Tập huấn HIV và luật HIV

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn HIV và luật HIV thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


KHÔNG KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8/2012
KHÁI NIỆM

HIV là virút gây suy giảm miễn dịch mắc phải người, viết tắt từ tiếng Anh: Human Immuno-deficiency Virus.
KHÁI NIỆM
AIDS là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virút HIV gây ra.
AIDS viết tắt từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom
CẤU TRÚC HIV
TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tính đến ngày 31/3/2012, tổng số trường hợp có HIV hiện đang còn sống trên cả nước  là 201.134 người,

Trong đó có 57.733 bệnh nhân AIDS và từ đầu vụ dịch (1990) đến nay Việt Nam đã có 61.579 người tử vong do AIDS.
TÌNH HÌNH CHUNG
So sánh với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp được xét nghiệm phát hiện có HIV giảm 1.065 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm 760 và số người tử vong do AIDS giảm 214 trường hợp. Tuy nhiên, dấu hiệu giảm với tốc độ rất chậm cho thấy vấn đề "không đơn giản".

TÌNH HÌNH CHUNG
Trong 4 nhóm có hành vi nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, đồng tính, mại dâm và di biến động) thì đáng lo ngại nhất là nhóm thứ 4 hiện không thể quản lý được.
7.Châu Đức
5.Xuyên Mộc
6.Đất đỏ
4.Long Điền
3.Bà rịa
1.Vũng Tàu
2.Tân Thành
TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Bản đồ địa lý hành chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bình Thuận
Đồng Nai
Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện: tháng 6/1993 ở Huyện Tân Thành - Đối tượng là người nghiện chích ma túy

Đến 31/7/2012 : đã có 4749 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, trong đó có 1859 trường hợp chuyển giai đoạn AIDS và 1192 người tử vong do AIDS.

Số ca nhiễm HIV mới có chiều hướng tăng nhanh ở những năm sau năm 2000 và liên tục duy trì ở mức trên 350-380 ca nhiễm mới mỗi năm trong những năm gần đây.

Tất cả các địa phương trong tỉnh đều đã có báo cáo về những ca nhiễm HIV/AIDS. Trong đó tập trung ở TP.Vũng Tàu.

Một số đặc điểm tình hình HIV/AIDS (tt)
SỐ LIỆU LŨY TÍCH HIV/AIDS TỈNH BR-VT
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM HIV
THEO ĐỐI TƯỢNG
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM HIV THEO GIỚI
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM HIV
THEO ĐỘ TUỔI
Về độ tuổi: Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở nhóm thanh niên 20-29 tuổi: 59.11%.
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM HIV
THEO HUYỆN THỊ
CÁC ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV
Lây qua quan hệ tình dục không an toàn: đồng giới hoặc khác giới với người bị nhiễm HIV.
Lây qua đường máu như : sử dụng bơm kim kiêm và dụng cụ tiêm chích có HIV, dao cạo râu chung với người nhiễm HIV khi bị trầy xước, xăm mình, chích lể, truyền máu mà sản phẩm máu có HIV...
Lây truyền từ mẹ bị nhiễm HIV sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sanh con và cho con bú


HIV CÓ LÂY TRUYỀN QUA TIẾP XÚC THÔNG THƯỜNG Ở NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG KHÔNG ?
Chắc chắn là KHÔNG. Ngoài 3 đường lây truyền HIV đã nêu trên, hiện nay chúng ta không có bằng chứng về một phương thức lây truyền nào khác.
HIV không lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi.


HIV CÓ LÂY TRUYỀN QUA TIẾP XÚC THÔNG THƯỜNG Ở NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG KHÔNG ?
HIV không lây truyền qua tiếp xúc, sinh hoạt thông thường ở nơi công cộng như nơi làm việc, trường học, rạp hát... HIV không lây truyền qua bắt tay, ôm, hôn, dùng chung các dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, cốc, chén, mặc chung quần áo, sử dụng nhà vệ sinh, hay tắm ở các bể bơi , dùng điện thoại công cộng, chơi thể thao ...
Muỗi chích không làm lây truyền HIV.

TRẺ EM VÀ VẤN ĐỀ HIV
+ Mẹ nhiễm HIV lây sang trẻ khi mang thai, lúc sinh và khi cho con bú, đây là nguyên nhân gây nhiễm HIV chủ yếu ở trẻ em.

+ Đường máu: Trẻ em cũng dễ bị nhiễm HIV qua đường máu, tiêm chích, xỏ lỗ tai,... không đảm bảo vô trùng.

+ Đường tình dục: Trẻ em có thể bị lây nhiễm HIV vì bị lợi dụng tình dục, hãm hiếp hoặc bị buộc làm mại dâm,...

DIỄN TIẾN KHI NHIỄM HIV
Quá trình nhiễm HIV sẽ qua 3 giai đoạn sau : 

1. Nhiễm trùng cấp tính (giai đoạn cửa sổ): Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên một số người có thể có một số biểu hiện như sốt, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ ở da ... từ vài tuần đến 2,3 tháng sau khi nhiễm HIV và đặc biệt là XN máu không tìm thấy KT.

DIỄN TIẾN KHI NHIỄM HIV
2. Nhiễm trùng không triệu chứng :
Những người nhiễm HIV sẽ trải qua một thời kỳ không có bất cứ triệu chứng nào có liên quan đến nhiễm HIV. Thời kỳ này có thể kéo dài và thay đổi trung bình từ 05 cho đến 10 năm hoặc hơn. Đây là lúc cơ thể sản xuất ra kháng thể mà người ta có thể phát hiện được bằng xét nghiệm.
Nhiễm trùng do các tác nhân khác sẽ làm tăng quá trình phát triển bệnh.

DIỄN TIẾN KHI NHIỄM HIV
3.GIai đoạn AIDS: có biểu hiện bệnh lâm sàng đủ để chuẩn đoán AIDS bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội và ung thư đe doạ đến tính mạng.



DIỄN TIẾN KHI NHIỄM HIV
AIDS là một triệu chứng của nhiều dấu hiệu và triệu chứng xảy ra đồng thời. Bản thân AIDS không có biểu hiện gì đặc biệt mà bao gồm của nhiều bệnh nhiễm khuẩn và ung thư. Những dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu để chuẩn đoán AIDS có thể là một hoặc các triệu chứng sau :


DIỄN TIẾN KHI NHIỄM HIV
 Mệt mỏi kéo dài nhiều tuần mà không có nguyên nhân rõ ràng.
 Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng.
  Sốt kéo dài hơn một tháng mà không giải thích được, kèm theo rét run, ớn lạnh và mồ hôi về đêm.
 Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng.
 Ho dai dẳng kéo dài hơn một tháng.
 Viêm da ngứa toàn thân.

DIỄN TIẾN KHI NHIỄM HIV
Những vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực tràng...
Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ và nách không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài hơn 2 tuần.
Những đốm trắng hay những vết bất thường ở miệng.
Những dấu hiệu trên xảy ra mà không có nguyên nhân của sự suy giảm miễn dịch như ung thư, suy dinh dưỡng hoặc các nguyên nhân khác.

Các biện pháp phòng lây nhiễm
Căn cứ vào 3 đường lây, chúng ta có những biện pháp phòng lây nhiễm thích hợp:
Đường máu: dụng cụ riêng, tiệt trùng...
Đường QHTD: An toàn, thủy chung, BCS…
Mẹ - Con: khám thai đầy đủ, điều trị dự phòng, tư vấn cách nuôi con…
HIV không lây theo con đường sinh hoạt thông thường

LUẬT
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)

LUẬT
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 64/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006

Luật gồm 6 chương, 50 điều
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS

1. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.

2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

3. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

4. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;
c) Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình

1. Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng, chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.

2. Khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn, dự định có con, phụ nữ mang thai.

3. Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sống hoà nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc

1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.


Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc

2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

1. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.

2. Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
Điều 20. Người nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS

1. Người nhiễm HIV có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động sau đây:
a) Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;
d) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 26. Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV

1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

2. Cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
Điều 27. Xét nghiệm HIV tự nguyện
Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm.

Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.

Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Điều 28. Xét nghiệm HIV bắt buộc

1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.

4. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước chi trả.
Điều 29. Cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính

1. Chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính

1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:

Người được xét nghiệm;

Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính

d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

đ) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;

e) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.



Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 722,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)