Tap huan NOI DUNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Hoàng | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tap huan NOI DUNG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TËp huÊn
QU¶N Lý GI¸O DôC HßA NHËP
TRÎ KHUYÕt TËT CÊP TIÓu häc

2

QU?N L� GI�O D?C HềA NH?P
C?P TI?U H?C
3
Quản lý GDHN cấp tiểu học
Các mục tiêu QL GDHN HSKT cấp tiểu học
Thống kê được số lượng từng dạng TKT thuộc địa bàn quản lí của cấp học
Huy động tối đa được số TKT đến trường.
Duy trì được sĩ số TKT đã huy động đến trường.
Đảm bảo được chất lượng giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của TKT đã huy động đến trường.
4
1. Giáo dục hòa nhập cấp tiểu học
Hãy liệt kê các hoạt động GDHN ở trường tiểu học theo trình tự thời gian năm học.
Năm học qua, trường thầy / cô đã thực hiện những hoạt động nào trong số vừa liệt kê?
5
Các hoạt động
Điều tra số lượng TKT
Phân loại khuyết tật, vận động TKT ra lớp
Phân công biên chế lớp
Thành lập ban chỉ đạo (nhóm hỗ trợ cộng đồng,
Xây dựng kế hoạch: làm hồ sơ cho TKT, xác định mục tiêu rõ ràng,
Gặp mặt những người liên quan
Lập kế hoạch giáo dục cá nhân
Thực hiện kế hoạch: họp PHHS
Tổ chức các chuyên đề về GDHN
Kiểm tra, theo dõi, đánh giá
Điều chỉnh sự chỉ đạo
Làm báo cáo
6
1. GDHN cấp tiểu học
HSKT và mục tiêu GDHN cấp tiểu học
Học sinh khuyết tật tiểu học
HSKT tiểu học là những TKT trong độ tuổi tiểu học. HSKT tiểu học cũng có đầy đủ ở các dạng khuyết tật (6 dạng theo sự phân loại khuyết tật của ngành giáo dục và đào tạo nước ta).
HSKT tiểu học có đầy đủ các đặc điểm của một TKT được nhận biết chủ yếu ở các lĩnh vực về nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, kỹ năng xã hội,… và đồng thời có các đặc điểm của một học sinh trong độ tuổi tiểu học.
Các hoạt động GDHN trong trường TH
7
9 hoạt động GDHN chủ yếu trong trường tiểu học
1. Phát hiện mọi TKT có trong cộng đồng dân cư thuộc địa bàn trách nhiệm của nhà trường quản lí
2. Tổ chức, chỉ đạo biên chế TKT vào lớp học dựa trên Qui định về GDHN và Hướng dẫn thực hiện năm học hàng năm đối với giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Lập KHGD cho TKT theo mẫu của cấp QL có thẩm quyền.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
5. Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng phương tiện phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học TKT.
8
9 hoạt động GDHN chủ yếu trong trường tiểu học
6. Kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên và định kì các hoạt động GDHN TKT, chú trọng đến tìm kiếm giải pháp để luôn điều chỉnh công tác này luôn vận hành tốt, đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao hơn.
7. Xây dựng các tổ chức đội ngũ đáp ứng yêu cầu QL GDHN TKT trong nhà trường: Hội đồng sư phạm nhà trường, cơ cấu tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên phụ trách lớp, đội ngũ giáo viên cốt cán, Vòng tay bạn bè của TKT, các tổ chức Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
8. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, Nhóm hỗ trợ cộng đồng, các tổ chức quần chúng ngoài nhà trường.
9. Các hoạt động khác.
9
2. Quản lý GDHN cấp tiểu học
Các mục tiêu QL GDHN HSKT cấp tiểu học
Thống kê được số lượng từng dạng TKT thuộc địa bàn quản lí của cấp học
Huy động tối đa được số TKT đến trường.
Duy trì được sĩ số TKT đã huy động đến trường.
Đảm bảo được chất lượng giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của TKT đã huy động đến trường.
10
Nguyên tắc QL GDHN cấp tiểu học
1. QL GDHN tuân theo các nguyên tắc QLGD nói chung
Nguyên tắc tính đảng trong quản lý.
Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc khoa học và thực tiễn.
Nguyên tắc thiết thực cụ thể.
Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích (Cá nhân, tập thể, xã hội).
Nguyên tắc sử dụng toàn diện các phương pháp quản lí, kết hợp các phương pháp hành chính, tâm lí giáo dục và kinh tế, đồng thời sử dụng các phương pháp tạo động lực.
11
Các nguyên tắc đặc thù
2. Vì những lợi ích tốt nhất của trẻ
3. Tôn trọng sự khác biệt
4. Dựa vào nhà trường:
Quản lí chương trình giáo dục và đổi mới quá trình dạy học
Quản lí tài chính và cơ sở vật chất
Quản lí nhân sự
5. Dựa vào cộng đồng
12
Nội dung và biện pháp quản lý GDHN cấp TH
1. Quản lí phát triển nguồn nhân lực cho GDHN cấp TH
2. Quản lý hành chính: Quản lí hồ sơ của TKT:
Kế hoạch giáo dục cá nhân:
Kế hoạch dạy học
Các phiếu theo dõi kết quả can thiệp sớm, giáo dục và dạy học cho từng trẻ
Kế hoạch chuyển tiếp
3. Quản lí hoạt động chuyên môn giáo dục hoà nhập
Quản lí hoạt động tổ chuyên môn của nhà trường
Quản lí các hoạt động giáo dục và dạy học hoà nhập
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Các cuộc thi sáng kiến GD – DH HN
4. QL Đánh giá kết quả GD TKT trong GDHN
5. Quản lí sự phối hợp giữa nhà trường, chính quyền địa phương, cộng đồng và gia đình trong GDHN
13
Qui trình quản lí gDHN TKT
14
Bước 1. Xác định mục tiêu và Nội dung
15
1.1. Xác định mục tiêu

Mục tiêu quản lí giáo dục TKT trong nhà trường:
Thực hiện Quyền trẻ em,
Đảm bảo sự phát triển tối đa của TKT
Thực hiện được mục tiêu giáo dục TKT
16
Hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục TKT
Thống kê được số lượng từng dạng trẻ khuyết tật thuộc địa bàn quản lí
Huy động tối đa được số trẻ khuyết tật đến trường
Duy trì được sĩ số trẻ khuyết tật đã huy động
Đảm bảo chất lượng GD TKT tật đã huy động
17
Hệ thống hoạt động thực hiện mục tiêu
Phát hiện TKT
Tổ chức, chỉ đạo biên chế TKT vào lớp học
Lập kế hoạch giáo dục cá nhân TKT
Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học
Xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất,
Kiểm tra, giám sát hoạt động GDTKT
Xây dựng cơ cấu tổ chức đội ngũ
Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
18
1.2. Nội dung quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Quản lí số liệu và quản lí hồ sơ TKT
Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung GD TKT
Quản lí đội ngũ
Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục TKT
19
Quản lí hoạt động dạy học
Là quản lý hoạt động dạy của gv và hoạt động học tập của TKT
Quản lý thông qua quản lý hoạt động tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên phụ trách lớp và đội ngũ giáo viên cốt cán, vòng tay bạn bè .
Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Quản lí hoạt động làm và sử dụng đồ dùng dạy học
Quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
20
Bước 2. Lập kế hoạch quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
1. Các loại kế hoạch quản lý giáo dục trẻ khuyết tật
Kế hoạch điều tra phát hiện TKT
Kế hoạch huy động TKT đến trường.
Kế hoạch tổ chức, chỉ đạo biên chế TKT vào lớp học.
Kế hoạch xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật.
Kế hoạch hoạt động giáo dục và dạy học
Kế hoạch xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục TKT
Kế hoạch xây dựng cơ cấu tổ chức đội ngũ
Các loại kế hoạch khác
21
1.2. Lập kế hoạch quản lý giáo dục trẻ khuyết tật

22
Thực hiện Kế hoạch điều tra phát hiện TKT
Thực hiện Kế hoạch huy động TKT đến trường
Thực hiện Kế hoạch biên chế TKTvào lớp học
Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân TKT
Thực hiện Kế hoạch hoạt động GD& dạy học
Thực hiện Kế hoạch xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị giáo dục và dạy học
Xây dựng cơ cấu tổ chức đội ngũ QLGDTKT
Bước 3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí
23
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá trong GDHN
24
Phân tích nội dung QL PT nguồn nhân lực cho GDHN cấp TH
Nguồn nhân lực cho GDHN:
Cán bộ quản lý cấp sở, phòng
Cốt cán huyện
Cán bộ QL cấp trường
Cốt cán trường
GV trực tiếp dạy TKT
Cán bộ, nhân viên các ban ngành liên quan, cộng đồng
25
. Vấn đề cần xác định

Xác định những yêu cầu về năng lực (kiến thức, kĩ năng và thái độ) cần có để thực hiện nhiệm vụ của mình
Giáo viên tiểu học
Cán bộ quản lí trường tiểu học
Cán bộ phòng, sở GD & ĐT
26
Làm thế nào để nâng cao năng lực?
1.Xem chương trình VTV2 23.20 tháng 3
2. Tự học
3. Chia sẻ, học tập cùng đồng nghiệp
4. Tham quan các TT ở tỉnh khác, nước ngoài
5. Đào tạo chuyên sâu
6. Đọc, nghiên cứu tài liệu, sách,...
7. Khai thác mạng
8. Tập huấn chuyên đề
9. Hội thảo, ngoại khóa
10. Dự giờ, thăm lớp
11. Nghiên cứu điển hình
12. Chuyên gia hỗ trợ/huấn luyện tại chỗ
27
Làm thế nào để nâng cao năng lực?
Tập huấn (bộ/DA)
Tự tìm hiểu
Phối hợp với chính quyền tổ chức hoạt động
Tập huấn GV
Tự tìm hiểu (kiến thức)/ tập huấn
Vận động tự chế, đóng góp
Kỹ năng thành lập nhóm hỗ trợ -



28
2. Lập kế hoạch nâng cao năng lực
29
4. Sự tham gia và phối hợp của cộng đồng và chính quyền địa phương
Hội đồng GD và BĐH GDTKT xã
Hiệu trưởng chủ động đưa ND GD TKT vào hoạt động của Hội đồng giáo dục xã
BĐH GD TKT của xã gồm các thành viên:
Trưởng ban: Phó chủ tịch UBND xã
Phó trưởng ban: Hiệu trưởng tiểu học/THCS và Trạm trưởng trạm y tế của xã
Các thành viên: Nông dân, Đoàn TN; Phụ nữ; Dân số; Hiệu trưởng trường mẫu giáo; Các thành viên khác....
30
Các công việc cụ thể của Ban điều hành xã
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của BĐH GD TKT
BĐH họp giao ban định kì hàng quí hoặc hàng tháng vào một ngày nhất định với các thành viên và nhóm hỗ trợ cộng đồng
31
Nhóm hỗ trợ cộng đồng TKT

Nhóm hỗ trợ cộng đồng là thành viên trong cộng đồng dân cư ở thôn hoặc xã tự nguyện góp công sức, vật chất và tinh thần, hợp tác thành một nhóm để hỗ trợ giúp đỡ một hoặc nhiều TKT vượt khó khăn để hoà nhập xã hội
Thành phần Nhóm hỗ trợ cộng đồng: thông thường có đại diện: nhà trường, y tế, phụ nữ, trưởng thôn, ĐTN, Hội cựu chiến binh, Hội CTĐ và gia đình TKT, tình nguyện viên,...
32
Công việc của Nhóm hỗ trợ cộng đồng
Tạo môi trường thuận lợi cho TKT (cộng đồng, gia đình, môi trường vật chất và tâm lý,...)
Nâng cao nhận thức và sự tham gia của gia đinh trẻ
Tư vấn chuyển giao những kiến thức và kĩ năng cần thiết
Huy động nguồn lực hỗ trợ
33
Quản lý chỉ đạo Nhóm hỗ trợ cộng đồng

Hình thành/xây dựng nhóm hỗ trợ
Nguyên tắc: 1) xuất phát từ nhu cầu; không áp đặt hành chính; 2) Hỗ trợ ủng hộ, khuyến khích.
Hỗ trợ Nhóm HTCĐ hoạt động:
Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động;
Kỹ thuật chuyên môn
Đánh giá, khuyến khích
34
Qui trình hỗ trợ một TKT tại cộng đồng
35
Nhiệm vụ và yêu cầu năng lực của Hiệu trưởng trong quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Nhiệm vụ
Lập kế hoạch
Tổ chức và chỉ đạo
Kiểm tra, đánh giá
36
Yêu cầu về năng lực của cán bộ quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Năng lực chuyên môn, gồm:
Năng lực chuyên môn theo ngành
Năng lực chuyên môn hỗ trợ
Năng lực chuyên môn về quản lý
37
Năng lực quan hệ con người, gồm:
Năng lực con quan hệ con người đối với cá nhân
Năng lực quan hệ con người đối với nhóm
Năng lực khái quát dài hạn, gồm:
Năng lực khái quát dài hạn
Năng lực khái quát cập nhật
38
Nhiệm vụ của giáo viên cốt cán về giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường
Là người làm tốt GD TKT trong lớp học của mình
Tư vấn cho nhà trường về các lĩnh vực liên quan đối với GD TKT
Tư vấn xây dựng và tham gia các hoạt động của Nhóm hỗ trợ cộng đồng
39
Nhiệm vụ của giáo viên phụ trách lớp trong giáo dục trẻ khuyết tật
Tổ chứcvà quản lí lớp học
Lập kế hoạch và triển khai công tác phụ trách lớp
Công tác lập và quản lý hồ sơ TKT

40
4.2.3. Mục tiêu năng lực đối với giáo viên cốt cán và giáo viên chủ nhiệm lớp có TKT
Mục tiêu năng lực chung:
Có kiến thức: 1) Cơ bản về GD TKT; 2) 01 đến 02 chuyên ngành;
Hoặc có trình độ CĐ về GD TKT
Mục tiêu năng lực cụ thể:
Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện
Năng lực hướng dẫn
Năng lực đánh giá
41
Hiệu quả quản lí giáo dục
42
Hiệu quả quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

Hiệu trưởng
Quá trình giáo dục:
Học sinh nhà trường
Trẻ khuyết tật
Đội ngũ:
Giáo viên
Tập thể học sinh
Đại diện cha mẹ HS
Lực lượng cộng đồng
Sự tác động:
- Có mục đích
Có kế hoạch
P.pháp,
P.tiện,...
Hiệu quả quản lí giáo dục TKT
43
Trao đổi
Phân tích thông tin trường hợp học sinh X.
Đọc nội dung bài tập đọc “Sáng nay”
Thầy/cô hãy điều chỉnh giáo án như thế nào để đảm bảo X có thể tham gia bài học?
44
Điều chỉnh giáo án
Giới thiệu chữ ô qua so sánh chữ o, ô và quan sát tranh
Quan sát tranh nêu chữ c, o
Nêu các đồ vật trong tranh, qua quan sát chữ o đội nón
Nêu các hình, đồ vật có chữ o, c
Tô màu những đồ vật có hình tròn
Đọc mẫu cho HS X đọc theo
Tìm tiếng có chứa âm o, c
45
Trường hợp của X
46
Bài học minh hoạ
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu kế hoạch bài học, bài thơ “Sáng nay”
Chỉ ra những khác biệt giữa kế hoạch bài học này với các giáo án thông thường khác?
Có những ưu và nhược điểm gì trong cách thiết kế như vậy?
Hãy so sánh những điều chỉnh trong bài học này với các biện pháp thầy/cô vừa nêu ra ở hoạt động trước.
47
Xem băng dạy bài học “Sáng nay”
Trong tiết dạy giáo viên đã sử dụng các phương pháp điều chỉnh nào?
Các phương pháp điều chỉnh đó thể hiện ở nội dung nào của bài học?
48
Các phương pháp điều chỉnh
Phương pháp thay thế
Phương pháp trùng lặp giáo án
49
Các phương pháp điều chỉnh giáo án:
Phương pháp điều chỉnh đồng loạt
- Tham gia trò chơi kết bạn
2) Phương pháp điều chỉnh đa trình độ
HS trả lời : Bức tranh vẽ ông mặt trời
Các HS khác kết nói các chi tiết trong SGK
3) Phương pháp điều chỉnh trùng lặp giáo án
- Cả lớp tìm từ có vần oe, oeo
- HS X tìm âm o, ô
4) Phương pháp điều chỉnh thay thế.
Cả lớp đọc nhóm
HS X tô chữ o, ô
50
* Tình huống 1:
Một vài phụ huynh nghe tin lớp học của con mình mới nhận một học sinh khuyết tật vào học. Họ không muốn điều này và đã đến gây áp lực với nhà trường, yêu cầu chuyển học sinh khuyết tật sang lớp khác hoặc nếu không thì cho con của họ chuyển lớp,chuyển trường
Lãnh đạo nhà trường và giáo viên đã bình tĩnh giải thích và thuyết phục.
Bài tập thực hành
51
* Tình huống 2:
Một học sinh khuyết tật đã học 2 năm lớp 1. Cuối năm học nhà trường quyết định cho cháu được lên lớp 2 cùng với các bạn trogn lớp. Tuy nhiên, gia đình cua rhọc sinh này mong muốn con mình tiếp tục ở lại lớp 1 để học cho đến khi biết đọc, biết viết. Họ đã đến trường xin và nài nỉ giáo viên và lãnh đạo nhà trường.
Lãnh đạo nhà trường và giáo viên đã ôn tồn thuyết phục để phụ huynh hiểu ra vấn đề.
52
* Tình huống 3:
Năm nay nhà trường có 3 học sinh khuyết tật đến học hoà nhập. Các giáo viên trong nhà trường đều không ai muốn nhận lớp có học sinh khuyết tật. Hiệu trưởng nhà trường tổ chức cuộc họp hội đồng sư phạm phân công để giáo viên vui vẻ nhận lớp có học sinh khuyết tật.
53
* Tình huống 4:
Một giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các các kĩ năng dạy học đặc thù trong lớp học hoà nhập của mình. Tuy nhiên cách làm của cô khác mọi người cộng với cá tính khiến các giáo viên khác dèm pha và không muốn bỏ phiếu bình bầu thi đua cho (dù giáo viên này thực sự xứng đáng được tôn vinh).
Lãnh đạo nhà trường chủ trì công tác đánh giá giáo viên và bình xét thi đua đã có những chỉ đạo và quyết định công bằng.
54
* Tình huống 5:
Một trẻ khuyết tật vận động rất thích đi học hoà nhập ở trường tiểu học. Tuy nhiên gia đình không muốn tiếp tục đưa trẻ đến trường vì khó đưa đi đón về. Hơn nữa, gia đình này cho rằng trẻ khuyết tật không cần đi học vì có học cũng chẳng có tương lai gì.
Lãnh đạo nhà trường và giáo viên đã có những giải thích thoả đáng và đề ra những phương án giải quyết, thuyết phục được phụ huynh hợp tác.
55
* Tình huống 6:
Một học sinh có bề ngoài trông bình thường song trong học tập lại có quá nhiều vấn đề về nhận thức và có nhiều biểu hiện rõ nét về kém tập trung và quá hiếu động. Giáo viên nhiều lần trao đổi với phụ huynh về vấn đề của con họ song phụ huynh phủ nhận và thiếu hợp tác. Điều này khiến giáo viên rất bối rối và bức xúc.
Lãnh đạo nhà trường đã có buổi gặp mặt phụ huynh học sinh và giáo viên để cùng thảo luận, tháo gỡ vướng mắc và tăng cường sự hợp tác giữa các bên.
56
Chia sẻ kinh nghiệm
57

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TËp huÊn
QU¶N Lý GI¸O DôC HßA NHËP
TRÎ KHUYÕt TËT CÊP TIÓu häc


58
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Hoàng
Dung lượng: 203,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)