Tập huấn công tác CN P3
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Phước |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Tập huấn công tác CN P3 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÚC MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ D? T?P HU?N
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Năm học : 2014 - 2015
GỒM CÓ:
Mô đun 1: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học (Nguyễn Việt Hùng)
Mô đun 3: Kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm (Nguyễn Thị Vân Hương)
Mô đun 2: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học (Nguyễn Dục Quang)
Mô đun 3
Kỹ năng giải quyết
tình huống sư phạm
Mục tiêu:
1/ Khi ni?m, phn lo?i cc tình hu?ng su ph?m (THSP) trong cơng tc gio d?c h?c sinh c?a ngu?i gio vin ch? nhi?m.
2/ Xác định được quy trình giải quyết các THSP trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
Mục tiêu:
3/ Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
Mục tiêu:
Mô đun 3 g?m 3 n?i dung:
1/ Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục HS của người GV chủ nhiệm.
2/ Tình huống sư phạm.
3/ Bài tập xử lý tình huống sư phạm.
A. NỘI DUNG 1
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HS CỦA NGƯỜI
GV CHỦ NHIỆM
I. Các khái niệm
1/ Tình huống là gì?
2/ Tình huống có vấn đề là gì?
3/ Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục HS của người GV chủ nhiệm lớp là gì?
Tìm hi?u:
1/ Tình huống là gì?
* Theo t? di?n ti?ng vi?t nam 2008:
"Tình hu?ng l hồn c?nh di?n bi?n, thu?ng b?t l?i, c?n d?i phĩ."
Tình huống
Hay nói cách khác:
- Tình huống là thực tế khách quan có sự diễn biến, thường là những diễn biến bất lợi cần phải đối phó.
- Tình huống là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể. Trong đó chủ thể là người, còn khách thể là một hệ thống nào đó
- Tình huống là sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng
* Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó.
Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể.
Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể.
Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động.
Nhu v?y, khi nĩi v? tình hu?ng l nĩi t?i m?t s? ki?n th?c t? khch quan no dĩ xu?t hi?n, d?t ra yu c?u ph?i x? l, gi?i quy?t m?t cch c? th?.
Trong cu?c s?ng, con ngu?i thu?ng d?t v?n d?: Cĩ tình hu?ng, d xu?t hi?n tình hu?ng; ho?c: khi cĩ tình hu?ng, n?u cĩ tình hu?ng; d? th? hi?n m?t s? ki?n d?t bi?n trong qu trình v?n d?ng, pht tri?n ho?c d? th? hi?n chí ph?i gi?i quy?t m?t v?n d? no dĩ khơng bình thu?ng, x?y ra trong qu trình v?n d?ng, pht tri?n c?a th?c ti?n.
Tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là gì?
Cho đến nay có nhiều công trình
nghiên cứu về tình huống có vấn
đề vì vậy “tình huống có vấn đề
là gì?” cũng được tìm hiểu và lý
giải nhiều cách khác nhau
Tình huống có vấn đề
* “Tình huống có vấn đề hay tình huống học tập là trạng thái tâm lí xuất hiện khi con người gặp phải tình huống khó giải quyết bằng tri thức đã có, bằng cách thức đã biết mà đòi hỏi lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới. Nói cách khác, tình huống có vấn đề hay tình huống học tập là trạng thái tâm lí xuất hiện khi HS gặp phải mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết.”
* “ Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí xuất hiện khi con người gặp phải tình huống gợi ra những khó khăn về mặt lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngay tức khắc bằng những hiểu biết vốn có, bằng cách thức đã biết mà đòi hỏi lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có”
Các định nghĩa, các quan điểm về tình huống có vấn đề đều đề cập chung đến một điểm như sau:
Tình huống luôn chứa đựng vấn đề/ mâu thuẫn và kích thích người học mong muốn, hứng thú giải quyết.
Tình huống sư phạm
Tình huống sư phạm là gì?
Theo quan điểm của Nguyễn Ngọc Bảo : "THSP là tình huống mà trong đó xuất hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Để giải quyết tình huống đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanh chóng phản ứng, phát hiện đúng tình hình, tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu tình hình đó nhằm hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục và xây dựng tập thể người được giáo dục đó vững mạnh"
Tình huống sư phạm
*Công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên chủ nhiệm là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo.
*Người GVCN phải luôn luôn dự tính những công việc của học sinh và tập thể học sinh phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tế khách quan, nhưng trên thực tế người giáo viên chỉ dự tính được những đường hướng cơ bản, những vấn đề có tính tất yếu, tính quy luật, không thể dự tính hết được những sự kiện không bình thường, những “cái ngẫu nhiên” trong quá trình phát triển - những sự kiện không bình thường đó là tình huống.
Từ khái niệm tình huống, từ đặc điểm của hoạt động quản lý của người GVCN, có thể thống nhất quan niệm:
Tình huống trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của người giáo viên chủ nhiệm, buộc người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.
Giải quyết THSP thực chất là giải quyết vấn đề của công tác giáo dục học sinh trong tình huống. THSP chỉ được giải quyết khi vấn đề của công tác giáo dục học sinh - tức vấn đề sư phạm trong tình huống được chủ thể phát hiện, chấp nhận và giải quyết trong những điều kiện nhất định.
Xem xét mối quan hệ giữa tình huống có vấn đề và THSP cho thấy: Một khi nhà giáo dục bị đặt vào một tình huống có vấn đề diễn ra trong công tác giáo dục học sinh, để giải quyết tình huống có vấn đề đó, nhà giáo dục phải tiến hành một quá trình tư duy sư phạm trên cơ sở những kinh nghiệm giáo dục HS sẵn có của mình, thì lúc đó nhà giáo dục đã đứng trước một THSP.
II. Phân loại
Phân loại tình huống:
* Có nhiều cách phân loại tình huống
1. Căn cứ theo tính vấn đề của tình huống có:
Tình huống đúng sai (Mâu thuẫn)
Tình huống phản bác
Tình huống nghịch lý
Tình huống……
Phân loại tình huống:
2. Căn cứ theo tính logic của vấn đề có thể có:
Tình huống đối thoại
Tình huống nghịch lí
Tình huống những sự kiện mâu thuẫn
Tình huống tranh luận biện chứng
Tình huông hai bên cùng tranh luận và hai
bên cùng đúng
Phân loại tình huống:
3. Căn cứ vào phạm vi vấn đề có:
Tình huống thông thường
Tình huống có vấn đề
Tình huống phạm
Phân loại tình huống sư phạm
1.Dựa vào chức năng của GV khi tham gia các hoạt động giáo dục HS.
Câu hỏi:
Trong công tác giáo dục HS, người giáo viên cùng một lúc thực hiện bao nhiêu chức năng ?
Phân loại tình huống sư phạm:
Trong công tác giáo dục HS, người GV cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng như: Quản lý toàn diện HS; Thiết kế phương hướng, kế hoạch giáo dục HS; Xây dựng tập thể HS; Phối hợp với các lực lượng giáo dục; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục HS v.v…
Nên sẽ có những tình huống tương ứng như:
1. Dựa vào chức năng của GV khi tham gia các hoạt động giáo dục HS.
TH trong quản lí toàn diện HS
TH trong thiết kế phương hướng
và xây dựng kế hoạch GD
TH trong việc xây dựng tập thể HS
TH trong việc phối hợp các LLGD
TH trong việc kiểm tra, đánh giá
hoạt động GD HS
Chức năng của GV trong GD HS
Phân loại tình huống sư phạm
Phân loại tình huống sư phạm
2. Dựa vào biểu hiện của tình huống nói chung và THSP nói riêng bao gồm:
Phân loại tình huống sư phạm
3. Dựa vào tính chất của tình huống nói chung và THSP nói riêng bao gồm:
- THSP có tính bất ngờ.
- THSP có tính không phù hợp.
- THSP có tínhxung đột.
- THSP có tính lựa chọn.
- THSP có tính bác bỏ.
- THSP có tính giả định.
4. Dựa vào đối tượng tạo ra tình huống có:
- THSP đơn phương.
- THSP đa phương.
- THSP song phương
Phân loại tình huống sư phạm
Phân loại tình huống sư phạm
5. Dựa vào các mối quan hệ của GV trong quá trình thực hiện CTGD học sinh có thể phân THSP thành các loại:
- THSP giữa giáo viên với cá nhân hay tập thể học sinh.
- THSP giữa GV với các LLGD trong và ngoài trường.
6. Dựa vào nguyên nhân gây nên tình huống có thể phân THSP trong công tác GD học sinh thành các loại như:
- THSP xuất hiện do những nguyên nhân nảy sinh từ quá trình thực hiện các công việc trong công tác GD học sinh.
- THSP xuất hiện do những nguyên nhân nảy sinh từ ảnh hưởng nhân cách của GV tới quá trình thực hiện công việc hay tới đối tượng tác động.
Phân loại tình huống sư phạm
Như vậy, trong công tác giáo dục HS của GVCN có nhiều loại tình huống khác nhau tuy theo từng tiêu chí phân loại. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trong loại tình huống này lại có loại tình huống khác.
*Tổng hợp các cách phân loại trên, chúng ta có các loại THSP sau:
1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS
THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý
HS
THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS
(Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ
lên lớp)
4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS
THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo
dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)
6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt
B. NỘI DUNG 2
XỬ LÝ
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Mục tiêu nội dung 2
Phân tích được các hướng tiếp cận và giải quyết tình huống.
Xác định được quy trình giải quyết tình huống sư phạm.
Các hướng tiếp cận và giải quyết
tình huống
Tiếp cận là hệ phương pháp, nó thuộc phạm trù phương pháp. Trong việc nghiên cứu và xử lý THSP có thể tiếp cận theo 3 hướng
1/ Tiếp cận hệ thống (hay còn gọi là tiếp cận hệ thống – cấu trúc)
2/ Tiếp cận hoạt động
3/ Tiếp cận sáng tạo
1/ Tiếp cận hệ thống
(hay còn gọi là tiếp cận hệ thống – cấu trúc)
Tiếp cận hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn phát triển động, tự sinh thành và phát triển thông qua giải quyết những mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố.
(Chuyên đề lí luận dạy học , Nguyễn Ngọc Quang)
1/Tiếp cận hệ thống (tiếp cận hệ thống – cấu trúc)
* Thu thập thông tin
- Về vấn đề nảy sinh trong tình huống
- Về nguyên nhân của tình huống
Để tìm hiểu THSP theo cách tiếp cận này, có thể thực hiện qua các vấn đề cơ bản sau:
1/Tiếp cận hệ thống (tiếp cận hệ thống – cấu trúc)
* Nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp hợp lý :
Xác định tình huống
Phát hiện vấn đề
Phát hiện các yếu tố liên quan đến
tình huống
Tìm cách giải quyết
Giải quyết tình huống
Để giải quyết THSP theo cách tiếp cận này, người giáo viên có thể thực hiện theo quy trình:
2/ Tiếp cận hoạt động:
Con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của hoạt động. Trong hoạt động và bằng hoạt động con người trở thành nhân cách (nhân cách hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động). Hoạt động có hai đặc điểm có tính phạm trù đó là tính đối tượng và tính chủ thể. Trong đó chủ thể của hoạt động vươn tới chiếm lĩnh đối tượng. Chính nhu cầu của chủ thể muốn chiếm lĩnh đối tượng một cách tự giác, tích cực, tự lực tạo thành hệ toàn vẹn.
Như vậy để tìm hiểu THSP theo cách tiếp cận này có thể thực hiện qua hai hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục.Hoạt động của giáo viên với vai trò chủ đạo đó là người tổ chức, điều khiển và kiểm tra đánh giá v.v….. quá trình giáo dục.
Hoạt động của học sinh với vai trò vừa là đối tượng tác động của giáo viên vừa là người tự giáo dục, tự nhận thức , đó là người tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động
Hoạt động có hai đặc điểm có tính phạm trù đó là:
+ Tính đối tượng.
+ Tính chủ thể.
Trong đó chủ thể của hoạt động vươn tới chiếm lĩnh đối tượng. Chính nhu cầu của chủ thể muốn chiếm lĩnh đối tượng một cách tự giác, tích cực, tự lực tạo thành hệ toàn vẹn.
2/ Tiếp cận hoạt động
2/ Tiếp cận hoạt động
Để tìm hiểu THSP theo cách tiếp cận này, có thể thực hiện qua hai hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục:
* Hoạt động của giáo viên với vai trò chủ đạo
đó là người tổ chức, điều khiển và kiểm tra
đánh giá v.v….. quá trình giáo dục.
* Hoạt động của học sinh với vai trò vừa là
đối tượng tác động của giáo viên vừa là
người tự giáo dục, tự nhận thức, đó là người
tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong
hoạt động.
3/ Tiếp cận sáng tạo
Cách tiếp cận sáng tạo là con
đường tìm kiếm cách mô tả, giải thích,
dự đoán và kiến nghị.... các vấn đề
con người và xã hội thông qua nghiên
cứu…
3/ Tiếp cận sáng tạo
Theo cách tiếp cận này, khi giải quyết
tình huống sư phạm người GV sẽ:
Thoát ra khỏi lý lẽ lôgic khi đánh giá
tình huống.
- Sử dụng tư duy sáng tạo.
Tiếp cận tình huống từ nhiều góc độ
khác nhau.
Vì vậy khi giải quyết THSP người giáo viên cần:
- Tin tưởng mình có khả năng giải quyết.
- Lập tức nắm lấy linh cảm (tự dự đoán).
Không thỏa mãn với một cách giải quyết
tình huống
- Suy nghĩ nhiều phương án.
Đặt mình vào các vị trí khác nhau để tìm
hiểu
- Thường xuyên tự hỏi mình
- Tin tưởng mình có thể giải quyết được.
- V.v……
3/ Tiếp cận sáng tạo
* Vì vậy khi giải quyết THSP người giáo viên cần:
Tin tưởng mình có khả năng giải quyết.
Lập tức năm lấy linh cảm
Không thỏa mãn với một cách giải quyết tình huống
Suy nghĩ nhiều phương án
Đặt mình vào các vị trí khác nhau để tìm hiểu
Thường xuyên tự hỏi mình
Tin tưởng mình có thể giải quyết được.
V.v……
3/ Tiếp cận sáng tạo
* Theo cách tiếp cận này, khi giải quyết tình huống sư phạm người giáo viên sẽ:
- Thoát ra khỏi lý lẽ lôgic khi đánh giá tình huống
- Sử dụng tư duy sáng tạo
- Tiếp cận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau
II. Quy trình giải quyết THSP
1. Cấu trúc tình huống sư phạm
Cấu trúc của THSP bao gồm ba yếu tố:
-Cái đã biết hay khả năng sẵn có của chủ thể có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong THSP.
-Cái chưa biết cần phải tìm kiếm để có thể giải quyết được vấn đề trong THSP.
-Trạng thái tâm lí của chủ thể trong THSP.
1.1. Cái đã biết trong THSP
Cái đã biết trong THSP chính là những tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có của nhà giáo dục có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong tình huống. Chính cái đã biết trong tình huống đó tựa như là cơ sở ban đầu định hướng nhà giáo dục quan tâm đến tình huống hay phát hiện ra tình huống của thực tiễn giáo dục học sinh.
1/ Cấu trúc tình huống sư phạm
Nếu một tình huống trong thực tiễn giáo
dục học sinh hoàn toàn xa lạ, hay nói cách
khác, nếu chủ thể giải quyết tình huống
chưa hề có một kinh nghiệm SP (kinh
nghiệm dạy học, giáo dục HS) nào có liên
quan đến vấn đề trong tình huống, thì tình
huống đó sẽ không được chủ thể giải
quyết tình huống quan tâm, phát hiện và
như vậy thì tình huống đó không được coi
là THSP đối với chủ thể giải quyết.
1.1. Cái đã biết trong
1/ Cấu trúc tình huống sư phạm
1.2. Cái chưa biết cần tìm trong THSP
1/ Cấu trúc tình huống sư phạm
Cái chưa biết trong THSP là những tri
thức, kĩ năng... về giáo dục HS nói chung
của nhà giáo dục có liên quan đến vấn đề
cần giải quyết trong THSP mà họ chưa
biết. Cái chưa biết đó khiến họ cảm thấy
vấn đề cần giải quyết trong tình huống
dường như xa lạ, khiến họ lúng túng chưa
biết cách giải quyết vấn đề đó ra làm sao,
khiến họ muốn biết, muốn khám phá ra nó
để giải quyết được vấn đề.
Chính vì lẽ đó, cái chưa biết cần tìm kiếm trở
thành yếu tố trung tâm trong THSP, trở thành yếu tố
kích thích hoạt động tìm tòi, sáng tạo. Đối với người
giáo viên, điều chưa biết này là ẩn số có tính khái
quát. Đó có thể là một lí luận (một nguyên tắc, một
nội dung, một phương pháp...) hay một kĩ năng SP
nào đó... mà nhà giáo dục cần phải biết. Để từ việc
khám phá ra ẩn số chung đó, nhà giáo dục có thể
liên hệ, vận dụng nó nhằm giải quyết các tình huống
cụ thể có vấn đề cùng loại trong công tác của mình.
1.2. Cái chưa biết cần tìm trong THSP
1/ Cấu trúc tình huống sư phạm
1.3. Trạng thái trong THSP
Trạng thái tâm lí trong THSP là những lúng túng về lí thuyết và thực hành xuất hiện ở nhà giáo dục khi họ cần giải quyết vấn đề trong tình huống.
Những lúng túng đó kích thích lòng mong muốn và tính tích cực hoạt động tìm tòi, phát hiện mang tính hưng phấn ở nhà giáo dục và khi hoạt động đạt được hiệu quả, trong họ xuất hiện niềm hạnh phúc của sự tìm tòi, phát hiện. Đây là đặc trưng cơ bản của THSP.
1/ Cấu trúc tình huống sư phạm
Trong quá trình giáo dục ở trường tiểu
học , sau khi mâu thuẫn về công tác giáo
dục học sinh cần giải quyết trong THSP
được GV phát hiện và chấp nhận, họ sẽ có
nhu cầu bức thiết muốn giải quyết mâu
thuẫn đó: Nhu cầu này thể hiện dưới dạng
các câu hỏi, thắc mắc, ngạc nhiên hay sự
trăn trở.
1.3. Trạng thái trong THSP
1/ Cấu trúc tình huống sư phạm
2. Quy trình giải quyết tình huống
sư phạm
Khi tìm hiểu về quy trình để giải
quyết TH nói chung và THSP nói
riêng cũng có nhiều quan điểm khác
nhau, chúng ta có thể thấy để giải
quyết tình huống sư phạm cần thực
hiện theo quy trình sau:
2. Quy trình giải quyết tình huống sư phạm
Bước 1: Xác định vấn đề.
Bước 2: Thu thập thông tin và dữ kiện
thích hợp.
* Xem xét các thông tin và các dữ kiện
có sẵn. Thu thập thêm dữ kiện mới
qua khảo sát….
* Sắp xếp, phân tích xử lý dữ kiện.
- Nhận biết chứng cứ cần thiết; Thu
thập chứng cứ; Sắp xếp chứng cứ
(chuyển dịch, giải thích, phân loại).
- Phân tích chứng cứ.
2. Quy trình giải quyết tình huống sư phạm
Bước 3: Xây dựng các giả thuyết và
chọn giải pháp
Tìm tòi các mối quan hệ khác nhau để đưa ra các suy luận logic; Phát biểu các giả thuyết
Bước 4: Lựa chọn giải pháp
Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giống và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất
2. Quy trình giải quyết tình huống sư phạm
Bước 5: Đánh giá kết quả, đưa ra kết
luận và áp dụng
Đưa ra kết luận, thử nghiệm để xem xét chứng cứ mới và khái quát hóa kết quả.
2. Quy trình giải quyết tình huống sư phạm
Quy trình trên có thể tóm tắt qua sơ đồ
B. NỘI DUNG 3
BÀI TẬP
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
SƯ PHẠM
1. Quy trình giải quyết các bài tập tình huống sư phạm
1.1. Cấu trúc của tình huống
Các tình huống sư phạm có thể diễn đạt qua các
hình thức khác nhau như trực tiếp dưới dạng một câu hỏi hay được gián tiếp truyền tải đến người học qua các cách giải quyết v.v…, thì nói một cách đơn giản, giải quyết tình huống là đặt ra cho nguời học câu hỏi “Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?”. Do đó, một tình huống sư phạm bao gồm có ba yêu tố cơ bản sau:
Christensen, C. (1981).
CÁC YẾU TỐ
Nội dung
thông tin dữ liệu
Kết thúc mở
chứa đựng
vấn đề
Một ngữ
cảnh thật
1.1. Cấu trúc của tình huống
a/ Một ngữ cảnh thật:
Các tình huống sư phạm thường được
thiết kế trên nền một ngữ cảnh có thật. hay
được sáng tác ra thì tình huống sư phạm phải độ tin cậy cao.
* Nếu không đảm bảo độ tin cậy cao, một khi người học bắt đầu nghi ngờ về tính thực của tình huống, sự chú ý và làm việc nghiêm túc của họ sẽ giảm và việc thực hiện giải quyết tình huống sẽ không còn phát huy được tác dụng của nó.
b/ Nội dung thông tin và dữ liệu
Một tình huống sư phạm được xây
dựng không chỉ đưa cho người học vấn
đề, mà còn cung cấp cho họ những thông
tin cần thiết để giải quyết được vấn đề ấy.
Những dữ liệu ở đây có thể chỉ đơn giản là
những chi tiết, dữ kiện được diễn đạt bằng
lời, hình ảnh minh hoạ, một đoạn băng…
hay bất cứ một tư liệu nào khác có thể trợ
giúp người học trong quá trình giải quyết
tình huống.
c/ Một kết thúc mở chứa đựng vấn đề:
Vấn đề là trung tâm, là hạt nhân của
tình huống. Vấn đề gợi ra, khiêu khích,
đòi hỏi người giải quyết phải tìm tòi,
suy nghĩ, phân tích, so sánh, đánh giá
để giải quyết tình huống.
Chính vì thế, hầu hết các tình huống đều
có một kết thúc mở dưới dạng một câu hỏi
nhằm hướng người học đến vấn đề cần giải quyết cũng như nhằm tạo điều kiện
cho người học có thể tiếp cận và giải quyết
vấn đề theo nhiều phương hướng khác
nhau chứ không bị gò bó, ép buộc đi theo
một phương hướng cụ thể nào cả.
c/ Một kết thúc mở chứa đựng vấn đề:
Ví dụ1: MẸ BẠN VỪA MẤT
Nguyễn Văn Sơn là học sinh lớp 4. Sơn nghỉ
học đã gần một tuần nay mà lớp chưa rõ lý do. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, Cô M - giáo viên chủ nhiệm hỏi:
- Em nào ở gần nhà bạn Sơn ?
- Thưa thầy em ạ! Bạn Tuấn đứng lên trả lời.
- Em có biết vì sao bạn Sơn lại nghỉ học không? Thầy hỏi tiếp.
- Thưa thầy, bạn Sơn chỉ còn mẹ, mà mẹ bạn ấy lại vừa mới mất ạ! Tuấn đáp giọng buồn buồn.
Ví dụ1: MẸ BẠN VỪA MẤT
Câu hỏi:
- Cô chủ nhiệm lớp đã quản lý học sinh
tốt chưa?
- Bài học nào nên rút kinh nghiệm từ
tình huống này?
Ví dụ2: ĐƯỢC KHEN KHI ĐI HỌC MUỘN
Đầu năm cô Hoa đã cho học sinh tìm hiểu nội
quy trong đó có qui đinh không được đi học
muộn. Và cô đã thống nhất với cả lớp, nếu đi
học muộn sẽ bị phạt. Trong những tuần tiếp
theo cô Hoa thực hiện đúng qui định đó, ai đi
học muộn đều bị phạt. Hôm nay khi có một học
sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý do cô Hoa lại
tuyên dương em trước lớp. Lúc đó cả lớp đều
“nhao nhao” thắc mắc.
Câu hỏi
- Theo bạn vì sao cô Hoa lại làm
như vậy?
- Trong trường hợp đó bạn sẽ giải
quyết tình huống đó như thế nào?
Ví dụ2: ĐƯỢC KHEN KHI ĐI HỌC MUỘN
1.2. Qui trình :
Bước 1: Định hướng – xác định các
dữ kiện
- Nhận định bài tập tình huống thuộc
loại nào
- Phân tích dữ kiện, xác định các dữ
kiện quan trọng chủ yếu
- Tìm ra yêu cầu cần giải quyết. Định
hướng cách giải quyết
Bước 2: Nêu vấn đề cần giải quyết
Nêu vấn đề cần giải quyết; Giải quyết ở
mức nào
Vấn đề chủ yếu là gì? Con đường giải
quyết vấn đề (dựa vào tri thức, kinh
nghiệm, các thao tác tư duy sư phạm)
Nêu một số giả thuyết
- Chọn một giả thuyết hợp lý nhất
Bước 3: Đưa ra giả thuyết
Bước 4: Chứng minh giả thuyết
Trình bày lập luận bằng cách vận dụng
thao tác tư duy
- Chứng minh mặt đúng
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá
Dựa vào giả thuyết và thang đánh giá để
đối chiếu mặt đúng. Mặt chưa đúng.
- Nêu kết quả
Bước 6: Rút ra kết luận,
khẳng định giả thuyết
Khẳng định giả thuyết
Đề phòng, dự đoán nhưng hành vi lệch lạc
- Rút ra bài kinh nghiệm
Tóm lại:
Tình huống là gì?
Tình huống có vấn đề là gì?
THSP là gì?
THSP TH có vấn đề
Đúng không? Vì sao?
XIN CẢM ƠN QUÝ THẦY GIÁO , CÔ GIÁO
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY GIÁO, CÔ GIÁO SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Phước
Dung lượng: 948,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)