Tập huấn chuẩn KT-KN 3

Chia sẻ bởi Trần Như Hoàng | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn chuẩn KT-KN 3 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Những vấn đề chung
Những vấn đề chung
I. GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN
II. CHUẨN KT, KN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
III. CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC – KỸ NĂNG
IV. CHUẨN KT-KN CỦA CTGDPT LÀ CĂN CỨ, MỤC TIÊU CỦA GD, HT, KT, ĐG
V. YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BÁM SÁT CHUẨN KT-KN

TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.1.Về khung phân phối chương trình:
Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học,…) trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.
- Thời lượng quy định tại khung PPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ ngày (thời lượng dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu).
1. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KTKN:
* Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên.
Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới);
1.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lí cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm.
Dạy sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.
* Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp.
* Dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học.
* Các nội dung lí thuyết và thực hành phải được dạy học theo đúng trình tự ghi trong PPCT do Sở GD & ĐT quy định cụ thể dựa trên khung PPCT của Bộ GD& ĐT.
* Bộ GD& ĐT không quy định nội dung cụ thể các tiết Bài tập, Ôn tập, các Sở GD&ĐT cần căn cứ tình hình thực tế và căn cứ vào Chuẩn KTKN do Bộ GD&ĐT ban hành để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập.
* Tùy tình hình thực tế, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung nào đó. Tuy nhiên, việc kéo dài hoặc rút ngắn vẫn phải đảm bảo dạy đủ các nội dung đúng thời gian kết thúc học kì, kết thúc năm học và phải được thống nhất trong tổ chuyên môn.
1.3. Đối với từng cấp học, lớp học:
2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KTKN:


N?i dung:


Chương trình GDPT quy định khung mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng sau khi học chủ đề, nội dung trong chương trình HS phải đạt được mức độ về kiến thức, kĩ năng mà chương trình quy định nhưng chưa được cụ thể hóa bằng nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng cụ thể - có tính chất pháp lệnh.
SGK cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng của chương trình GDPT, nhưng do SGK là tài liệu cơ bản dùng cho HS học tập cho nên mặc dù đã bám sát chương trình nhưng còn cung cấp thêm những nguồn kiến thức khác để cho SGK sinh động, hấp dẫn, phù hợp với loại tài liệu học tập và nhận thức của HS
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là sự thể hiện cụ thể hóa các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng của chương trình bằng các kiến thức cụ thể được trình bày trong SGK.
Ví dụ:
Dạy học phải tuân thủ theo chương trình và chuẩn KTKN. Có những nội dung có trong chương trình mà SGK chưa có thì GV phải hướng dẫn HS trong khi dạy học. Ngược lại có những nội dung không có trong chương trình mà SGK có thì GV có thể hướng dẫn HS tự đọc khi dạy học.
* Kết luận:
Pháp lệnh phải thực hiện
ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SOẠN GIÁO ÁN THEO CHUẨN KTKN
Phải căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học.
Cụ thể hóa mục tiêu tiết dạy :
+ Mức độ (Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích…)
+ Thành phần (Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ)
Dùng các động từ đo lường được để diễn đạt mục tiêu (trình bày được, liệt kê được, khái quát được, phân tích được, giải thích được…)
Tùy đối tượng HS mà GV mở rộng chuẩn ở mức độ phù hợp.



Chương trình, Chuẩn có nội dung mà SGK
không có: GV phải soạn từ tài liệu tham khảo.
Chương trình, Chuẩn không có nội dung mà
SGK có: GV không bắt buộc phải dạy (đặc biệt
với HS trung bình và yếu) hoặc GV có thể dạy
hay cho HS tự đọc tài liệu tham khảo.
Về kiến thức cơ bản đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tính chính xác
+ Tính điển hình
+ Tính cơ bản
Chuẩn kĩ năng: rèn luyện cho HS năng lực tự học, biết đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn.
* Dựa vào chuẩn để xác định nội dung trọng tâm
* Dựa vào SGK để phân loại kiến thức (phải biết, nên biết, có thể biết)
* Lựa chọn phương tiện, phương pháp, tổ chức dạy học.
* Lựa chọn nội dung hình thức kiểm tra đánh giá theo chuẩn.
Hoạt động 2: Thực hành soạn giảng một bài
Thầy (cô) sử dụng
Hướng dẫn chuẩn KTKN, SGK để soạn bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Như Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)