Tập huấn đánh giá học sinh lớp 1(13-14)
Chia sẻ bởi Võ Đình Khởi |
Ngày 12/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Tập huấn đánh giá học sinh lớp 1(13-14) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 1
Nghệ An, ngày 25 tháng 9 năm 2013
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
(ngày 25/9/2013)
7 giờ 30 phút: Ổn định tổ chức;
7 giờ 45 phút: Khai mạc lớp Tập huấn;
8 giờ 00 phút: TH nội dung đánh giá HS lớp 1;
9 giờ 30 phút: Nghỉ giải lao
9 giờ 45 phút: Thảo luận
10 giờ 45 phút: kết luận và tổng kết lớp Tập huấn.
11 giờ 30 phút : Kết thúc Tập huấn
A.Mục đích đánh giá
1. Ghi nhận sự tiến bộ của mỗi cá nhân học sinh trong học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục tiểu học;
2. Đánh giá đối với học sinh lớp 1 phải khuyến khích được học sinh ham học, thích tham gia các hoạt động; qua đó, tạo cho các em tâm lý tự tin, thoải mái khi tiếp nhận sự đánh giá của giáo viên.
3. Giúp giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với mỗi cá nhân học sinh.
4. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh: qua đánh giá bằng nhận xét giúp phụ huynh có thông tin về những điểm mạnh, điểm còn hạn chế của con em mình để phối hợp giúp đỡ học sinh tiến bộ.
B. Nguyên tắc đánh giá
1. Không gây áp lực cho học sinh; không cho điểm và sử dụng điểm số làm căn cứ đánh giá mức độ đạt được trong quá trình học tập của học sinh (đánh giá thường xuyên);
2. Đảm bảo đánh giá toàn diện về sự tích cực tham gia các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục (HĐGD), các phẩm chất, năng lực cá nhân và mức độ đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học;
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh (cá nhân tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá) và đánh giá của phụ huynh trong quá trình học.
4. Đảm bảo công khai, khách quan, công bằng đối với mọi học sinh khi đánh giá; không so sánh, chê bai, xúc phạm học sinh trước tập thể.
C. Nội dung đánh giá:
1. Đánh giá Hạnh kiểm: Thực hiện theo Thông tư 32/TT/BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học. Tuy nhiên, để giúp học sinh tiến bộ trong thực hiện các nhiệm vụ học sinh tiểu học, giáo viên cần có nhận xét, khuyến khích hoặc nhắc nhở thường xuyên bằng lời, đồng thời ghi nhận xét trong Sổ Liên lạc để phụ huynh biết và giúp đỡ thêm ở nhà.
2. Đánh giá quá trình và kết quả học tập:
2.1. Đánh giá thường xuyên: Đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học, giáo dục theo kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.
2.1.1. Nội dung đánh giá thường xuyên bao gồm:
a) Đánh giá về sự tích cực tham gia các hoạt động học tập, giáo dục:
- Giáo viên bằng sự quan sát quá trình tham gia các hoạt động học tập, HĐGD để khen ngợi những HS chăm chỉ, tích cực; đồng thời nhắc nhở kịp thời những học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập, giáo dục để giúp các em sửa chữa kịp thời.
- Ở nội dung này, giáo viên có thể kết hợp cho hs tự nhận xét trong bàn, nhóm học tập vào cuối bài học hoặc trong tiết sinh hoạt tập thể.
b) Đánh giá về các phẩm chất, năng lực cá nhân trong quá trình học:
- Các phẩm chất, năng lực cần được đánh giá đối với học sinh lớp 1 là khả năng tập trung trong các hoạt động; năng lực tự học, tự đánh giá và tự hoàn thiện; các năng lực cá nhân đặc biệt khác như năng lực ngôn ngữ (thể hiện qua giao tiếp), năng lực tư duy, năng lực khám phá, sáng tạo trong môi trường lứa tuổi, …
- Ở nội dung này, đánh giá của giáo viên, kết hợp nhận xét của lớp, của phụ huynh chủ yếu khuyến khích sự tiến bộ, phát triển của hs. Những hạn chế về năng lực (như tiếp thu chậm, chóng quên, …) cần được trao đổi riêng với phụ huynh để phối hợp giúp đỡ; GV không được chê bai những hạn chế về năng lực của cá nhân HS trước lớp.
c) Đánh giá về mức độ đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mỗi môn học:
- Đánh giá ghi nhận sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của từng kỹ năng ứng với môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định tại Quyết định 16/QĐ- BGDĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006 và Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:
+ Môn Tiếng Việt: Đánh giá dựa trên các kỹ năng đọc trơn tiếng ở phần học vần; kỹ năng đọc trơn đoạn văn bản (tốc độ đọc, đọc rõ tiếng), đọc hiểu (ở mức độ đơn giản); kỹ năng viết con chữ ghi âm, viết chữ ghi vần, tiếng (tốc độ viết, viết đúng cở chữ, mẫu chữ viết thường); kỹ năng nghe, nói.
+ Môn Toán: Đánh giá dựa trên các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng sau mỗi bài học, chủ đề trong phạm vi chương trình Toán lớp Một.
+ Các môn và hoạt động giáo dục khác: đánh giá về mức độ đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hoặc yêu cầu giáo dục được quy định để nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
2.1.2. Tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên:
a) Căn cứ vào các minh chứng thu thập được, hàng tháng, giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên theo 2 mức: “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu”.
- Đối với học sinh được xếp loại đạt yêu cầu, cần ghi rõ thêm trong “Sổ liên lạc” những mặt nổi trội hoặc những tiến bộ về phẩm chất, năng lực và kết quả học tập các môn học cũng như những hạn chế cần khắc phục.
- Đối với học sinh chưa đạt yêu cầu, cần ghi rõ trong “Sổ liên lạc” mặt nào còn hạn chế ở 3 nội dung được đánh giá để phụ huynh biết và có biện pháp giúp đỡ thêm.
Ví dụ: Học sinh A đánh giá tháng 12 chưa đạt yêu cầu, GV ghi rõ: “Kỹ năng đọc trơn còn non: đọc chậm, chưa rõ ràng…”
b) Cuối năm học, GV tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên các tháng học để nhận xét HS đã đạt yêu cầu hay chưa đạt.
Học sinh được đánh giá “đạt yêu cầu” trong ĐGTX cả năm học phải có ít nhất 50% số lần đánh giá đạt yêu cầu; trong đó, tháng cuối năm học phải được xếp loại đạt yêu cầu.
2.2. Đánh giá định kỳ:
a) Đối với môn Tiếng Việt và Toán: Đánh giá định kỳ được thực hiện bằng bài kiểm tra vào cuối năm học. Thời gian làm bài cho mỗi môn là 40 phút.
- Bài kiểm tra môn Tiếng Việt: phải kiểm tra được các kỹ năng đọc (đọc trơn thành tiếng, đọc hiểu văn bản); kỹ năng viết (viết chính tả); kỹ năng nghe, nói (nghe và trả lời câu hỏi của GV).
- Bài kiểm tra môn Toán: Phải kiểm tra được các đơn vị kiến thức, kỹ năng trọng tâm về đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ (không nhớ) các số tự nhiên trong phạm vi 100; làm quen với các đơn vị đo độ dài, thời gian và các hình đơn giản; biết giải các bài toán có 1 phép tính trong chương trình Toán lớp 1
b) Đối với các môn học khác: không có bài kiểm tra định kỳ. Đánh giá định kỳ dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên để xếp thành 2 mức: “đạt yêu cầu” và “chưa đạt yêu cầu”.
3. Hình thức đánh giá:
3.1. Đánh giá thường xuyên:
- Giáo viên quan sát hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục của học sinh để đưa ra nhận xét, đánh giá.
- Đánh giá bằng lời: được thực hiện trực tiếp qua lời khen, khuyến khích một học sinh nào đó trước lớp hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Giáo viên không được chê bai hoặc so sánh phẩm chất, năng lực giữa em này với em khác trước lớp. Những góp ý giúp học sinh khắc phục mặt nào đó chưa đạt, cần tế nhị và không làm học sinh mặc cảm.
- Đánh giá qua bài tập, bài kiểm tra thường xuyên: Giáo viên ghi rõ mặt tiến bộ, mặt tốt, mặt cần khắc phục để phụ huynh có thông tin. Ví dụ khi chấm chữa một bài tập viết, GV có thể ghi: “Chữ viết có nhiều tiến bộ; cần viết lại chữ “gh” cho đúng độ cao” hay ghi nhận xét bài tập Toán của một học sinh có bài làm tốt, GV có thể ghi: “Rất tốt”.
- Đánh giá bằng nhận xét cần đạt được mục tiêu động viên, khuyến khích học sinh tự tin, tiến bộ khi thực hiện lời nhận xét của GV; tránh các biểu hiện qua chuyện, vô cảm khi ghi nhận xét như “Tạm được” hay “Học chậm”, …
3.2. Đánh giá định kỳ:
- Đánh giá định kỳ được thực hiện 01 lần vào cuối năm học, sau khi học sinh đã học xong chương trình lớp Một.
- Đánh giá bằng bài kiểm tra: Thực hiện đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán.
- Đánh giá bằng thu thập chứng cứ quá trình học tập và kết quả các lần xếp loại đánh giá thường xuyên để đưa ra kết quả đánh giá định kỳ cuối năm học đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại.
4. Sử dụng kết quả đánh giá đối với học sinh lớp Một:
4.1. Xét lên lớp thẳng: Những học sinh sau đây được xét lên lớp thẳng:
- Kết quả đánh giá hạnh kiểm được xếp loại “thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học sinh tiểu học”
- Kết quả đánh giá thường xuyên cả năm các môn học “đạt yêu cầu” .
- Kết quả đánh giá định kỳ các môn Tiếng Việt, Toán đạt từ 5,0 điểm trở lên; các môn còn lại được xếp loại “đạt yêu cầu”.
4.2. Đánh giá lại:
- Những học sinh chưa đủ điều kiện xét lên lớp thẳng được đánh giá lại sau khi được nhà trường, gia đình giúp đỡ trong hè. Mỗi học sinh được đánh giá lại nhiều nhất 2 lần trước khi bước vào năm học mới.
- Giáo viên phải ghi rõ vào “Sổ liên lạc” những mặt chưa đạt yêu cầu của từng học sinh để phụ huynh biết và có biện pháp giúp học sinh ôn tập, rèn luyện thêm.
- Học sinh được đánh giá lại ở môn học hoặc hoạt động giáo dục mà đạt yêu cầu hoặc bài kiểm tra lại đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán đạt 5,0 điểm trở lên thì được xét lên lớp.
4.3. Xét khen thưởng:
a) Khen thưởng học sinh Xuất sắc:
- Hạnh kiểm được xếp loại “Thực hiện đầy đủ”;
- Các môn Tiếng Việt, Toán: đánh giá thường xuyên cả năm “đạt yêu cầu”; đánh giá định kỳ đạt 9,0 điểm trở lên;
- Các môn còn lại đánh giá thường xuyên cả năm và định kỳ “đạt yêu cầu”.
b) Khen thưởng học sinh Tiên tiến:
- Hạnh kiểm được xếp loại “Thực hiện đầy đủ”;
- Các môn Tiếng Việt, Toán: Đánh giá thường xuyên cả năm “đạt yêu cầu”; đánh giá định kỳ đạt 7,0 điểm trở lên;
- Các môn còn lại đánh giá thường xuyên cả năm và định kỳ “đạt yêu cầu”.
c) Khen thưởng các mặt: Những HS không đủ điều kiện khen thưởng học sinh Xuất sắc hoặc Tiên tiến nhưng có những năng lực nổi trội hoặc có hành động đẹp (giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ người già cả, neo đơn, …) được nhà trường khen thưởng đột xuất hoặc khen thưởng vào cuối năm học.
D. Hồ sơ đánh giá và người chịu trách nhiệm đánh giá
1. Sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá học sinh: Trong khi Bộ GD&ĐT chưa ban hành mẫu sổ mới, các trường hướng dẫn GV sử dụng sổ hiện hành và cần phải diều chỉnh cách ghi sổ như sau:
1.1. Đánh giá hạnh kiểm: Thực hiện theo mẫu số hiện hành.
1.2. Đánh giá quá trình và kết quả học tập đối với các môn Tiếng Việt và Toán:
a) Cột đánh giá thường xuyên: Theo tháng học, GV ghi ngắn gọn các nhận xét đối với từng học sinh theo 2 mức: “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu” thay thế ghi các con điểm kiểm tra thường xuyên.
b) Cột đánh giá định kỳ: Chỉ ghi 01 con điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học. Điểm KTĐK ghi điểm nguyên theo thang điểm 10.
c) Các cột khác để trống. Không xếp loại Học lực môn.
1.2. Đánh giá quá trình và kết quả học tập đối với các môn đối với các môn học còn lại:
a) Cột ghi “Kết quả các nhận xét” (từ 1 đến 8) và cột xếp loại học lực môn học kỳ I, GV ghi nhận xét bằng lời mức độ đạt được theo tháng học (ghi theo 9 tháng học) theo 2 mức “Đạt yêu cầu” hoặc “Chưa đạt yêu cầu” thay thế các “Tích” theo hướng dẫn hiện hành.
b) Cột “Xếp loại học lực cả năm”, giáo viên ghi kết quả đánh giá định kỳ cuối năm học theo 2 mức “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu” theo hướng dẫn ở mục b- 2.1.2 : tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên cuối năm học. (Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư 32, tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên cuối năm học chính là kết quả đánh giá định kỳ năm học của học sinh).
1.3. Cách ghi nhận xét:
a) Ghi Sổ điểm và phiếu đánh giá của GV các môn học: Ghi chữ viết tắt (Nếu Đạt yêu cầu thì ghi “Đạt y/c”, nếu Chưa đạt yêu cầu thì ghi “CĐ”).
b) Ghi Sổ Liên lạc và Học bạ: Phải ghi đầy đủ nhận xét; không được viết tắt.
2. Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình (Sổ liên lạc): Đối với học sinh lớp Một, Sổ liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh là hồ sơ cần phải có, là phương tiện thông tin cần thiết để gia đình nắm được thông tin về quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thay vì chỉ cần biết điểm số qua các bài tập, bài kiểm tra như trước đây.
Sổ liên lạc được thiết kế lại theo mẫu mới để phù hợp với yêu cầu trao đổi thông tin theo cách đánh giá mới. Phòng Giáo dục Tiểu học chịu trách nhiệm biên soạn thiết kế mẫu Sổ liên lạc phù hợp với yêu cầu đánh giá bằng nhận xét để các trường thực hiện.
Sau mỗi tháng học, ngoài các thông tin được trao đổi trực tiếp qua gặp phụ huynh, điện thoại, …giáo viên phải ghi vào Sổ liên lạc những nội dung cần cung cấp cho phụ huynh và gửi Sổ liên lạc đến phụ huynh để có sự giúp đỡ kịp thời đối với học sinh. Sau một năm học, Sổ liên lạc được lưu lại cùng với Học bạ trong hồ sơ học sinh.
3. Học bạ: Sử dụng học bạ hiện hành có điều chỉnh ở trang lớp Một theo mẫu chung do Sở GD&ĐT ban hành kèm theo Công văn này. Các trường phô tô đính vào trang lớp Một của học bạ và đóng dấu giáp lai để quản lý.
4. Phiếu đánh giá các môn học: Phiếu đánh giá môn học được dùng cho GV dạy các môn không phải do GV chủ nhiệm dạy để cung cấp cho GV chủ nhiệm ghi Sổ điểm, Sổ liên lạc. Phiếu đánh giá môn học phải lưu giữ kèm theo Sổ điểm.
4. Người chịu trách nhiệm đánh giá:
4.1. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá học sinh lớp mình phụ trách; trực tiếp đánh giá các môn học, HĐGD được phân công; trực tiếp ghi kết quả đánh giá hàng tháng và cuối năm học của tất cả các môn học, HĐGD vào Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (Sổ điểm); trực tiếp ghi nhận xét vào Sổ liên lạc.
4.2. Giáo viên 2 dạy các môn khác: Trực tiếp đánh giá học sinh theo phiếu đánh giá riêng (mẫu đính kèm). Hàng tháng, giáo viên dạy các môn học phải nạp lại cho GV chủ nhiệm phiếu đánh giá để ghi kết quả đánh giá vào Sổ điểm. Phiếu đánh giá các môn học không phải do GV chủ nhiệm dạy được lưu giữ kèm theo Sổ điểm.
4.3. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và xác nhận vào Sổ điểm, Học bạ và Sổ liên lạc của từng học sinh vào cuối năm học.
XIN TRÂN TRONG CẢM ƠN.
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 1
Nghệ An, ngày 25 tháng 9 năm 2013
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
(ngày 25/9/2013)
7 giờ 30 phút: Ổn định tổ chức;
7 giờ 45 phút: Khai mạc lớp Tập huấn;
8 giờ 00 phút: TH nội dung đánh giá HS lớp 1;
9 giờ 30 phút: Nghỉ giải lao
9 giờ 45 phút: Thảo luận
10 giờ 45 phút: kết luận và tổng kết lớp Tập huấn.
11 giờ 30 phút : Kết thúc Tập huấn
A.Mục đích đánh giá
1. Ghi nhận sự tiến bộ của mỗi cá nhân học sinh trong học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục tiểu học;
2. Đánh giá đối với học sinh lớp 1 phải khuyến khích được học sinh ham học, thích tham gia các hoạt động; qua đó, tạo cho các em tâm lý tự tin, thoải mái khi tiếp nhận sự đánh giá của giáo viên.
3. Giúp giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với mỗi cá nhân học sinh.
4. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh: qua đánh giá bằng nhận xét giúp phụ huynh có thông tin về những điểm mạnh, điểm còn hạn chế của con em mình để phối hợp giúp đỡ học sinh tiến bộ.
B. Nguyên tắc đánh giá
1. Không gây áp lực cho học sinh; không cho điểm và sử dụng điểm số làm căn cứ đánh giá mức độ đạt được trong quá trình học tập của học sinh (đánh giá thường xuyên);
2. Đảm bảo đánh giá toàn diện về sự tích cực tham gia các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục (HĐGD), các phẩm chất, năng lực cá nhân và mức độ đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học;
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh (cá nhân tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá) và đánh giá của phụ huynh trong quá trình học.
4. Đảm bảo công khai, khách quan, công bằng đối với mọi học sinh khi đánh giá; không so sánh, chê bai, xúc phạm học sinh trước tập thể.
C. Nội dung đánh giá:
1. Đánh giá Hạnh kiểm: Thực hiện theo Thông tư 32/TT/BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học. Tuy nhiên, để giúp học sinh tiến bộ trong thực hiện các nhiệm vụ học sinh tiểu học, giáo viên cần có nhận xét, khuyến khích hoặc nhắc nhở thường xuyên bằng lời, đồng thời ghi nhận xét trong Sổ Liên lạc để phụ huynh biết và giúp đỡ thêm ở nhà.
2. Đánh giá quá trình và kết quả học tập:
2.1. Đánh giá thường xuyên: Đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học, giáo dục theo kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.
2.1.1. Nội dung đánh giá thường xuyên bao gồm:
a) Đánh giá về sự tích cực tham gia các hoạt động học tập, giáo dục:
- Giáo viên bằng sự quan sát quá trình tham gia các hoạt động học tập, HĐGD để khen ngợi những HS chăm chỉ, tích cực; đồng thời nhắc nhở kịp thời những học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập, giáo dục để giúp các em sửa chữa kịp thời.
- Ở nội dung này, giáo viên có thể kết hợp cho hs tự nhận xét trong bàn, nhóm học tập vào cuối bài học hoặc trong tiết sinh hoạt tập thể.
b) Đánh giá về các phẩm chất, năng lực cá nhân trong quá trình học:
- Các phẩm chất, năng lực cần được đánh giá đối với học sinh lớp 1 là khả năng tập trung trong các hoạt động; năng lực tự học, tự đánh giá và tự hoàn thiện; các năng lực cá nhân đặc biệt khác như năng lực ngôn ngữ (thể hiện qua giao tiếp), năng lực tư duy, năng lực khám phá, sáng tạo trong môi trường lứa tuổi, …
- Ở nội dung này, đánh giá của giáo viên, kết hợp nhận xét của lớp, của phụ huynh chủ yếu khuyến khích sự tiến bộ, phát triển của hs. Những hạn chế về năng lực (như tiếp thu chậm, chóng quên, …) cần được trao đổi riêng với phụ huynh để phối hợp giúp đỡ; GV không được chê bai những hạn chế về năng lực của cá nhân HS trước lớp.
c) Đánh giá về mức độ đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mỗi môn học:
- Đánh giá ghi nhận sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của từng kỹ năng ứng với môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định tại Quyết định 16/QĐ- BGDĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006 và Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:
+ Môn Tiếng Việt: Đánh giá dựa trên các kỹ năng đọc trơn tiếng ở phần học vần; kỹ năng đọc trơn đoạn văn bản (tốc độ đọc, đọc rõ tiếng), đọc hiểu (ở mức độ đơn giản); kỹ năng viết con chữ ghi âm, viết chữ ghi vần, tiếng (tốc độ viết, viết đúng cở chữ, mẫu chữ viết thường); kỹ năng nghe, nói.
+ Môn Toán: Đánh giá dựa trên các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng sau mỗi bài học, chủ đề trong phạm vi chương trình Toán lớp Một.
+ Các môn và hoạt động giáo dục khác: đánh giá về mức độ đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hoặc yêu cầu giáo dục được quy định để nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
2.1.2. Tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên:
a) Căn cứ vào các minh chứng thu thập được, hàng tháng, giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên theo 2 mức: “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu”.
- Đối với học sinh được xếp loại đạt yêu cầu, cần ghi rõ thêm trong “Sổ liên lạc” những mặt nổi trội hoặc những tiến bộ về phẩm chất, năng lực và kết quả học tập các môn học cũng như những hạn chế cần khắc phục.
- Đối với học sinh chưa đạt yêu cầu, cần ghi rõ trong “Sổ liên lạc” mặt nào còn hạn chế ở 3 nội dung được đánh giá để phụ huynh biết và có biện pháp giúp đỡ thêm.
Ví dụ: Học sinh A đánh giá tháng 12 chưa đạt yêu cầu, GV ghi rõ: “Kỹ năng đọc trơn còn non: đọc chậm, chưa rõ ràng…”
b) Cuối năm học, GV tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên các tháng học để nhận xét HS đã đạt yêu cầu hay chưa đạt.
Học sinh được đánh giá “đạt yêu cầu” trong ĐGTX cả năm học phải có ít nhất 50% số lần đánh giá đạt yêu cầu; trong đó, tháng cuối năm học phải được xếp loại đạt yêu cầu.
2.2. Đánh giá định kỳ:
a) Đối với môn Tiếng Việt và Toán: Đánh giá định kỳ được thực hiện bằng bài kiểm tra vào cuối năm học. Thời gian làm bài cho mỗi môn là 40 phút.
- Bài kiểm tra môn Tiếng Việt: phải kiểm tra được các kỹ năng đọc (đọc trơn thành tiếng, đọc hiểu văn bản); kỹ năng viết (viết chính tả); kỹ năng nghe, nói (nghe và trả lời câu hỏi của GV).
- Bài kiểm tra môn Toán: Phải kiểm tra được các đơn vị kiến thức, kỹ năng trọng tâm về đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ (không nhớ) các số tự nhiên trong phạm vi 100; làm quen với các đơn vị đo độ dài, thời gian và các hình đơn giản; biết giải các bài toán có 1 phép tính trong chương trình Toán lớp 1
b) Đối với các môn học khác: không có bài kiểm tra định kỳ. Đánh giá định kỳ dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên để xếp thành 2 mức: “đạt yêu cầu” và “chưa đạt yêu cầu”.
3. Hình thức đánh giá:
3.1. Đánh giá thường xuyên:
- Giáo viên quan sát hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục của học sinh để đưa ra nhận xét, đánh giá.
- Đánh giá bằng lời: được thực hiện trực tiếp qua lời khen, khuyến khích một học sinh nào đó trước lớp hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Giáo viên không được chê bai hoặc so sánh phẩm chất, năng lực giữa em này với em khác trước lớp. Những góp ý giúp học sinh khắc phục mặt nào đó chưa đạt, cần tế nhị và không làm học sinh mặc cảm.
- Đánh giá qua bài tập, bài kiểm tra thường xuyên: Giáo viên ghi rõ mặt tiến bộ, mặt tốt, mặt cần khắc phục để phụ huynh có thông tin. Ví dụ khi chấm chữa một bài tập viết, GV có thể ghi: “Chữ viết có nhiều tiến bộ; cần viết lại chữ “gh” cho đúng độ cao” hay ghi nhận xét bài tập Toán của một học sinh có bài làm tốt, GV có thể ghi: “Rất tốt”.
- Đánh giá bằng nhận xét cần đạt được mục tiêu động viên, khuyến khích học sinh tự tin, tiến bộ khi thực hiện lời nhận xét của GV; tránh các biểu hiện qua chuyện, vô cảm khi ghi nhận xét như “Tạm được” hay “Học chậm”, …
3.2. Đánh giá định kỳ:
- Đánh giá định kỳ được thực hiện 01 lần vào cuối năm học, sau khi học sinh đã học xong chương trình lớp Một.
- Đánh giá bằng bài kiểm tra: Thực hiện đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán.
- Đánh giá bằng thu thập chứng cứ quá trình học tập và kết quả các lần xếp loại đánh giá thường xuyên để đưa ra kết quả đánh giá định kỳ cuối năm học đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại.
4. Sử dụng kết quả đánh giá đối với học sinh lớp Một:
4.1. Xét lên lớp thẳng: Những học sinh sau đây được xét lên lớp thẳng:
- Kết quả đánh giá hạnh kiểm được xếp loại “thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học sinh tiểu học”
- Kết quả đánh giá thường xuyên cả năm các môn học “đạt yêu cầu” .
- Kết quả đánh giá định kỳ các môn Tiếng Việt, Toán đạt từ 5,0 điểm trở lên; các môn còn lại được xếp loại “đạt yêu cầu”.
4.2. Đánh giá lại:
- Những học sinh chưa đủ điều kiện xét lên lớp thẳng được đánh giá lại sau khi được nhà trường, gia đình giúp đỡ trong hè. Mỗi học sinh được đánh giá lại nhiều nhất 2 lần trước khi bước vào năm học mới.
- Giáo viên phải ghi rõ vào “Sổ liên lạc” những mặt chưa đạt yêu cầu của từng học sinh để phụ huynh biết và có biện pháp giúp học sinh ôn tập, rèn luyện thêm.
- Học sinh được đánh giá lại ở môn học hoặc hoạt động giáo dục mà đạt yêu cầu hoặc bài kiểm tra lại đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán đạt 5,0 điểm trở lên thì được xét lên lớp.
4.3. Xét khen thưởng:
a) Khen thưởng học sinh Xuất sắc:
- Hạnh kiểm được xếp loại “Thực hiện đầy đủ”;
- Các môn Tiếng Việt, Toán: đánh giá thường xuyên cả năm “đạt yêu cầu”; đánh giá định kỳ đạt 9,0 điểm trở lên;
- Các môn còn lại đánh giá thường xuyên cả năm và định kỳ “đạt yêu cầu”.
b) Khen thưởng học sinh Tiên tiến:
- Hạnh kiểm được xếp loại “Thực hiện đầy đủ”;
- Các môn Tiếng Việt, Toán: Đánh giá thường xuyên cả năm “đạt yêu cầu”; đánh giá định kỳ đạt 7,0 điểm trở lên;
- Các môn còn lại đánh giá thường xuyên cả năm và định kỳ “đạt yêu cầu”.
c) Khen thưởng các mặt: Những HS không đủ điều kiện khen thưởng học sinh Xuất sắc hoặc Tiên tiến nhưng có những năng lực nổi trội hoặc có hành động đẹp (giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ người già cả, neo đơn, …) được nhà trường khen thưởng đột xuất hoặc khen thưởng vào cuối năm học.
D. Hồ sơ đánh giá và người chịu trách nhiệm đánh giá
1. Sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá học sinh: Trong khi Bộ GD&ĐT chưa ban hành mẫu sổ mới, các trường hướng dẫn GV sử dụng sổ hiện hành và cần phải diều chỉnh cách ghi sổ như sau:
1.1. Đánh giá hạnh kiểm: Thực hiện theo mẫu số hiện hành.
1.2. Đánh giá quá trình và kết quả học tập đối với các môn Tiếng Việt và Toán:
a) Cột đánh giá thường xuyên: Theo tháng học, GV ghi ngắn gọn các nhận xét đối với từng học sinh theo 2 mức: “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu” thay thế ghi các con điểm kiểm tra thường xuyên.
b) Cột đánh giá định kỳ: Chỉ ghi 01 con điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học. Điểm KTĐK ghi điểm nguyên theo thang điểm 10.
c) Các cột khác để trống. Không xếp loại Học lực môn.
1.2. Đánh giá quá trình và kết quả học tập đối với các môn đối với các môn học còn lại:
a) Cột ghi “Kết quả các nhận xét” (từ 1 đến 8) và cột xếp loại học lực môn học kỳ I, GV ghi nhận xét bằng lời mức độ đạt được theo tháng học (ghi theo 9 tháng học) theo 2 mức “Đạt yêu cầu” hoặc “Chưa đạt yêu cầu” thay thế các “Tích” theo hướng dẫn hiện hành.
b) Cột “Xếp loại học lực cả năm”, giáo viên ghi kết quả đánh giá định kỳ cuối năm học theo 2 mức “đạt yêu cầu” hoặc “chưa đạt yêu cầu” theo hướng dẫn ở mục b- 2.1.2 : tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên cuối năm học. (Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư 32, tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên cuối năm học chính là kết quả đánh giá định kỳ năm học của học sinh).
1.3. Cách ghi nhận xét:
a) Ghi Sổ điểm và phiếu đánh giá của GV các môn học: Ghi chữ viết tắt (Nếu Đạt yêu cầu thì ghi “Đạt y/c”, nếu Chưa đạt yêu cầu thì ghi “CĐ”).
b) Ghi Sổ Liên lạc và Học bạ: Phải ghi đầy đủ nhận xét; không được viết tắt.
2. Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình (Sổ liên lạc): Đối với học sinh lớp Một, Sổ liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh là hồ sơ cần phải có, là phương tiện thông tin cần thiết để gia đình nắm được thông tin về quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thay vì chỉ cần biết điểm số qua các bài tập, bài kiểm tra như trước đây.
Sổ liên lạc được thiết kế lại theo mẫu mới để phù hợp với yêu cầu trao đổi thông tin theo cách đánh giá mới. Phòng Giáo dục Tiểu học chịu trách nhiệm biên soạn thiết kế mẫu Sổ liên lạc phù hợp với yêu cầu đánh giá bằng nhận xét để các trường thực hiện.
Sau mỗi tháng học, ngoài các thông tin được trao đổi trực tiếp qua gặp phụ huynh, điện thoại, …giáo viên phải ghi vào Sổ liên lạc những nội dung cần cung cấp cho phụ huynh và gửi Sổ liên lạc đến phụ huynh để có sự giúp đỡ kịp thời đối với học sinh. Sau một năm học, Sổ liên lạc được lưu lại cùng với Học bạ trong hồ sơ học sinh.
3. Học bạ: Sử dụng học bạ hiện hành có điều chỉnh ở trang lớp Một theo mẫu chung do Sở GD&ĐT ban hành kèm theo Công văn này. Các trường phô tô đính vào trang lớp Một của học bạ và đóng dấu giáp lai để quản lý.
4. Phiếu đánh giá các môn học: Phiếu đánh giá môn học được dùng cho GV dạy các môn không phải do GV chủ nhiệm dạy để cung cấp cho GV chủ nhiệm ghi Sổ điểm, Sổ liên lạc. Phiếu đánh giá môn học phải lưu giữ kèm theo Sổ điểm.
4. Người chịu trách nhiệm đánh giá:
4.1. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá học sinh lớp mình phụ trách; trực tiếp đánh giá các môn học, HĐGD được phân công; trực tiếp ghi kết quả đánh giá hàng tháng và cuối năm học của tất cả các môn học, HĐGD vào Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (Sổ điểm); trực tiếp ghi nhận xét vào Sổ liên lạc.
4.2. Giáo viên 2 dạy các môn khác: Trực tiếp đánh giá học sinh theo phiếu đánh giá riêng (mẫu đính kèm). Hàng tháng, giáo viên dạy các môn học phải nạp lại cho GV chủ nhiệm phiếu đánh giá để ghi kết quả đánh giá vào Sổ điểm. Phiếu đánh giá các môn học không phải do GV chủ nhiệm dạy được lưu giữ kèm theo Sổ điểm.
4.3. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và xác nhận vào Sổ điểm, Học bạ và Sổ liên lạc của từng học sinh vào cuối năm học.
XIN TRÂN TRONG CẢM ƠN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Đình Khởi
Dung lượng: 301,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)