Tập huấn nhân viên thiết bị
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung |
Ngày 26/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: tập huấn nhân viên thiết bị thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
Báo cáo
Triển khai thí điểm dạy học theo phòng học bộ môn
TS. Trần Đức Vượng
Dự án THCS II
Bộ Giáo dục và đào tạo
Dự án phát triển GDTHCS II
--------------------------
1
DỰ ÁN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI VIỆC TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM DẠY HỌC THEO PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Báo cáo gồm:
Khái niệm về PHBM
Mô hình về PHBM
Dự án THCS với việc thí điểm dạy học theo PHBM
Đề xuất một vài phương án triển khai dạy học theo PHBM trong giai đoạn tới.
Sau đây là những nội dung chi tiết
2
I. Khái niệm về phòng học bộ môn
1. Phòng học bộ môn.
+ KN: Phòng học bộ môn là phòng học mang tính chuyên dụng cho một hoặc vài môn học. Ở đó các thiết bị dạy học môn học và các thiết bị dùng chung (Máy chiếu, Video…) được bố trí sẵn, và chỉ diễn ra hoạt động dạy học đối với một môn học nhất định.
+ Đặc điểm của phòng học bộ môn.
- TBDH được bố trí sẵn theo yêu cầu của môn học.
- Có khu vực chuẩn bi các bài thí nghiệm thực hành của giáo viên và học sinh. Có tủ (giá) đựng thiết bị dạy học để ngay trong khuôn viên lớp học.
3
- Hoạt động dạy và học của thầy và trò được xây dựng theo hướng giáo viên là người tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động với thiết bị dạy học.
- Hệ thống chỗ ngồi được thiết kế cơ động, thuận tiện cho việc học tập theo hướng tăng cường sự hoạt động của học sinh.
Như vậy, trước đây nói đến phòng học bộ môn ta thường nghĩ đến các môn học đòi hỏi tính thực nghiệm cao như: Vật lí, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, theo xu hướng đổi mới giáo dục như hiện nay các bộ môn khác như: Công nghệ, Ngoại ngữ, thể dục, Tin học, Nghệ thuật… cũng rất cần có những phòng học chuyên dụng.
4
2.Phân biệt phòng học bộ môn và các loại phòng khác.
5
3.Ưu điểm và hạn chế của phòng học bộ môn.
3.1.Ưu điểm
3.1.1.Về tổ chức dạy học.
Học sinh vừa có thể học lí thuyết lại có thể học thực hành thông qua việc sử dụng các thiết bị dạy học.
3.1.2. Về hiệu quả nhận thức.
Tạo được niềm hứng thú với việc học, tránh được tâm lí nhồi nhét kiến thức , giúp cho học sinh khắc phục được một số nhược điểm như: thụ động, chờ đợi, ỷ lại, tiếp thu một chiều.
6
3.1.3. Về hiệu quả rèn luyện kĩ năng.
Học ở phòng học bộ môn, dần dần các em sẽ hình thành các kĩ năng sau:
+ Kĩ năng tổ chức lao động khoa học.
+ Kĩ năng quan sát, nhận biết.
+ Kĩ năng thực hành.
+ Kĩ năng hợp tác
3.1.4. Về hiệu quả kinh tế.
Thuận lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng thiết bị dạy học dễ dàng. tần suất sử dụng thiết bị dạy học tăng lên. Phòng học bộ môn cũng là nơi góp phần bảo quản thiết bị dạy học.
7
Tổng hợp các ưu điểm khi dạy học tại PHBM
1.TBDH được bảo quản tốt nhất
2.TBDH không phải dịch chuyển nên ít bị hỏng, tăng được thời gian sử dụng, kinh tế
3.Tăng tần số sử dụng TBDH
4.Tránh được tình trạng dạy "chay" vì không có lí do gì khi dạy học tại PHBM có TB lại dạy chay
5.Trình độ CM của GV ngày càng vững
8
ưu điểm dạy học tại PHBM (tiếp)
6.Chỉ có PHBM mới có ĐK lắp đặt cố định hệ thông PT nghe nhìn
7.Tạo được bầu không khí KH bộ môn
8.Có ĐK sử dụng được các PMDH
9.Tính kinh tế cao
10.Góp phần đổi mới PPDH (HS hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn)
KL: Dạy học theo PHBM góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới PPDH và nâng cao CL dạy học
9
3.2. Những khó khăn
3.2.1. Đầu tư ban đầu lớn khi mà số đông các trường THCS của ta còn rất nghèo.
3.2.2. Kiến trúc cho phòng học bộ môn là khâu kĩ thuật rất khó đạt tới sự hoàn chỉnh. Bởi kiến trúc này tuy không thật phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi phải được tính toán kĩ lưỡng trên cơ sở những kiến thức khoa học về xây dựng cũng như sư phạm sao cho đạt được những yêu cầu cơ bản về khoa học lao động kĩ thuật. Nhất là đối với bộ môn Hoá học cần được chú ý nhiều đến việc sử lí chất thải độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh và môi trường.
10
3.2.3. Phòng học bộ môn cần một đội ngũ giáo viên không chỉ giỏi về lí thuyết mà còn thạo về thực hành. Trước mắt có ít số trường THCS đạt được yêu cầu này.
3.2.4. Khó khăn về phân phối chương trình.
Nội dung dạy học có những thay đổi cơ bản, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học rất cao.
Cách thức thực hiện chươg trình không thay đổi: Phân phối theo tiết, theo tuần rất khó thực hiện đối với những bài dạy học có thí nghiệm phức tạp.
11
4. Những căn cứ để xác định số lượng phòng học bộ môn.
4.1.Nhiệm vụ dạy học của môn học.
4.2.Điều kiện về số học sinh trong một lớp.
4.3.Điều kiện về giáo viên.
4.4.Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường và kinh phí được đầu tư.
12
II. Về mô hình phòng học bộ môn
Viện nghiên cứu thiết kế trường học đã phối hợp với dự án thiết kế và đang hoàn chỉnh.
Theo chúng tôi, nên có các PHBM như sau:
-Tin học
-Vật lí
-Hóa học
-Sinh học
-Công nghệ
13
mô hình chung phải đạt cho 1 phòng học bộ môn là:
1.Phòng học tập:
+ Bàn của giáo viên
+ Bàn của học sinh có lắp đặt các thiết bị chuyên dụng (nên là bàn 2 chỗ ngồi)
+ Ghế học sinh (nên là ghế đơn 1 chỗ ngồi).
+ Hệ thống điện, hệ thống nước (tùy theo môn học đến từng bàn giáo viên và học sinh)
+ Có hệ thống xử lí hóa chất (với bộ môn dùng hóa chất), khử mùi.
+ Nối mạng đến từng bàn (với môn tin học), đến từng phòng (với các môn học khác)
+ Hệ thống nghe nhìn lắp đặt cố định
2. Phòng chuẩn bị thí nghiệm (với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học)
Diện tích tùy theo khả năng và số lượng thiết bị của nhà trường. Phòng này nên liền kề phòng học. Trong phòng có các hệ thống tủ, giá để chứa thiết bị ngay trong phòng học. Riêng Hóa chất độc hại phải có nơi để riêng với hệ thống tủ hút khí độc.
14
III. Dự án THCS với việc triển khai thí điểm dạy học theo PHBM
1. Các bước triển khai thí điểm
Bước 1: Triển khai thí điểm dạy học theo hướng PHBM tại Sở GD&ĐT Hà Tây. Sở GD&ĐT Hà Tây đã chọn 8 trường THCS thuộc Phòng GD thị xã Hà Đông triển khai thí điểm, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Học liệu và Thiết bị dạy học Viện chiến lược và chương trình giáo dục là đơn vị nghiên cứu lí luận, viết tài liệu hướng dẫn triển khai và tổng kết kinh nghiệm. Việc thí điểm dạy học theo hướng PHBM chủ yếu là chuyển phòng học bình thường thành phòng học theo hướng PHBM: Hệ thống bàn ghế mặt nghiêng được thay bằng hệ thống bàn ghế mặt bằng, cải tạo hệ thống điện, thêm hệ thống nước với các môn Sinh vật và Hóa học, hệ thống tủ nhôm kính đặt cuối mỗi lớp dùng để chứa thiết bị, phòng học bộ môn cố định, học sinh di chuyển lớp học theo TKB.
15
Bước 2. Tiếp tục thí điểm ở Hà Tây và triển khai thêm 7 tỉnh.
Dự án THCS tiếp tục thí điểm dạy học theo PHBM tại Hà Tây và triển khai tiếp với 7 tỉnh là: Vĩnh phúc, Phú Thọ, Lào cai, Hà Tĩnh, Thái Bình, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Trung tâm học liệu và Thiết bị dạy học Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục là đơn vị nghiên cứu, triển khai và tổng kết kinh nghiệm.
Hội thảo khoa học (Lần thứ 2): “Dạy học theo PHBM” tại Thái Bình tháng 12/2004 với sự tham gia của 180 đại biểu thuộc 13 tỉnh thành đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm bước đầu đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn cần khắc phục, tiếp tục triển khai dạy học theo PHBM ở mức độ cao hơn, đó là việc xây dựng các tiết học chất lượng cao cho một số bộ môn. Dự án đã kết hợp với Đài truyền hình TW quay băng một số tiết học có chất lượng tại PHBM.
16
Hội thảo khoa học về Phòng học bộ môn (Lần thứ 3) tại Hà Tĩnh tháng 11/2005 với sự kết hợp tổ chức của Dự án THCS II với Vụ GDTrH. Hội thảo đã tổng kết các kết quả triển khai PHBM của 5 năm của 8 tỉnh triển klhai thí điểm và bàn hướng triển khai QĐ 32/Bộ GD&ĐT ngày 24/9/2004 trong những năm tới.
2. Các kết quả đạt được
2.1. Về nhận thức
Triển khai dạy học theo PHBM góp phần bảo quản và sử dụng được TBDH
17
2.2. Về các biện pháp triển khai dạy học theo PHBM.
2.2.1. Cải tạo phòng học thường thành PHBM với mức độ khiêm tốn nhất. Trong hoàn cảnh hiện nay, rất cần khuyến khích các địa phương tiến hành theo phương thức này.
2.2.3. Cách giải quyết về Phụ tá thí nghiệm.
2.2.4. Việc xếp TKB mở
2.3. Về công tác Xã hội hóa giáo dục.
2.4. Về cơ chế quản lí.
18
Kết quả kiểm tra khảo sát của Dự án và Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục
khảo sát 9 trường THCS thuộc 4 Sở GD&ĐT Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Bình và Hà Tĩnh, kết quả triển khai dạy học theo PHBM cho thấy:
-Có 7/9 trường đã thực hiện được 100% số bài có thí nghiệm, nghĩa là không có bài nào bị dạy chay nếu có TBDH.
- Giờ học có TBDH sinh động hơn, HS đã làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn.
-Tác phong làm việc của GV và học tập của HS nhanh nhẹn hơn.
-Nhiều sáng kiến đã được phát huy.
-Chất lượng dạy của GV, chất lượng học của HS từng bước được nâng lên.
-Dạy học tại PHBM có sử dụng TBDH đã trở thành nền nếp và tự giác với nhiều GV.
-Những GV kiêm phụ tá thí nghiệm do được trừ giờ lên lớp nên sẵn sàng đảm nhiệm việc chuẩn bị thí nghiệm cho tổ, nhóm.
-Nếu kết hợp sử dụng TBDH với Phần mềm dạy học tại PHBM thì hiệu quả giờ dạy rất cao.
19
Một số tồn tại
+ 7/9 trường được khảo sát đều thiếu phòng học để triển khai dạy học theo hướng PHBM. Các môn Âm nhạc, Ngoại ngữ không có phòng cách âm nên ảnh hưởng các phòng học khác.
+Một số trường, thời gian nghỉ giữa các giờ giảng đã bị kéo dài nên đã gây khó khăn cho các giờ sau.
+Rất khó xếp TKB theo phần mềm, một số tiết Toán và Thể dục vẫn phải xếp vào tiết 5 mà đáng lẽ với kiểu dạy chay có thể tránh được điều đó.
+Trước đây có thể bố trí mỗi GV có một ngày “Trống”/ tuần để giải quyết việc riêng, nhưng nay thì không thể được vì GV phải mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị TBDH.
20
IV. Đề xuất một vài phương án triển khai PHBM trong giai đoạn tới
1. Xây PHBM theo chuẩn quốc gia
Về lâu dài, các PHBM cần phải được xây mới theo chuẩn quốc gia.
Dự án và Viện Nghiên cứu thiết kế trường học Bộ GD&ĐT đã thiết kế một số mẫu PHBM điển hình cho bậc THCS. Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng 6 phòng học: Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ và Thư viện theo các mẫu chuẩn đó cho 73 trường, trong đó 64 trường điểm của 64 tỉnh và 9 trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tiếp cận với giáo dục tiên tiến trong khu vực. Dự kiến mỗi trường sẽ xây dựng 3 phòng học bộ môn có diện tích khoảng 100 mét vuông và 25 mét vuông phòng chuẩn bị. Đồng thời 247 trường cũng sẽ có các phòng học bộ môn có quy mô phù hợp với thực tế.
21
3. Đề xuất vài Phương án cải tạo phòng học truyền thống thành PHBM
3.1. Cải tạo phòng học truyền thống thành PHBM
Trong hoàn cảnh cơ sở vật chất trường lớp khó khăn như hiện nay thì việc dạy học theo PHBM chủ yếu là chuyển phòng học bình thường thành phòng học theo hướng PHBM:
3.1.1. Cải tạo phòng học thường thành PHBM với mức độ khiêm tốn nhất.
- Cuối mỗi phòng, bố trí 2 đến 3 tủ tường, cửa kính để đựng TBDH. Với những môn còn ít TB thì các tủ đó chứa toàn bộ TBDH bộ môn, với những môn nhiều TB như Vật lí, Sinh vật thì các tủ đó chứa TBDH dùng cho 1 vài tuần, sau đó cất vào kho và lại thay thế TB dùng cho 1 vài tuần tiếp theo.
22
- Hệ thống ánh sáng và thông gió cũng cần cải tạo lại. Tường nhà cần bố trí để treo một số chân dung và một số tranh, ảnh liên quan đến bộ môn nhằm gây ấn tượng mạnh, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Nên trang bị hệ thống nghe nhìn dùng chung đặt trên giá di động có thể dễ dàng đẩy đến từng phòng.
3.1.2. Cải tạo phòng học thường thành PHBM với mức độ cao hơn
- Các bộ môn đặc thù: Tin học, Ngoại ngữ, Âmhạc, Mĩ thuật, Thể dục
Những môn này có đặc thù riêng, bài học chủ yếu là thực hành, vì vậy có thể cải tạo tùy theo đặc trưng bộ môn để biến PH thường thành các PH theo hướng PHBM. Ví dụ Phòng dạy tin cần trang bị máy và hệ thống bàn ghế chuyên dùng với mật độ từ 2 đến 2,5 mét vuông cho 1 HS, cần thêm hệ thống thông gió để tránh nóng do máy vi tính tỏa ra. PHBM Nhạc và Ngoại ngữ có đặc điểm là ồn ào, nên cải tạo lại phòng (tường nhà, cửa kính, trần cách âm, cách nhiệt, có rèm che, trang bị lại ánh sáng và máy điều hòa nhiệt độ) ... Với môn Thể dục, cần có một khu riêng để HS thực hành thể dục.
23
- Các môn khoa học thực nghiệm như Vật lí, Hóa học, Sinh vật và Công nghệ:
Những trường có nhiều phòng học, có thể cải tạo phòng học bình thường thành PHBM theo 2 phương án mà một số địa phương đã làm:
Phương án 1: Lấy 3 phòng học liền nhau, mỗi phòng rộng 54 mét vuông. Giữ phòng đầu và cuối làm 2 PHBM. Phòng giữa chia thành 2 phòng nhỏ - đó là 2 phòng chứa TB và chuẩn bị thí nghiệm cho 2 PHBM.
24
Phương án 2: (Với những trường có ít lớp, ít học sinh ). Lấy 3 phòng học liền nhau, mỗi phòng rộng 54 mét vuông. Giữ phòng đầu và cuối thành 2 PHBM. Phòng giữa có thể ngăn làm 3 với các diện tích: 15m2 , 24m2, 15m2. Hai phòng 15m2 thành 2 phòng chứa TB và chuẩn bi thí nghiệm, phòng 24m2 có thể làm phòng học chuyên đề cho các nhóm học sinh hoặc phòng nghỉ giữa giờ cho giáo viên
25
Nhiều trường miền núi và trung du với số lớp và số học sinh không nhiều, có thể cải tạo những phòng học 48 – 54 mét vuông theo 2 phương án trên.
Cả hai phương án đó cũng đều phải sửa chữa, cải tạo lại sao cho đảm bảo một số tiêu chuẩn tối thiểu của PHBM, trước hết là hệ thống bàn ghế mặt bằng, độ thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường và hệ thống Lavabo nước sạch dùng trong khi thí nghiệm. Trên tường nên treo ảnh một số nhà Bác học bộ môn nổi tiếng để phòng thêm đẹp và gây ấn tượng cho HS, cuối mỗi phòng bố trí 1-2 tủ đựng TBDH cho các môn trong 1-2 tuần, sau đó lại cất TB về kho và chuẩn bị TB mới cho các tuần tới.
Những trường chưa có điều kiện xây PHBM thì xây phòng thí nghiệm dùng chung. HS chỉ đến phòng thí nghiệm để học khi bài học có thí nghiệm.
26
Dạy học theo PHBM là xu thế tất yêu của GD Việt nam
Dạy học theo PHBM là xu thế tất yêu của GD Việt nam
1. Dạy học theo PHBM là sản phẩm khoa học của thế giới.
2. Xu thế hội nhập trong GD theo PHBM.
3. Việt Nam: GD là quốc sách, có ngân sách xd PHBM.
4. QĐ số 32 ngày 24/9/2004 Bộ GD& QĐ PHBM.
5. Dự án THCS đã thí điểm 7 tỉnh,3 hội nghị Tổng kết kinh nghiệm
6.QĐ 37/2008 Ban hành quy định về PHBM
27
9. DA THCS II đã xây hệ thống 6 PHBM: Tin học, Vật lí, Hoá học, Ngoại ngữ và Thư viện) cho 73 trường (64 tỉnh thành và 9 trường PTDTNT)
8. Lãnh đạo các Sở, Phòng GD và các Ban GH và các GV đã có nhận thức về tầm quan trong PHBM
9. Chính sách XHH GD đã và đang phát huyPHBM.
10. Kinh tế đất nước và địa phương ngày càng phát triển
11. Thông tin PHBM đã và đang được phổ biến
28
Một số hình ảnh về PHBM
-PHBM trong nước
-PHBM quốc tế
(Từ trang 30 Tài liệu bồi dưỡng viên chức làm công tác TBGD)
29
30
31
32
33
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)