TAP HUAN BIEN DAO
Chia sẻ bởi Lê Thị Hoàng Hải |
Ngày 12/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: TAP HUAN BIEN DAO thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN
GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
CẤP THCS THÔNG QUA HĐNK VÀ HĐGDNGLL
Uông Bí, ngày 08 tháng 10 năm 2012
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
NỘI DUNG
Chủ đề 1: Biển Đông và vùng biển Việt Nam.
Chủ đề 2: Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển đảo Việt Nam.
Chủ đề 3: Bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
a.Tên gọi:
- Tên quốc tế: south china sea.
- Trung Quốc: Biển Nam Hải.
- Philippin: Biển Luzón.
- Việt Nam : Biển Đông
b.Vị trí và giới hạn:
- Diện tích: 3.447 triệu km2, là 1 biển lớn thứ 3 trong các biển của thế giới
- Chiều dài khoảng 1900 hải lý (từ 3oN – 26oB).
- Chiều ngang nơi rộng nhất 600 hải lý (từ 100oĐ – 121oĐ)
Lược đồ khu vực biển Đông
Eo Ba-si
Eo Min-đô-rô
Eo Ba-la-bắc
Eo Ma-lắc-ca
Eo Ca-li-man-ta
Eo Gax-pa
Eo Đài Loan
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
c. Biển Đông là vùng biển nửa kín có các eo biển nối thông ra Đại dương và các vùng biển khác của biển Đông:
- Phía bắc: eo biển Đài Loan, Basi.
- Phia đông: eo Min-đô-rô, eo Balabac.
- Phía nam: eo Carimantan, gaxpa.
- Phia tây: eo malaca
Eo Min-đô-rô
Trung Quốc
Cam-Pu-Chia
Thái Lan
Ma – Lai – Xi – A
Xin-ga-Po
In-Đô-Nê-Xi-A
BRu-Nây
Phi-Líp-Pin
Việt Nam
Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Thái
Lan
Đài Loan
(vùng lãnh thổ TQ)
Biển Đông (South China)
Việt Nam
Trung Quốc
Malaysia
Singapore
Campuchia
Thailand
Brunei
Philippine
Indonesia
Biển Đông có 9 nước, 1 vùng lãnh thổ tiếp giáp.
Đài Loan
(vùng lãnh thổ TQ)
I. Khái quát về biển Đông.
* Một số đặc điểm tự nhiên của biển Đông:
(+) Địa hình: phức tạp
+ Độ sâu trung bình: 1140m, sâu nhất 5559m. Vùng có độ sâu lớn hơn 2000m chiếm ¼ diện tích.
+ Thềm lục địa khá bằng phẳng
(+) Khi hậu: mang tính chất nhiệt đới gió mùa & chịu sự chi phối của 2 hệ thống khí áp: áp cao Xibia vào mùa đông và áp thấp Ấn Độ - Mianma vào mùa hạ.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
(+) Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của biển Đông:
+ Tầm quan trọng về địa chiến lược của biển Đông:
- Trên biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch.
- Ven biển Đông có trên 530 cảng biển.
- Nhiều nước châu Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào giao thông trên biển Đông (Nhật, Hàn, Sing, Trung).
- 90% lượng vận tải thương mại thế giới thực hiện bằng đường biển, trong đó 45% đi qua biển Đông.
- Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng được vận chuyển qua đây lớn gấp 15 lần qua kênh đào panama.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
(+) Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của biển Đông:
+ Eo biển: Quanh biển Đông có nhiều eo biển quan trọng đối với nhiều nước. Nhất là eo Malaca
+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: hai quần đảo này nằm ở khu vực giữa biển Đông, là 1 trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất thế giới.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Eo Ma-lắc-ca
I. Khái quát về biển Đông.
Tiềm năng kinh tế của biển Đông:
Sinh vật biển: Cả khu vực đánh bắt 7-8% tổng sản lượng đánh bắt cá của thế giới.
Tài nguyên khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí.
Theo đánh giá của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở biển Đông là 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu ở quần đảo trường Sa là 105 tỷ thùng.
Theo đánh giá của bộ năng lương Hoa Kì: Trữ lượng dầu đã được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.
Theo các chuyên gia Nga: thì khu vực các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên dầu khí và chứa đựng tài nguyên băng cháy - loại năng lượng sạch còn quý hơn dầu mỏ.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, chiếm diện tích biển khoảng 15.000 km². Quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát qua hai đợt đánh chiếm bất hợp pháp vào năm 1956 và 1994.
(Năm 1956, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa và tới ngày 20-1-1994, quân đội Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo này).
- Quần đảo Trường Sa nằm trong một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng gần 350 hải lí, từ bắc xuống nam khoảng hơn 360 hải lí, chiếm một diện tích biển khoảng 160.000 - 180.000 km². Hiện Việt Nam kiểm soát trên 21 đảo, bãi đá ngầm, một số bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan.
II. Vùng biển Việt Nam:
Các vùng biển và thềm lục địa
Vùng biển của các quốc gia ven biển được quy định bởi công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (Việt Nam phê chuẩn công ước năm 1994).
Theo công ước về luật biển quốc tế 1982 thì 1 quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo tuyên bố ngày 12-5-1977 của chính phủ Việt Nam thì đường cơ sở của VN là đường gãy khúc nối liền 11 điểm. Từ đường cơ sở là căn cứ để xác định lãnh hải vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
A1: Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang).
A2: Hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai (Cà Mau).
A3: Hòn Tài Lớn, Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
A4: Hòn Bông Lang, Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
A5: Hòn Bảy Cạnh, Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
A6: Hòn Hải, Phú Quý (Bình Thuận).
A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa).
A8: Mũi Đại Lãnh (Phú Yên).
A9: Hòn Ông Căn (Bình Định).
A10: Đảo Lí Sơn (Quảng Ngãi).
A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
2. Các đảo và quần đảo trong vùng biển Việt Nam:
- Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Các đảo hoặc nằm rải rác một mình, hoặc tụ lại thành quần đảo
- Về tổ chức hành chính nước ta có 12 huyện đảo.
Đường cơ sở
Vùng biển quốc tế
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.
Hiệp ước có 11 Điều, trong đó Điều II xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh chia Vịnh Bắc Bộ ra làm hai. Cửa Vịnh lấy đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Hoa.
- Căn cứ của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích (Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% = 8.205km2 biển).
Đảo Cồn Cỏ là cửa Vịnh Bắc Bộ, đường đóng là cửa sông Bắc Luân (đường nối 2 điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông 2 nước, tại ngấn nước triều thấp nhất.
Vùng biển Việt Nam:
3. Một số vấn đề cơ bản của chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020.
a. Mục tiêu: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển ,bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển,đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.
b. Những định hướng phát triển kinh tế biển, đảo:
- Xây dựng VN trở thành quốc gia mạnh về kinh, tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại, tạo động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển với tốc độ nhanh.
- Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện.
- Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để hỗ trợ, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Kinh tế biển và vùng ven biển là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
III. Ý nghĩa của vùng biển Việt Nam.
- Ý nghĩa đối với tự nhiên:
+ Về khí hậu:
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu Hải dương, trở nên điều hòa hơn.
+ Về địa hình:
Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, gồm các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các đồng bằng cửa sông có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát…
+ Về các hệ sinh thái ven biển:
Các rừng ngập mặn ven biển nước ta có diện tích rất lớn với các loài sinh vật phong phú, đa dạng.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Ý nghĩa đối với kinh tế- xã hội:
Vùng biển rộng lớn của nước ta là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội.
Biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu oxi, độ muối trung bình khoảng 30- 33%o, sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực… biển nước ta còn nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Ven biển có các mỏ oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê. Vùng thềm lục địa có các mỏ dầu khí đã và đang được phát hiện, thăm dò, khai thác.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Vùng biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển- đảo. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. Các hoạt động du lịch thể thao dưới nước (lướt ván, lặn biển…) cũng có nhiều điều kiện phát triển. Nhiều đảo trên vùng biển nước ta là nơi dân cư tập trung sinh sống và phát triển các ngành kinh tế biển. Các đảo đông dân nhất là Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn. Phú Quý, Phú Quốc.
- Ý nghĩa đối với an ninh, quốc phòng:
Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ để kiểm soát vùng biển và vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định về kinh tế- xã hội nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Thuộc hệ thống này là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mát, Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang).
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Thực trạng kinh tế biển Việt nam
- Trong những năm qua, đất nước chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển Việt Nam đã và đang đóng góp phần không nhỏ vào nền kinh tế chung của đất nước. Một số ngành kinh tế biển đã đạt được những thành tựu to lớn: Khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản nước lợ là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng 4,5 tỉ USD trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu năm 2008, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp và nuôi trồng thủy sản, cùng 50 vạn lao động dịch vụ liên quan. Mức khai thác dầu khí năm 2008 là 14,9 triệu tấn dầu và 7,5 tỉ mét khối khí, kim ngạch xuất khẩu dầu đạt 10,4 tỉ USD, là ngành đóng góp lớn nhất vào GDP kinh tế biển hiện nay.
Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế biển đảo
Kinh tế biển đảo nước ta từ nay đến năm 2020 hướng tới những mục tiêu chủ yếu sau:
- Mở rộng phạm vi khai thác biển xa hơn, sâu hơn nhằm góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển. Mở rộng quy mô và nâng cao hơn tỉ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển, xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại để tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện kinh tế biển và vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân vùng biển, giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo.
- Nâng tỉ trọng xuất khẩu của kinh tế biển và vùng ven biển trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hình thành một số ngành và sản phẩm mũi nhọn có giá trị xuất khẩu cao và ổn định, tạo nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế quốc dân.
- Tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế cơ bản có tác động sâu rộng đối với kinh tế, xã hội của vùng biển và ven biển.
- Phát triển nhanh kinh tế, xã hội ở một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo, làm căn cứ hậu cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1.Tài nguyên sinh vật biển, đảo:
(+) Thực vật:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Nam Mỹ). Rừng ngập mặn không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu thực vật, mà còn cả những nhà nghiên cứu động vật, thổ nhưỡng, sinh thái, môi trường, du lịch...
Rừng ngập mặn có vai trò rất to lớn trong việc mở rộng diện tích đất ven biển, bảo vệ đê, hạn chế xói lở, chống gió bão, chống nạn cát bay... Trong trận sóng thần ở Nam Á (tháng 12 năm 2004) cho thấy, những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven biển tươi tốt thì những nơi đó tổn thất giảm bớt khá nhiều.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Về mặt kinh tế, rừng ngập mặn là nguồn cung cấp gỗ, chất đốt, các sản phẩm cho ngành công nghiệp, dược liệu. Ngoài ra, đây còn là địa bàn cư trú của nhiều loài côn trùng, chim, bò sát, thú có vú, tôm, cua, cá...
Ở nước ta, rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở Nam Bộ, nhất là ở tỉnh Cà Mau. Miền Bắc do có mùa đông lạnh, đồng thời các vùng cửa sông cũng hẹp hơn, nên diện tích rừng ngập mặn và cây cũng nhỏ hơn. Còn dọc miền Trung rất ít bãi lầy ven biển, các cồn cát chiếm diện tích đáng kể, suốt chiều dài trên 1000km chỉ có những đốm nhỏ.
- Rừng ngập mặn miền Bắc phát triển từ Móng Cái đến Cửa Đáy.
+ Vùng Quảng Ninh ít sông hơn, ngoài khơi có các đảo che chắn gió bão, độ mặn nước biển tương đối cao và ít biến động, do đó có nhiều loài cây chịu mặn, nhưng chỉ cao khoảng 3 – 4m. Ở đây phổ biến là các cây mắm đen, cỏ gà, muối biển, sú, đâng, trang, vẹt, tra, cóc, giá…
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Rừng ngập mặn từ cửa Bạch Đằng (Hải Phòng) đến cửa Thái Bình, nằm trong vùng cửa sông Thái Bình, thủy triều vào sâu, nhưng do sông đã nhiều nước nên cây bần chua trở thành loài chiếm ưu thế, sau đó đến sú, trang, còn các loài ưa nước mặn như mắm đen, đâng, vẹt giảm sút mạnh và khẳng khiu hơn ở Quảng Ninh.
+ Rong biển.
- Đã phát hiện được 653 loài rong biển trong vùng biển Đông Việt Nam. Trong các ngành rong, rong đỏ có 310 loài (chiếm 47,5%), rong lục 151 loài (21,1%), rong nâu 124 loài (19%), rong lam 68 loài (chiếm 12,4% còn lại). Rong biển tại các đáy có nền cứng như đá, cuội sỏi, san hô chết (ven các đảo, trong các bãi san hô) phong phú và đa dạng hơn so với các đáy mềm nhiều bùn. Rong biển sinh sản và phát triển từ tháng 11 đến tháng 5 và tàn lụi vào mùa hè (tháng 6 - 7).
- Số loài rong biển có giá trị kinh tế khoảng 90 loài, chiếm 13,7% trong tổng số 653 loài, trong đó rong mơ và rong câu là quan trọng nhất.
Phơi rong biển ở đảo Cô Tô, Quảng Ninh (http://baoquangninh.com.vn
+ Rong mơ có trữ lượng khoảng 35.000 tấn, tập trung nhiều ở phía Nam (chiếm 61,42%), nhất là từ Phú Yên đến Bình Thuận, còn ở miền Bắc (chiếm 38,58%), tập trung hầu hết ở Quảng Ninh.
+ Rong câu có trữ lượng khoảng 9300 tấn, vịnh Bắc Bộ có khoảng 5500 tấn chiếm 59,1%, còn miền Nam có 3800 tấn, chiếm 48,9%. Các tỉnh có nhiều rong câu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...
Rong mơ mang nhiều trứng các loài thủy sản bị giật cả gốc,
mang theo cả san hô (Ảnh: Chu Mạnh Trinh, 7/2011)
Cỏ biển dưới đáy đại dương
+ Cỏ biển
Cỏ biển là môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển. Cỏ biển là nguồn thức ăn của một số loài cá, loài giáp xác, chim biển, rùa biển, bò biển... Cỏ biển chết được phân hủy và trở thành thức ăn cho các loài giun biển, hải sâm, cua, hải quỳ, sinh vật phù du... Nơi nào có nhiều cỏ biển thường mật độ các loài thủy sản cao. Ngoài ra, cỏ biển còn có ích đối với con người do chúng giúp chống xói mòn bờ biển trong các cơn bão. Cỏ biển cũng bảo vệ các dải đá ngầm san hô, làm sạch nước.
(+) Động vật:
* Cá biển và các loài giáp xác, nhuyễn thể.
+ Cá biển:
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Các loài có sản lượng cao nhất thuộc nhóm cá nổi là cá nục, cá trích, cá cơm, cá nhám, cá căng, cá hồng, cá hố, cá đỏ môi, cá ngừ, cá thu, cá chuồn, cá chim, cá liệt... Thuộc nhóm cá tầng đáy có cá lượng, cá mối, cá hồng, cá khế, cá trác, cá miễn sành, cá sạo, cá song, cá đối, cá phèn, cá đù, cá úc...
Nước ta có nhiều bãi cá, trong đó cá tập trung nhiều ở bốn ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
* Các loài giáp xác.
Vùng biển nước ta có khoảng có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao.
- Tôm
Có trên 100 loài, trong đó tôm he chiếm 72%, tôm trứng chiếm 9,6%, tôm hùm 8,6%, tôm vỗ và tôm rồng cùng chiếm khoảng 4,8%.
Trong số hơn 100 loài tôm, loài có giá trị kinh tế chiếm khoảng 50%, đa số sống ở vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc đánh bắt. Hầu hết tôm biển đều ưa thích nền đáy bùn hoặc bùn cát, vì thế thường tập trung ở các vùng cửa sông. Cũng có loài sống ở ngoài khơi, xa vùng cửa sông, nhưng ở các thời kì tôm con và lớn lên chúng vẫn thường cư trú ở các bãi triều cửa sông ven biển.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Theo những kết quả nghiên cứu, ở vịnh Bắc Bộ có khoảng 400 loài cua, phân bố tới độ sâu 40 – 50m.
Ngoài ra, nhân dân vùng ven biển còn khai thác cáy rạn, cùm cụp, cáy xanh... làm thực phẩm
* Loài nhuyễn thể.
Vùng biển nước ta có rất nhiều loài nhuyễn thể, với hơn 2500 loài.
+ Mực.
Ở các vùng biển nước ta có 37 loài mực thuộc 4 họ (mực nang, mực ống, mực xim, mực ommastrephidae)
+ Ốc, trai, sò, hàu, vẹm…
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Bò sát : Con vích này có chiều dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5/2011.
+ Rùa biển: là tên gọi chung của một số loài rùa sống trong môi trường biển. Ở Việt Nam hiện có ba loài rùa biển không chỉ có giá trị kinh tế cao về thực phẩm mà còn để sản xuất các hàng mĩ nghệ là bà tam, vích, đồi mồi.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
- Đồi mồi: có kích thước nhỏ, chiều dài thân trung bình khoảng 90cm, trọng lượng từ 70kg đến 80kg.
Đồi mồi phân bố chủ yếu ở Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc.
Đồi mồi
- Rắn biển: Đây là nhóm rắn sống trong môi trường biển. Số lượng rắn biển ở nước ta rất phong phú. Chúng sống ở những nơi mà bờ biển có nhiều hốc đá hoặc trong các vùng rừng ngập mặn. Kích thước của rắn biển từ 1m đến 1,5m, có khi đạt tới 2,5m.
Tất cả rắn biển đều có nọc độc. Người ta dùng thịt rắn biển để làm thực phẩm, nọc dùng để sản xuất thuốc giảm đau, viêm thần kinh, giảm áp huyết..., da dùng để sản xuất các mặt hàng như ví, túi xách, thắt lưng...
Rắn biển
- Thú có vú
+ Cá voi.
+ Cá heo, cá ông sư... là nhóm có nguồn gốc bản địa, ở vùng khơi của Biển Đông. Cá heo sống theo đàn từ 5 đến 7 con, xâm nhập vào vùng biển gần các cửa sông để kiếm ăn. Người ta thường gặp chúng ở vùng của Ba Lạt (sông Hồng), vùng biển miền Trung, vùng cửa sông Cửu Long và vùng biển đảo Côn Sơn. Hiện nay nhóm động vật có vú sống ở môi trường biển nước ta chưa được nghiên cứu, đánh giá đúng mức về thành phần giống loài và số lượng.
+ Bò biển hay cá cúi, còn được gọi là Dugon,
Bò biển tuy phân bố rộng (ở hơn 30 nước trên thế giới), nhưng hiện nay loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay tại Việt Nam, Phú Quốc và Côn Đảo là hai nơi duy nhất có bò biển với số lượng khoảng 100 con.
+ Chim biển.
Ở vùng biển nước ta có khoảng 200 loài chim với các nhóm: hải âu, bồ nông, rẽ, mòng biển, yến...
Các nhóm bồ nông, rẽ, mòng biển... thường sống ở vùng ven bờ nơi có rừng ngập mặn. Còn hải âu và yến thường sống trên bờ vách đá hoặc đảo đá (Khánh Hòa, Trường Sa, Hoàng Sa, vịnh Hạ Long...).
Ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Hòn Trứng (Côn Đảo) chim tập trung đông tới hàng vạn con. Ở nhiều đảo, phân chim phủ trắng như đảo Hòn Trứng, nhân dân gọi là Hòn Đá Trắng. Phân chim ở các vùng đảo này là nguồn phân bón, trữ lượng đạt tới hàng vạn tấn, có thể khai thác phục vụ nông nghiệp.
Cò mỏ thìa mặt đen, một trong những loài chim quý hiếm có mặt tại Xuân Thuỷ
+ San hô.
Ở vùng biển Việt Nam, san hô rất phong phú và đa dạng về giống loài với 303 loài san hô đá, 200 loài san hô sừng và san hô mềm. San hô đá phân bố ở vùng bờ tây vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, ven bờ biển Phú Yên, Khánh Hòa, Hòn Thu, đảo Nam Du, đảo Côn Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc.
San hô là nhóm sinh vật tạo ra sinh khối lớn nhất ở biển nhiệt đới nói chung, trong đó có vùng biển Việt Nam.
Rạn san hô ở Phú Quốc (Thiennhien.net)
2. Tiềm năng về khoáng sản
+ Tài nguyên dầu khí
Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Giàn khoan mỏ Đại Hùng
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng thềm lục địa nước ta có 8 bể trầm tích Đệ tam (có thời gian cách ngày nay khoảng 23 triệu năm) là : Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã lai, Tư Chính – Vũng Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, với diện tích gần 1 triệu km2. Trong số này, công tác tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Tài nguyên muối.
Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, gần bằng độ muối bình quân ở đại dương (35‰).
Cánh đồng muối
ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới; hợp kim titan được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuỷ, tàu ngầm, các thiết bị bền với hoá chất (nồi phản ứng, ống dẫn, quạt)... Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn) và ở Núi Chúa (Thái Nguyên).
* Các loại khoáng sản khác.
+ Titan.
Người dân đổ xô khai thác titan tại Cát Thành (Bình Định). (Ảnh: baobinhdinh.com.vn
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Đất hiếm.
Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar... Dù là tài nguyên quý, nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ. Vì thế, nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường.
Dự báo, Việt Nam có khoảng trên 10 triệu tấn đất hiếm, phân bố chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Vũng Tàu.
Ven biển nước ta, trữ lượng đất hiếm nằm trong sa khoáng đạt 300.879 tấn. Những tỉnh ven biển có nhiều đất hiếm là Thanh Hóa (Quảng Xương), Hà Tĩnh (Cẩm Thượng), Thừa Thiên – Huế (Kẻ Sung), Quảng Nam (Hội An), Bình Định (Cát Khánh), Phú Yên (Tuy Phong, Xương Thịnh), Khánh Hòa (Hòn Gốm), Bình Thuận (Mũi Né), Ninh Thuận (Hàm Tân).
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Cát thủy tinh.
Cát thủy tinh phân bố ở nhiều nơi như Vân Hải (Quảng Ninh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Cam Ranh... với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế.
- Ngoài ra ở vùng Biển Đông Việt Nam còn có đồng, chì, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
3. Giao thông vận tải biển.
Ngày càng trở lên quan trọng:
Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm.
- Hiện nay nước ta có 49 cảng được xếp loại (trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III) và 166 bến cảng. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng Liên Chiểu Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu – Thị Vải.
+ Ở miền Bắc, lớn nhất hiện nay là cảng Hải Phòng, ngoài ra còn một số cảng khác như cảng Cái Lân, Cửa Ông…
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Lược đồ Giao thông vận tải Việt Nam
+ Du lịch:
Bản đồ Du lịch Việt Nam
Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Phú Quốc,...
Nha Trang
Mũi Né
Hòn Trống - Mái
Đồ Sơn
* Các tiềm năng khác: thủy triều, gió biển - nguồn năng lượng vô tận
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Lợi dụng năng lượng thuỷ triều: khi thuỷ triều lên, nước đổ vào vịnh và khi thuỷ triều xuống thì nước trong vịnh chảy ra ngoài khơi. Hai lần mỗi ngày, ở cửa vịnh sẽ có một luồng nước chảy vào vịnh rồi chảy ngược ra khơi. Nếu xây một đập ở cửa vịnh và lắp đặt một tuabin chạy hai chiều thì có thể sản xuất điện.
Như vậy, trong tương lai ở vùng ven biển và hải đảo nước ta sẽ xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng thủy triều để thắp sáng và phục vụ sản xuất.
+ Các tiềm năng khác: thủy triều, gió biển - nguồn năng lượng vô tận
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Tiềm năng và triển vọng năng lượng gió ở Việt Nam là rất lớn. Vì nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình khoảng 3,2m/s. Tuy nhiên ở nhiều nơi như vùng quần đảo Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có tốc độ gió thổi thường xuyên đạt từ 6 đến 7m/s. Vào thời gian có gió mùa đông bắc, tốc độ gió đạt trên 15m/s. Ở vùng biển phía Nam, tốc độ gió thổi thường xuyên đạt khoảng 10m/s. Trong chương trình đánh giá về năng lượng châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá này thì Việt Nam có tiềm năng điện gió rất lớn, ước đạt 513.360 MW. Việt Nam hiện đang triển khai dự án nhà máy điện gió ở Bình Thuận. Hy vọng trong tương lai, nguồn năng lượng sạch này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên như nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển; và các yếu tố vật chất nhân tạo như các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất ven biển và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, dàn khoan dầu khí...
Môi trường biển ở nước ta trực tiếp có liên quan tới 28/63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, với hàng chục triệu người dân, trực tiếp có liên quan tới các ngành kinh tế quan trọng là khai thác khoáng sản, thủy hải sản, giao thông vận tải và du lịch. Bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở nước ta.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
1. Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta.
Theo Luật bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, có đường bờ biển dài 3260km tiếp giáp với Biển Đông, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2 gấp hơn 3 lần diện tích trên đất liền. Vì thế cùng với nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng, môi trường biển Việt Nam là những yếu tố vật chất rất quan trọng, là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, hải đảo.
* Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên.
Có nhiều các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên song có thể nêu lên một số nguy cơ chính:
Hiện tượng biển tiến, biển lùi.
Hiện tượng biển tiến, biển lùi có quy mô toàn cầu đã có tác động mạnh đến các quá trình tự nhiên diễn ra trên Trái Đất như các quá trình địa mạo, quá trình hình thành đất, quá trình tuần hoàn của nước..., đặc biệt có tác động trực tiếp tới sự sống của sinh vật và các hệ sinh thái ven biển.
b. Bão biển, nước dâng.
Ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới thường xuyên hàng năm đều bị những cơn bão tàn phá. Bão gây mưa to, gió lớn, sóng biển và nước biển dâng cao có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển vùng ven biển gây sự lở bờ biển, phá hủy các công trình xây dựng, tàu thuyền, các cơ sở sản xuất và uy hiếp đến đời sống của người dân.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
c. Tràn dầu tự nhiên.
Hiện tượng tràn dầu tự nhiên thường xảy ra ở những nơi có hoạt động kiến tạo địa chất ở đáy biển có liên quan tới các đứt gãy, sự tách dãn, động đất hoặc phun trào núi lửa tại các khu vực có các bể chứa dầu khí trong lòng đất dưới đáy biển. Vì thế sự cố tràn dầu tự nhiên cũng chỉ diễn ra ở các vùng và các khu vực biển nhất định. Khi có sự cố tràn dầu xảy ra đã uy hiếp trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật; làm chết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới một số loài sinh vật, đặc biệt ở các khu vực ven bờ biển do sóng biển đánh dạt vào.
d. Sóng thần.
Sóng thần hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển ở những vùng bị ảnh hưởng, gây nên những thiệt hại to lớn về người, tài sản và phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
* Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc do con người gây ra.
a. Các chất thải đổ thẳng ra biển.
b. Các chất thải từ tàu thuyền, từ các công trình xây dựng trên biển.
c. Ô nhiễm không khí.
d. Sự triệt phá rừng ngập mặn.
Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách)
Tình trạng dễ nhận thấy nhất là thói quen vứt, xả rác bừa bãi tại các bãi biển, các điểm tham quan khiến điểm du lịch nào thu hút đông du khách thì nơi đó ô nhiễm môi trường tăng nhanh.
Rác thải đầy trên bãi biển Mũi Né - Bình Thuận
Gia tăng nguy cơ “thủy triều đỏ”
Tại Nha Trang, dọc theo bãi biển dễ dàng bắt gặp nhiều cống xả nước bẩn trực tiếp ra biển như thế này
(Ảnh: Mễ Thuận Thành, Châu Tường
Bãi biển “chết” vì chất thải
Theo nhóm nghiên cứu trên, điểm chung nhất dọc ven bờ biển hiện nay là đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chất thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... đều được thải trực tiếp ra biển. Trong đó, ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biển còn có các chất thải từ trong đất liền.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
3. Bảo vệ môi trường biển.
Bảo vệ môi trường nước biển.
Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển.
Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển.
Bảo vệ đa dạng sinh học biển.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và thiên tai.
Phòng chống ô nhiễm môi trường biển và các thiên tai là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên ở các vùng biển đảo ở nước ta. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, có quy mô và phạm vi rộng lớn đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, cả giải pháp phi công trình và giải pháp công trình, cùng nhiều biện pháp cụ thể thích ứng và phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển
Biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng biển đảo
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
5. Hành động của chúng ta.
Bảo vệ môi trường biển đảo là trách nhiệm của mội người dân trong cộng đồng. Thầy và trò trường trung học cơ sở ở mỗi địa phương cần tích cực tham gia vào công cuộc đó bằng những hành động thiết thực.
* Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển đảo.
* Tổ chức các hành động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường biển đảo.
- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động xử lý chất thải, dọn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan, môi trường nơi mình đang cư trú, sinh sống và học tập.
- Tổ chức trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây để cải thiện môi trường sống và làm đẹp cảnh quan, có chấm điểm thi đua, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả cụ thể.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TUYÊN TRUYỀN
NHẶT RÁC
TRỒNG RỪNG
VỚT RÁC
Thu gom dầu tràn vào bờ biển Đà Nẵng, Quảng Nam 2/2007.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại trường và địa phương.
- Tổ chức học tập và thực hành các kỹ năng sống thích ứng với những biến động của tự nhiên và môi trường sống của địa phương như biết bơi, biết cách sơ cứu nạn nhân, biết cách khôi phục nguồn nước sạch, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, ngập lụt...
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là khẳng
GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
CẤP THCS THÔNG QUA HĐNK VÀ HĐGDNGLL
Uông Bí, ngày 08 tháng 10 năm 2012
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
NỘI DUNG
Chủ đề 1: Biển Đông và vùng biển Việt Nam.
Chủ đề 2: Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển đảo Việt Nam.
Chủ đề 3: Bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
a.Tên gọi:
- Tên quốc tế: south china sea.
- Trung Quốc: Biển Nam Hải.
- Philippin: Biển Luzón.
- Việt Nam : Biển Đông
b.Vị trí và giới hạn:
- Diện tích: 3.447 triệu km2, là 1 biển lớn thứ 3 trong các biển của thế giới
- Chiều dài khoảng 1900 hải lý (từ 3oN – 26oB).
- Chiều ngang nơi rộng nhất 600 hải lý (từ 100oĐ – 121oĐ)
Lược đồ khu vực biển Đông
Eo Ba-si
Eo Min-đô-rô
Eo Ba-la-bắc
Eo Ma-lắc-ca
Eo Ca-li-man-ta
Eo Gax-pa
Eo Đài Loan
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
c. Biển Đông là vùng biển nửa kín có các eo biển nối thông ra Đại dương và các vùng biển khác của biển Đông:
- Phía bắc: eo biển Đài Loan, Basi.
- Phia đông: eo Min-đô-rô, eo Balabac.
- Phía nam: eo Carimantan, gaxpa.
- Phia tây: eo malaca
Eo Min-đô-rô
Trung Quốc
Cam-Pu-Chia
Thái Lan
Ma – Lai – Xi – A
Xin-ga-Po
In-Đô-Nê-Xi-A
BRu-Nây
Phi-Líp-Pin
Việt Nam
Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Thái
Lan
Đài Loan
(vùng lãnh thổ TQ)
Biển Đông (South China)
Việt Nam
Trung Quốc
Malaysia
Singapore
Campuchia
Thailand
Brunei
Philippine
Indonesia
Biển Đông có 9 nước, 1 vùng lãnh thổ tiếp giáp.
Đài Loan
(vùng lãnh thổ TQ)
I. Khái quát về biển Đông.
* Một số đặc điểm tự nhiên của biển Đông:
(+) Địa hình: phức tạp
+ Độ sâu trung bình: 1140m, sâu nhất 5559m. Vùng có độ sâu lớn hơn 2000m chiếm ¼ diện tích.
+ Thềm lục địa khá bằng phẳng
(+) Khi hậu: mang tính chất nhiệt đới gió mùa & chịu sự chi phối của 2 hệ thống khí áp: áp cao Xibia vào mùa đông và áp thấp Ấn Độ - Mianma vào mùa hạ.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
(+) Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của biển Đông:
+ Tầm quan trọng về địa chiến lược của biển Đông:
- Trên biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch.
- Ven biển Đông có trên 530 cảng biển.
- Nhiều nước châu Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào giao thông trên biển Đông (Nhật, Hàn, Sing, Trung).
- 90% lượng vận tải thương mại thế giới thực hiện bằng đường biển, trong đó 45% đi qua biển Đông.
- Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng được vận chuyển qua đây lớn gấp 15 lần qua kênh đào panama.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Khái quát về biển Đông.
(+) Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của biển Đông:
+ Eo biển: Quanh biển Đông có nhiều eo biển quan trọng đối với nhiều nước. Nhất là eo Malaca
+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: hai quần đảo này nằm ở khu vực giữa biển Đông, là 1 trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất thế giới.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Eo Ma-lắc-ca
I. Khái quát về biển Đông.
Tiềm năng kinh tế của biển Đông:
Sinh vật biển: Cả khu vực đánh bắt 7-8% tổng sản lượng đánh bắt cá của thế giới.
Tài nguyên khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí.
Theo đánh giá của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở biển Đông là 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu ở quần đảo trường Sa là 105 tỷ thùng.
Theo đánh giá của bộ năng lương Hoa Kì: Trữ lượng dầu đã được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.
Theo các chuyên gia Nga: thì khu vực các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên dầu khí và chứa đựng tài nguyên băng cháy - loại năng lượng sạch còn quý hơn dầu mỏ.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, chiếm diện tích biển khoảng 15.000 km². Quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát qua hai đợt đánh chiếm bất hợp pháp vào năm 1956 và 1994.
(Năm 1956, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa và tới ngày 20-1-1994, quân đội Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo này).
- Quần đảo Trường Sa nằm trong một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng gần 350 hải lí, từ bắc xuống nam khoảng hơn 360 hải lí, chiếm một diện tích biển khoảng 160.000 - 180.000 km². Hiện Việt Nam kiểm soát trên 21 đảo, bãi đá ngầm, một số bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan.
II. Vùng biển Việt Nam:
Các vùng biển và thềm lục địa
Vùng biển của các quốc gia ven biển được quy định bởi công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (Việt Nam phê chuẩn công ước năm 1994).
Theo công ước về luật biển quốc tế 1982 thì 1 quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo tuyên bố ngày 12-5-1977 của chính phủ Việt Nam thì đường cơ sở của VN là đường gãy khúc nối liền 11 điểm. Từ đường cơ sở là căn cứ để xác định lãnh hải vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
A1: Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang).
A2: Hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai (Cà Mau).
A3: Hòn Tài Lớn, Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
A4: Hòn Bông Lang, Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
A5: Hòn Bảy Cạnh, Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu).
A6: Hòn Hải, Phú Quý (Bình Thuận).
A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa).
A8: Mũi Đại Lãnh (Phú Yên).
A9: Hòn Ông Căn (Bình Định).
A10: Đảo Lí Sơn (Quảng Ngãi).
A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
2. Các đảo và quần đảo trong vùng biển Việt Nam:
- Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Các đảo hoặc nằm rải rác một mình, hoặc tụ lại thành quần đảo
- Về tổ chức hành chính nước ta có 12 huyện đảo.
Đường cơ sở
Vùng biển quốc tế
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.
Hiệp ước có 11 Điều, trong đó Điều II xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh chia Vịnh Bắc Bộ ra làm hai. Cửa Vịnh lấy đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Hoa.
- Căn cứ của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích (Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% = 8.205km2 biển).
Đảo Cồn Cỏ là cửa Vịnh Bắc Bộ, đường đóng là cửa sông Bắc Luân (đường nối 2 điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông 2 nước, tại ngấn nước triều thấp nhất.
Vùng biển Việt Nam:
3. Một số vấn đề cơ bản của chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020.
a. Mục tiêu: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển ,bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển,đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.
b. Những định hướng phát triển kinh tế biển, đảo:
- Xây dựng VN trở thành quốc gia mạnh về kinh, tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại, tạo động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển với tốc độ nhanh.
- Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện.
- Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để hỗ trợ, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Kinh tế biển và vùng ven biển là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
III. Ý nghĩa của vùng biển Việt Nam.
- Ý nghĩa đối với tự nhiên:
+ Về khí hậu:
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu Hải dương, trở nên điều hòa hơn.
+ Về địa hình:
Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, gồm các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các đồng bằng cửa sông có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát…
+ Về các hệ sinh thái ven biển:
Các rừng ngập mặn ven biển nước ta có diện tích rất lớn với các loài sinh vật phong phú, đa dạng.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Ý nghĩa đối với kinh tế- xã hội:
Vùng biển rộng lớn của nước ta là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội.
Biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu oxi, độ muối trung bình khoảng 30- 33%o, sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực… biển nước ta còn nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Ven biển có các mỏ oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê. Vùng thềm lục địa có các mỏ dầu khí đã và đang được phát hiện, thăm dò, khai thác.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Vùng biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển- đảo. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. Các hoạt động du lịch thể thao dưới nước (lướt ván, lặn biển…) cũng có nhiều điều kiện phát triển. Nhiều đảo trên vùng biển nước ta là nơi dân cư tập trung sinh sống và phát triển các ngành kinh tế biển. Các đảo đông dân nhất là Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn. Phú Quý, Phú Quốc.
- Ý nghĩa đối với an ninh, quốc phòng:
Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ để kiểm soát vùng biển và vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định về kinh tế- xã hội nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Thuộc hệ thống này là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mát, Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang).
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Thực trạng kinh tế biển Việt nam
- Trong những năm qua, đất nước chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển Việt Nam đã và đang đóng góp phần không nhỏ vào nền kinh tế chung của đất nước. Một số ngành kinh tế biển đã đạt được những thành tựu to lớn: Khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản nước lợ là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng 4,5 tỉ USD trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu năm 2008, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp và nuôi trồng thủy sản, cùng 50 vạn lao động dịch vụ liên quan. Mức khai thác dầu khí năm 2008 là 14,9 triệu tấn dầu và 7,5 tỉ mét khối khí, kim ngạch xuất khẩu dầu đạt 10,4 tỉ USD, là ngành đóng góp lớn nhất vào GDP kinh tế biển hiện nay.
Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế biển đảo
Kinh tế biển đảo nước ta từ nay đến năm 2020 hướng tới những mục tiêu chủ yếu sau:
- Mở rộng phạm vi khai thác biển xa hơn, sâu hơn nhằm góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển. Mở rộng quy mô và nâng cao hơn tỉ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển, xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại để tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện kinh tế biển và vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân vùng biển, giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo.
- Nâng tỉ trọng xuất khẩu của kinh tế biển và vùng ven biển trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hình thành một số ngành và sản phẩm mũi nhọn có giá trị xuất khẩu cao và ổn định, tạo nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế quốc dân.
- Tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế cơ bản có tác động sâu rộng đối với kinh tế, xã hội của vùng biển và ven biển.
- Phát triển nhanh kinh tế, xã hội ở một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo, làm căn cứ hậu cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi.
CHỦ ĐỀ I: BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1.Tài nguyên sinh vật biển, đảo:
(+) Thực vật:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Nam Mỹ). Rừng ngập mặn không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu thực vật, mà còn cả những nhà nghiên cứu động vật, thổ nhưỡng, sinh thái, môi trường, du lịch...
Rừng ngập mặn có vai trò rất to lớn trong việc mở rộng diện tích đất ven biển, bảo vệ đê, hạn chế xói lở, chống gió bão, chống nạn cát bay... Trong trận sóng thần ở Nam Á (tháng 12 năm 2004) cho thấy, những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven biển tươi tốt thì những nơi đó tổn thất giảm bớt khá nhiều.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Về mặt kinh tế, rừng ngập mặn là nguồn cung cấp gỗ, chất đốt, các sản phẩm cho ngành công nghiệp, dược liệu. Ngoài ra, đây còn là địa bàn cư trú của nhiều loài côn trùng, chim, bò sát, thú có vú, tôm, cua, cá...
Ở nước ta, rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở Nam Bộ, nhất là ở tỉnh Cà Mau. Miền Bắc do có mùa đông lạnh, đồng thời các vùng cửa sông cũng hẹp hơn, nên diện tích rừng ngập mặn và cây cũng nhỏ hơn. Còn dọc miền Trung rất ít bãi lầy ven biển, các cồn cát chiếm diện tích đáng kể, suốt chiều dài trên 1000km chỉ có những đốm nhỏ.
- Rừng ngập mặn miền Bắc phát triển từ Móng Cái đến Cửa Đáy.
+ Vùng Quảng Ninh ít sông hơn, ngoài khơi có các đảo che chắn gió bão, độ mặn nước biển tương đối cao và ít biến động, do đó có nhiều loài cây chịu mặn, nhưng chỉ cao khoảng 3 – 4m. Ở đây phổ biến là các cây mắm đen, cỏ gà, muối biển, sú, đâng, trang, vẹt, tra, cóc, giá…
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Rừng ngập mặn từ cửa Bạch Đằng (Hải Phòng) đến cửa Thái Bình, nằm trong vùng cửa sông Thái Bình, thủy triều vào sâu, nhưng do sông đã nhiều nước nên cây bần chua trở thành loài chiếm ưu thế, sau đó đến sú, trang, còn các loài ưa nước mặn như mắm đen, đâng, vẹt giảm sút mạnh và khẳng khiu hơn ở Quảng Ninh.
+ Rong biển.
- Đã phát hiện được 653 loài rong biển trong vùng biển Đông Việt Nam. Trong các ngành rong, rong đỏ có 310 loài (chiếm 47,5%), rong lục 151 loài (21,1%), rong nâu 124 loài (19%), rong lam 68 loài (chiếm 12,4% còn lại). Rong biển tại các đáy có nền cứng như đá, cuội sỏi, san hô chết (ven các đảo, trong các bãi san hô) phong phú và đa dạng hơn so với các đáy mềm nhiều bùn. Rong biển sinh sản và phát triển từ tháng 11 đến tháng 5 và tàn lụi vào mùa hè (tháng 6 - 7).
- Số loài rong biển có giá trị kinh tế khoảng 90 loài, chiếm 13,7% trong tổng số 653 loài, trong đó rong mơ và rong câu là quan trọng nhất.
Phơi rong biển ở đảo Cô Tô, Quảng Ninh (http://baoquangninh.com.vn
+ Rong mơ có trữ lượng khoảng 35.000 tấn, tập trung nhiều ở phía Nam (chiếm 61,42%), nhất là từ Phú Yên đến Bình Thuận, còn ở miền Bắc (chiếm 38,58%), tập trung hầu hết ở Quảng Ninh.
+ Rong câu có trữ lượng khoảng 9300 tấn, vịnh Bắc Bộ có khoảng 5500 tấn chiếm 59,1%, còn miền Nam có 3800 tấn, chiếm 48,9%. Các tỉnh có nhiều rong câu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...
Rong mơ mang nhiều trứng các loài thủy sản bị giật cả gốc,
mang theo cả san hô (Ảnh: Chu Mạnh Trinh, 7/2011)
Cỏ biển dưới đáy đại dương
+ Cỏ biển
Cỏ biển là môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển. Cỏ biển là nguồn thức ăn của một số loài cá, loài giáp xác, chim biển, rùa biển, bò biển... Cỏ biển chết được phân hủy và trở thành thức ăn cho các loài giun biển, hải sâm, cua, hải quỳ, sinh vật phù du... Nơi nào có nhiều cỏ biển thường mật độ các loài thủy sản cao. Ngoài ra, cỏ biển còn có ích đối với con người do chúng giúp chống xói mòn bờ biển trong các cơn bão. Cỏ biển cũng bảo vệ các dải đá ngầm san hô, làm sạch nước.
(+) Động vật:
* Cá biển và các loài giáp xác, nhuyễn thể.
+ Cá biển:
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Các loài có sản lượng cao nhất thuộc nhóm cá nổi là cá nục, cá trích, cá cơm, cá nhám, cá căng, cá hồng, cá hố, cá đỏ môi, cá ngừ, cá thu, cá chuồn, cá chim, cá liệt... Thuộc nhóm cá tầng đáy có cá lượng, cá mối, cá hồng, cá khế, cá trác, cá miễn sành, cá sạo, cá song, cá đối, cá phèn, cá đù, cá úc...
Nước ta có nhiều bãi cá, trong đó cá tập trung nhiều ở bốn ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
* Các loài giáp xác.
Vùng biển nước ta có khoảng có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao.
- Tôm
Có trên 100 loài, trong đó tôm he chiếm 72%, tôm trứng chiếm 9,6%, tôm hùm 8,6%, tôm vỗ và tôm rồng cùng chiếm khoảng 4,8%.
Trong số hơn 100 loài tôm, loài có giá trị kinh tế chiếm khoảng 50%, đa số sống ở vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc đánh bắt. Hầu hết tôm biển đều ưa thích nền đáy bùn hoặc bùn cát, vì thế thường tập trung ở các vùng cửa sông. Cũng có loài sống ở ngoài khơi, xa vùng cửa sông, nhưng ở các thời kì tôm con và lớn lên chúng vẫn thường cư trú ở các bãi triều cửa sông ven biển.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Theo những kết quả nghiên cứu, ở vịnh Bắc Bộ có khoảng 400 loài cua, phân bố tới độ sâu 40 – 50m.
Ngoài ra, nhân dân vùng ven biển còn khai thác cáy rạn, cùm cụp, cáy xanh... làm thực phẩm
* Loài nhuyễn thể.
Vùng biển nước ta có rất nhiều loài nhuyễn thể, với hơn 2500 loài.
+ Mực.
Ở các vùng biển nước ta có 37 loài mực thuộc 4 họ (mực nang, mực ống, mực xim, mực ommastrephidae)
+ Ốc, trai, sò, hàu, vẹm…
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Bò sát : Con vích này có chiều dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5/2011.
+ Rùa biển: là tên gọi chung của một số loài rùa sống trong môi trường biển. Ở Việt Nam hiện có ba loài rùa biển không chỉ có giá trị kinh tế cao về thực phẩm mà còn để sản xuất các hàng mĩ nghệ là bà tam, vích, đồi mồi.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
- Đồi mồi: có kích thước nhỏ, chiều dài thân trung bình khoảng 90cm, trọng lượng từ 70kg đến 80kg.
Đồi mồi phân bố chủ yếu ở Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc.
Đồi mồi
- Rắn biển: Đây là nhóm rắn sống trong môi trường biển. Số lượng rắn biển ở nước ta rất phong phú. Chúng sống ở những nơi mà bờ biển có nhiều hốc đá hoặc trong các vùng rừng ngập mặn. Kích thước của rắn biển từ 1m đến 1,5m, có khi đạt tới 2,5m.
Tất cả rắn biển đều có nọc độc. Người ta dùng thịt rắn biển để làm thực phẩm, nọc dùng để sản xuất thuốc giảm đau, viêm thần kinh, giảm áp huyết..., da dùng để sản xuất các mặt hàng như ví, túi xách, thắt lưng...
Rắn biển
- Thú có vú
+ Cá voi.
+ Cá heo, cá ông sư... là nhóm có nguồn gốc bản địa, ở vùng khơi của Biển Đông. Cá heo sống theo đàn từ 5 đến 7 con, xâm nhập vào vùng biển gần các cửa sông để kiếm ăn. Người ta thường gặp chúng ở vùng của Ba Lạt (sông Hồng), vùng biển miền Trung, vùng cửa sông Cửu Long và vùng biển đảo Côn Sơn. Hiện nay nhóm động vật có vú sống ở môi trường biển nước ta chưa được nghiên cứu, đánh giá đúng mức về thành phần giống loài và số lượng.
+ Bò biển hay cá cúi, còn được gọi là Dugon,
Bò biển tuy phân bố rộng (ở hơn 30 nước trên thế giới), nhưng hiện nay loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay tại Việt Nam, Phú Quốc và Côn Đảo là hai nơi duy nhất có bò biển với số lượng khoảng 100 con.
+ Chim biển.
Ở vùng biển nước ta có khoảng 200 loài chim với các nhóm: hải âu, bồ nông, rẽ, mòng biển, yến...
Các nhóm bồ nông, rẽ, mòng biển... thường sống ở vùng ven bờ nơi có rừng ngập mặn. Còn hải âu và yến thường sống trên bờ vách đá hoặc đảo đá (Khánh Hòa, Trường Sa, Hoàng Sa, vịnh Hạ Long...).
Ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Hòn Trứng (Côn Đảo) chim tập trung đông tới hàng vạn con. Ở nhiều đảo, phân chim phủ trắng như đảo Hòn Trứng, nhân dân gọi là Hòn Đá Trắng. Phân chim ở các vùng đảo này là nguồn phân bón, trữ lượng đạt tới hàng vạn tấn, có thể khai thác phục vụ nông nghiệp.
Cò mỏ thìa mặt đen, một trong những loài chim quý hiếm có mặt tại Xuân Thuỷ
+ San hô.
Ở vùng biển Việt Nam, san hô rất phong phú và đa dạng về giống loài với 303 loài san hô đá, 200 loài san hô sừng và san hô mềm. San hô đá phân bố ở vùng bờ tây vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, ven bờ biển Phú Yên, Khánh Hòa, Hòn Thu, đảo Nam Du, đảo Côn Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc.
San hô là nhóm sinh vật tạo ra sinh khối lớn nhất ở biển nhiệt đới nói chung, trong đó có vùng biển Việt Nam.
Rạn san hô ở Phú Quốc (Thiennhien.net)
2. Tiềm năng về khoáng sản
+ Tài nguyên dầu khí
Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Giàn khoan mỏ Đại Hùng
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng thềm lục địa nước ta có 8 bể trầm tích Đệ tam (có thời gian cách ngày nay khoảng 23 triệu năm) là : Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã lai, Tư Chính – Vũng Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa, với diện tích gần 1 triệu km2. Trong số này, công tác tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Tài nguyên muối.
Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, gần bằng độ muối bình quân ở đại dương (35‰).
Cánh đồng muối
ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới; hợp kim titan được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuỷ, tàu ngầm, các thiết bị bền với hoá chất (nồi phản ứng, ống dẫn, quạt)... Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn) và ở Núi Chúa (Thái Nguyên).
* Các loại khoáng sản khác.
+ Titan.
Người dân đổ xô khai thác titan tại Cát Thành (Bình Định). (Ảnh: baobinhdinh.com.vn
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Đất hiếm.
Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar... Dù là tài nguyên quý, nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ. Vì thế, nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường.
Dự báo, Việt Nam có khoảng trên 10 triệu tấn đất hiếm, phân bố chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Vũng Tàu.
Ven biển nước ta, trữ lượng đất hiếm nằm trong sa khoáng đạt 300.879 tấn. Những tỉnh ven biển có nhiều đất hiếm là Thanh Hóa (Quảng Xương), Hà Tĩnh (Cẩm Thượng), Thừa Thiên – Huế (Kẻ Sung), Quảng Nam (Hội An), Bình Định (Cát Khánh), Phú Yên (Tuy Phong, Xương Thịnh), Khánh Hòa (Hòn Gốm), Bình Thuận (Mũi Né), Ninh Thuận (Hàm Tân).
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
+ Cát thủy tinh.
Cát thủy tinh phân bố ở nhiều nơi như Vân Hải (Quảng Ninh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng Ngãi, Cam Ranh... với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế.
- Ngoài ra ở vùng Biển Đông Việt Nam còn có đồng, chì, kẽm, mangan, vàng…, phân bố ở đáy biển hoặc nằm trong lòng đất dưới đáy biển.
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
3. Giao thông vận tải biển.
Ngày càng trở lên quan trọng:
Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm.
- Hiện nay nước ta có 49 cảng được xếp loại (trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III) và 166 bến cảng. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng Liên Chiểu Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu – Thị Vải.
+ Ở miền Bắc, lớn nhất hiện nay là cảng Hải Phòng, ngoài ra còn một số cảng khác như cảng Cái Lân, Cửa Ông…
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Lược đồ Giao thông vận tải Việt Nam
+ Du lịch:
Bản đồ Du lịch Việt Nam
Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Phú Quốc,...
Nha Trang
Mũi Né
Hòn Trống - Mái
Đồ Sơn
* Các tiềm năng khác: thủy triều, gió biển - nguồn năng lượng vô tận
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Lợi dụng năng lượng thuỷ triều: khi thuỷ triều lên, nước đổ vào vịnh và khi thuỷ triều xuống thì nước trong vịnh chảy ra ngoài khơi. Hai lần mỗi ngày, ở cửa vịnh sẽ có một luồng nước chảy vào vịnh rồi chảy ngược ra khơi. Nếu xây một đập ở cửa vịnh và lắp đặt một tuabin chạy hai chiều thì có thể sản xuất điện.
Như vậy, trong tương lai ở vùng ven biển và hải đảo nước ta sẽ xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng thủy triều để thắp sáng và phục vụ sản xuất.
+ Các tiềm năng khác: thủy triều, gió biển - nguồn năng lượng vô tận
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM
Tiềm năng và triển vọng năng lượng gió ở Việt Nam là rất lớn. Vì nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình khoảng 3,2m/s. Tuy nhiên ở nhiều nơi như vùng quần đảo Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có tốc độ gió thổi thường xuyên đạt từ 6 đến 7m/s. Vào thời gian có gió mùa đông bắc, tốc độ gió đạt trên 15m/s. Ở vùng biển phía Nam, tốc độ gió thổi thường xuyên đạt khoảng 10m/s. Trong chương trình đánh giá về năng lượng châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá này thì Việt Nam có tiềm năng điện gió rất lớn, ước đạt 513.360 MW. Việt Nam hiện đang triển khai dự án nhà máy điện gió ở Bình Thuận. Hy vọng trong tương lai, nguồn năng lượng sạch này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên như nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển; và các yếu tố vật chất nhân tạo như các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất ven biển và trên biển như đê, kè, cảng, xí nghiệp, dàn khoan dầu khí...
Môi trường biển ở nước ta trực tiếp có liên quan tới 28/63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, với hàng chục triệu người dân, trực tiếp có liên quan tới các ngành kinh tế quan trọng là khai thác khoáng sản, thủy hải sản, giao thông vận tải và du lịch. Bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện có ý nghĩa sống còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở nước ta.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
1. Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta.
Theo Luật bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, có đường bờ biển dài 3260km tiếp giáp với Biển Đông, đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2 gấp hơn 3 lần diện tích trên đất liền. Vì thế cùng với nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng, môi trường biển Việt Nam là những yếu tố vật chất rất quan trọng, là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, hải đảo.
* Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên.
Có nhiều các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên song có thể nêu lên một số nguy cơ chính:
Hiện tượng biển tiến, biển lùi.
Hiện tượng biển tiến, biển lùi có quy mô toàn cầu đã có tác động mạnh đến các quá trình tự nhiên diễn ra trên Trái Đất như các quá trình địa mạo, quá trình hình thành đất, quá trình tuần hoàn của nước..., đặc biệt có tác động trực tiếp tới sự sống của sinh vật và các hệ sinh thái ven biển.
b. Bão biển, nước dâng.
Ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới thường xuyên hàng năm đều bị những cơn bão tàn phá. Bão gây mưa to, gió lớn, sóng biển và nước biển dâng cao có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển vùng ven biển gây sự lở bờ biển, phá hủy các công trình xây dựng, tàu thuyền, các cơ sở sản xuất và uy hiếp đến đời sống của người dân.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
c. Tràn dầu tự nhiên.
Hiện tượng tràn dầu tự nhiên thường xảy ra ở những nơi có hoạt động kiến tạo địa chất ở đáy biển có liên quan tới các đứt gãy, sự tách dãn, động đất hoặc phun trào núi lửa tại các khu vực có các bể chứa dầu khí trong lòng đất dưới đáy biển. Vì thế sự cố tràn dầu tự nhiên cũng chỉ diễn ra ở các vùng và các khu vực biển nhất định. Khi có sự cố tràn dầu xảy ra đã uy hiếp trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật; làm chết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới một số loài sinh vật, đặc biệt ở các khu vực ven bờ biển do sóng biển đánh dạt vào.
d. Sóng thần.
Sóng thần hủy hoại nghiêm trọng môi trường biển ở những vùng bị ảnh hưởng, gây nên những thiệt hại to lớn về người, tài sản và phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
* Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc do con người gây ra.
a. Các chất thải đổ thẳng ra biển.
b. Các chất thải từ tàu thuyền, từ các công trình xây dựng trên biển.
c. Ô nhiễm không khí.
d. Sự triệt phá rừng ngập mặn.
Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách)
Tình trạng dễ nhận thấy nhất là thói quen vứt, xả rác bừa bãi tại các bãi biển, các điểm tham quan khiến điểm du lịch nào thu hút đông du khách thì nơi đó ô nhiễm môi trường tăng nhanh.
Rác thải đầy trên bãi biển Mũi Né - Bình Thuận
Gia tăng nguy cơ “thủy triều đỏ”
Tại Nha Trang, dọc theo bãi biển dễ dàng bắt gặp nhiều cống xả nước bẩn trực tiếp ra biển như thế này
(Ảnh: Mễ Thuận Thành, Châu Tường
Bãi biển “chết” vì chất thải
Theo nhóm nghiên cứu trên, điểm chung nhất dọc ven bờ biển hiện nay là đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chất thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... đều được thải trực tiếp ra biển. Trong đó, ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biển còn có các chất thải từ trong đất liền.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
3. Bảo vệ môi trường biển.
Bảo vệ môi trường nước biển.
Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển.
Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển.
Bảo vệ đa dạng sinh học biển.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và thiên tai.
Phòng chống ô nhiễm môi trường biển và các thiên tai là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên ở các vùng biển đảo ở nước ta. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, có quy mô và phạm vi rộng lớn đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, cả giải pháp phi công trình và giải pháp công trình, cùng nhiều biện pháp cụ thể thích ứng và phù hợp với các điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển
Biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng biển đảo
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
5. Hành động của chúng ta.
Bảo vệ môi trường biển đảo là trách nhiệm của mội người dân trong cộng đồng. Thầy và trò trường trung học cơ sở ở mỗi địa phương cần tích cực tham gia vào công cuộc đó bằng những hành động thiết thực.
* Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển đảo.
* Tổ chức các hành động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường biển đảo.
- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động xử lý chất thải, dọn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan, môi trường nơi mình đang cư trú, sinh sống và học tập.
- Tổ chức trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây để cải thiện môi trường sống và làm đẹp cảnh quan, có chấm điểm thi đua, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả cụ thể.
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TUYÊN TRUYỀN
NHẶT RÁC
TRỒNG RỪNG
VỚT RÁC
Thu gom dầu tràn vào bờ biển Đà Nẵng, Quảng Nam 2/2007.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại trường và địa phương.
- Tổ chức học tập và thực hành các kỹ năng sống thích ứng với những biến động của tự nhiên và môi trường sống của địa phương như biết bơi, biết cách sơ cứu nạn nhân, biết cách khôi phục nguồn nước sạch, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, ngập lụt...
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là khẳng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hoàng Hải
Dung lượng: 11,37MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)