân.
- Số lượng bom mìn, đạn chưa nổ hiện nay còn khoảng 800.000 tấn (chiếm tỷ lệ khoảng 5% số lượng bom đạn Mỹ đã sử dụng).
Diện tích hiện còn bom mìn, vật nổ chưa nổ khoảng 66.000km2, chiếm 20% tổng diện tích đất đai cả nước. Trong đó:
+ Diện tích còn nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ khoảng 9.256km2, chiếm 13,9 % tổng số diện tích hiện còn bom mìn, vật liệu chưa nổ.
+ Đất canh tác hiện còn bị bỏ hoang do còn nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ khoảng 4.359km2, chiếm gần 7% tổng diện tích đất đai còn sót bom mìn, vật nổ chưa nổ.
2. Cơ sở thứ hai: Hiện trạng bom mìn sót lại sau chiến tranh tại Việt nam:
- Từ năm 1975 đến nay, đã có hơn 42.000 người chết và 62.000 người bị thương do tai nạn bom mìn (theo VOV5, ngày 30-4-2014 lúc 18 giờ 31 phút).
Bình quân mỗi năm ở Việt Nam có trên 1.500 người chết và gần 2.300 người bị thương do bom mìn còn sót lại sua chiến tranh gây ra, trong đó có rất nhiều trẻ em (theo Ban chỉ đạo 504)
- Nguyên nhân chính:
+ Thu nhặt kim loại phế liệu từ bom mìn (34%).
+ Canh tác và chăn thả (27%).
+ Đùa nghịch với vật liệu nổ (21%).
3. Cơ sở thứ ba: Về tai nạn bom mìn tại Việt nam:
4. Cơ sở thứ tư: Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vẫn còn là một công việc cần thiết trong nhiều năm nữa:
- Từ năm 1975 đến nay mới chỉ có khoảng 15% diện tích đất đai ở Việt Nam (4,952km2/66.000km2) được rà phá.
- Việc rà phá bom mìn đòi hỏi khoản ngân sách lớn và tốn kém về mặt thời gian.
Vì vậy, để giảm thiểu tai nạn bom mìn cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là đối tượng có nguy cơ cao nhất thì công tác giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn trong các trường tiểu học là cần thiết.
5. Cơ sở thứ năm: Việc đưa nội dung giáo dục PTTNBM vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giảm tải, phù hợp với chủ trương của ngành GD&ĐT duy trì tính bền vững và giảm chi phí cũng như bớt tốn kém thời gian
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin “Mục tiêu tài liệu” ở trang 5 và 6.
Việc 2: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những thông tin vừa đọc
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Chia sẻ với nhau: 15 phút
Hoạt động 3: Mục tiêu tài liệu
Thông tin phản hồi hoạt động 3: Mục tiêu tài liệu
1. Đối với HS
1.1. Nhận biết được bom mìn rất nguy hiểm
- Nhận biết được BM, VLCN và các nguyên nhân gây tai nạn
- Nhận biết được những khu vực có thể có bom mìn
- Nhận biết được các dấu hiệu nhắc nhở có bom mìn
- Hiểu về hậu quả của tai nạn bom mìn
1.2. Biết cách bảo vệ mình và người khác
- Không tiếp xúc với bom mìn
- Báo cho mọi người cùng biết về những khu vực nguy hiểm có BM
1.3. Biết cách ứng xử trong trường hợp vô tình phát hiện ra BM, VLCN: Ghi nhớ khu vực có bom mìn và báo cho người lớn biết.
1.4. Biết cách ứng xử với nạn nhân bom mìn
- Cần cảm thông, giúp đỡ, và tôn trọng người khuyết tật.
- Cần giúp họ sớm lấy lại cân bằng về tinh thần, hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
2. Đối với CBQL và GV
- Nâng cao hiểu biết cho CBQL và GV tiểu học các cấp về sự cần thiết đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS.
- Phát triển cho GV các kỹ năng thiết kế, tổ chức giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS tiểu học trong một số bài học/môn học nội khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Đối với nhà trường
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS các trường tiểu học trong vùng Dự án thông qua một số môn học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp.
Hoạt động 3: Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục III “Nguyên tắc biên soạn tài liệu” trong tài liệu từ trang 5 đến trang 6.
Việc 2: Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách hiểu của mình đối với từng nguyên tắc đó.
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 5 phút
- Chia sẻ trong nhóm: 30 phút
1. Đảm bảo tính thống nhất hài hòa giữa nội dung bài học với nội dung GDPTTNBM.
2. Không làm hạn chế nội dung chính của bài học (chỉ thay đổi vật liệu, không thay đổi chất liệu bài học).
3. Không tăng thời gian của tiết học.
4. Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN phù hợp, nhẹ nhàng, vừa phải trong các môn học TNXH; Khoa học; Đạo đức và vào hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thông tin hoạt động 3: Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Ngoài phần Danh mục các chữ viết tắt, phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của tài liệu được trình bày thành hai phần:
Phần I. Những vấn đề chung: Gồm 2 mục lớn.
Mục I. Một số thông tin liên quan đến bom mìn
Mục II. Một số thông tin về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN trong một số môn học ở tiểu học
Phần II. Hướng dẫn cụ thể: Gồm 2 mục lớn.
Mục I. Kế hoạch bài học GDPTTNBM và VLCN trong các môn TN & XH, Khoa học, Đạo đức ở tiểu học
Mục II. Tổ chức một số hoạt động GDNGLL về phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN
Hoạt động 4. Giới thiệu về cấu trúc tài liệu
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục V “Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN trong tài liệu từ trang 6 đến trang 7
Việc 2: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Đặc điểm của BM,VLCN?
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn BM, VLCN?
3. Hậu quả của tai nạn bom mìn?
Hoạt động 5. Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách hiểu của mình khi giáo dục PTTNBM về nội dung PTTNBM cho học sinh tiểu học.
1. Đặc điểm của BM, VLCN.
- BM, VLCN được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm, nhựa, gỗ,.v.v…).
- BM, VLCN có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ.v.v…).
- BM, VLCN có nhiều màu sắc khác nhau.
Thông tin phản hồi hoạt động 5. Nội dung giáo dục PTTNBM, VLCN
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn BM, VLCN.
a. Nguyên nhân:
- Do tác động trực tiếp bằng cơ học như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển bom mìn
- Do tác động trực tiếp của nhiệt (bị đốt nóng).
- Do một số nguyên nhân khác.
b. Cách phòng tránh.
- Không tác động trực tiếp vào BM, VLCN như cưa đục bom mìn, mở tháo bom mìn, ném vật khác vào bom mìn, và vận chuyển bom mìn.
- Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn.
- Không đi vào khu vực có biển báo bom mìn. Nếu đã nhỡ đi vào khu vực có bom mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào, hoặc đứng yên la to cho người khác biết để giúp đỡ.
- Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ
- Khi thấy vật lạ nghi là bom mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết .
- Không đứng xem người khác cưa đục, tháo dỡ bom min, phải tránh xa.
- Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.
3. Hậu quả của tai nạn bom mìn.
- Đối với bản thân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
- Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.
- Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.
Hoạt động 6: Giới thiệu địa chỉ đưa nội dung GDPTTNBM, VLCN.
Nội dung GDPTTNBM, VLCN thể hiện qua 4 chủ đề:
1. Đặc điểm của BM, VLCN
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh
3. Hậu quả của tai nạn BM, VLCN
4. Ứng xử đối với nạn nhân bom mìn và người khuyết tật khác.
Với 4 chủ đề này được cụ thể qua các bài học trong các môn TN-XH, Khoa học và Đạo đức như sau:
Địa chỉ đưa nội dung GDPTTNBM, VLCN.
Nhiệm vụ: Cá nhân đọc thông tin về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục PTTNBM, VLCN trong tài liệu từ trang 7 đến trang 12. Thời gian hoàn thành: 15 phút
Hoạt động 7: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn qua các bài học của từng môn học theo lớp.
(Nội dung này, chúng ta sẽ trở lại ở phần sau)
Việc 1: Làm việc cá nhân: Đọc thông tin trong mục VII “Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN” trong tài liệu từ trang 12 đến trang 15
Việc 2: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau:
1. Trình bày những ý cơ bản nhất cần lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN:
a. Về phương pháp
b. Về tổ chức dạy học
c. Về nội dung GDPTTNBM
2. Thảo luận nhóm thống nhất cách trả lời câu hỏi trên. Thư ký ghi lại các nội dung thống nhất vào giấy A4 để chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 8. Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN
* Thời gian hoàn thành:
- Cá nhân đọc thông tin: 10 phút
- Thảo luận nhóm để thống nhất cách trả lời: 30 phút
Thông tin hoạt động 8. Một số lưu ý khi dạy giáo dục PTTNBM, VLCN
1. Về phương pháp Phương pháp dạy học nội dung GDPTBM cũng chính là các phương pháp dạy học theo bộ môn.
2. Về tổ chức dạy học.
- Khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS: Gợi động cơ, tạo hứng thú; Trải nghiệm; Phân tích, khám phá, rút ra bài học; Thực hành; Vận dụng.
- Động viên HS tập suy nghĩ, tập quan sát, tập nói, tập diễn đạt theo cách riêng của mình
- GV cần tổ chức học nhóm hợp lí, đúng mục đích.
- Quan sát, theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
3. Về dạy nội dung GDPTTNBM, VLCN:
3.1. Những vấn đề chung:
- Khi đưa ra các thông điệp GDPTTNBM phải ngắn gọn, súc tích và mang tính khẳng định “không làm việc này” mà không nói “không nên làm việc này”
- Đảm bảo thời gian của tiết.
- Nghiên cứu kỹ Kế hoạch bài học trong tài liệu, để:
+ Tổ chức lớp học thể hiện rõ việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Lệnh giao việc cho học sinh (nhóm cá nhân, lớp) phải rõ ràng, cụ thể.
+ Giáo viên phải quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá nhận xét chính xác để động viên, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động.
3.2. Những vấn đề cụ thể.
a. Đặc điểm của bom mìn và vật liệu chưa nổ
HS chỉ cần biết: bom mìn có nhiều hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau và đã bị hoen gỉ nhưng vẫn rất nhạy nổ.
GV không được sử dụng mô hình hoặc vật thật của bom mìn làm đồ dùng dạy học mà chỉ sử dụng tranh ảnh hoặc băng hình trong các tiết dạy, vì đây là quy định của Liên Hiệp Quốc về giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn.
- Tránh không nói “Bom mìn có ở khắp nơi”, vì điều này có thể làm cho HS lo sợ và có suy nghĩ rằng không có cách gì để tránh được tai nạn do bom mìn gây ra mà chỉ nên nói cho học sinh biết những nơi có thể còn sót lại bom mìn.
b. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn BM&VLCN
- Không đề cập đến những nguyên nhân gây ra tai nạn mà không tránh được: như cuốc đất đụng phải bom mìn, bom mìn phát nổ dưới trời nắng nóng, vv.
- Không khuyến khích học sinh tiểu học đánh dấu bom mìn vì khi tìm vật liệu để đánh dấu, các em có thể giẫm phải bom mìn và do đó tăng nguy cơ tai nạn cho các em. Thay vào đó, khi phát hiện ra bom mìn, học sinh sẽ được khuyến khích ghi nhớ vị trí của bom mìn và sau đó đi báo cho người lớn biết.
- Giáo viên đưa ra trường hợp các em thấy người khác có hành vi nguy hiểm, thì các em phải:
+ Cố gắng can ngăn nếu người khác chuẩn bị có hành vi nguy hiểm (cưa đục bom mìn)
+ Chạy thật xa và báo cho người khác biết nếu người khác đang thực hiện hành vi nguy hiểm.
c. Hậu quả của tai nạn BM&VLCN
- Giáo viên lưu ý đi sâu vào phân tích hậu quả nhiều mặt do tai nạn bom mìn gây ra, đối với không chỉ nạn nhân, mà còn với gia đình, và toàn thể cộng đồng. Việc đi sâu phân tích hậu quả của tai nạn bom mìn sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn được tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn do bom mìn gây ra.
- Khi dạy về hậu quả của bom mìn, không nên dùng những hình ảnh gây cảm giác quá sợ hãi đối với học sinh
d. Ứng xử khi thấy người bị tai nạn và đối xử nhân ái với người khuyết tật.
- Ứng xử khi thấy người bị nạn:
+ Đối với HS lớp 1,2,3 chưa học sơ cứu nên không khuyến khích các em tiến hành sơ cứu cho người bị nạn mà cách tốt nhất là các em biết nhanh chóng tìm cách báo cho người lớn biết để kịp thời cứu giúp.
+ Đối với HS lớp 4, 5 đã được học sơ cứu trong chương trình chính khóa, nếu có đủ tự tin thì có thể giúp người lớn tiến hành sơ cứu cho nạn nhân rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
- Đối xử với người khuyết tật: GV không dùng những câu nói tiêu cực như: người khuyết tật là gánh nặng của gia đình và xã hội, là đối tượng đáng thương hại. Mà cho học sinh thấy được vào khả năng và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của người khuyết tật, để hình thành cho học sinh thái độ tích cực và hành vi đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Hoạt động 9: Giới thiệu về hướng dẫn sử dụng tài liệu
Để sử dụng hiệu quả tài liệu giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học, CBQL và giáo viên cần lưu ý:
1. Đọc nhanh từng phần của tài liệu để có được một cái nhìn tổng quát về cấu trúc nội dung của toàn bộ tài liệu.
2. Đọc và tìm hiểu kỹ từng phần. Cụ thể:
2.1. Đối với Phần I. Những vấn đề chung: Trong mục đặc điểm của BM, VLCN tài liệu chỉ trình bày khái quát về chất liệu, hình dạng, kích thước của BM, VLCN kèm theo là một số hình ảnh minh họa. Không yêu cầu GV hướng dẫn HS đi sâu nhận biết các loại bom mìn khác nhau để tránh việc HS tò mò tiếp xúc, khám phá về BM nên có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn BM cho HS. Đặc biệt cũng không khuyến khích HS đánh dấu nơi phát hiện có bom mìn vì điều này có thể tăng khả năng các em tiếp xúc với bom mìn và tăng nguy cơ gây tai nạn cho các em. Thay vào đó, khi phát hiện ra bom mìn, học sinh sẽ được khuyến khích ghi nhớ vị trí của bom mìn và sau đó đi báo cho người lớn biết.
2.2. Đối với Phần II. Hướng dẫn cụ thể
* Ở mục I: GV cần nghiên cứu kỹ cả mục tiêu giáo dục PTTNBM, VLCN và từng hoạt động trong kế hoạch bài học các môn học kết hợp về phương pháp dạy học các môn TN&XH, Khoa học, Đạo đức để thực hiện tốt các hoạt động đã gợi ý trong tài liệu.
* Ở mục II: GV có thể bổ sung thêm các hoạt động GDNGLL khác ngoài các hoạt động đã có trong tài liệu và có thể lồng ghép vào một số hoạt động khác của trường để triển khai cùng một lúc.
3. Tài liệu này chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nên khi dạy GV có thể thay đổi nội dung (như thay đổi câu chuyện, tình huống,…), phương pháp tùy theo điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương nơi trường đóng cho phù hợp và sau mỗi bài học yêu cầu HS về nhà nói lại những điều đã học ở trường cho những người xung quanh như: bố mẹ, ông bà, anh chị em và các bạn.
Việc 1: Chia lại nhóm theo khối lớp
Việc 2: Phân công cho từng nhóm:
- Nhóm lớp 1: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn TN-XH
- Nhóm lớp 2: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn TN-XH
- Nhóm lớp 3: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn TN-XH
- Nhóm lớp 4: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn Khoa học
- Nhóm lớp 5: Chọn 1 bài của môn Đạo đức, 1 bài của môn Khoa học
Việc 3: Các nhóm báo cáo việc chọn bài và chia làm 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ chịu trách nhiệm 1 bài.
Việc 4: Mỗi nhóm nhỏ nghiên cứu SGK, Kế hoạch bài học trong tài liệu đã được phân công, xây dựng Kế hoạch bài học để dạy minh họa trước lớp
Hoạt động 10: Xây dựng kế hoạch bài học
* Thời gian đến khi hoàn thành Kế hoạch bài học: 60 phút
Thông tin hoạt độ 10: Xây dựng kế hoạch bài học
Thông tin hoạt độ 10: Dạy minh họa
Nhóm
Bài, môn
1
2
3
4
5
Bài: Môn
Bài: Môn
Bài: Môn
Bài: Môn
Bài: Môn
Hoạt động 11: Tổng kết đợt tập huấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trường Điệp
Dung lượng: 524,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)