Tập huấn 5 triệu bà mẹ....

Chia sẻ bởi Đỗ Ái Hằng | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn 5 triệu bà mẹ.... thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

VAI TRÒ GIÁO DỤC CỦA
GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH
NHÂN CÁCH CON CÁI




Phương pháp
Cùng tham gia
Mục tiêu:


Nắm được nội dung cơ bản
về
- Các khái niệm về gia đình,
quy mô gia đình, các chức năng cơ bản .
- Vai trò của cha mẹ đối với con cái
Mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Các nguyên tắc,
Phương pháp trong việc dạy con


1. Khái niệm về Gia đình
 “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.
      Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm XH, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng.


.
2.Qui mô gia đình (có thể phân loại thành)

Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân):
là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống):
là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ
và con còn được gọi là
tam đại đồng đường.
Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều
hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi
là tứ đại đồng đường.
3. Chức năng cơ bản của gia đình
*Tái tạo ra một thế hệ mới bao gồm cả việc sinh đẻ
và giáo dục đào tạo:
- Chức năng sinh sản - tái sản xuất ra con người về
mặt sinh học hoặc về mặt xã hội;
- Chức năng giáo dục của gia đình.
*Nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình:
- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình;
- Chức năng thoả mãn những nhu cầu TSL tình cảm.
Hai chức năng cơ bản này chi phối toàn bộ các chức năng khác
của gia đình như:
- Chức năng kinh tế; giao tiếp tinh thần; tổ chức thời gian rỗi;
- Chức năng thu nhận các phương tiện; giáo dục bảo trợ;
- Chức năng đại diện; tình dục; nghỉ ngơi, giải trí;

4. Vai trò của cha mẹ đối với con cái
* Sinh con
* Nuôi con
* Giáo dục con:
a/ Khái niệm Giáo dục là gì?
Là quá trình dạy và học những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhằm trang bị cho con người đủ khả năng hiểu rõ và tuân thủ những qui tắc, luật lệ của xã hội và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.





b/ Vì sao trẻ em cần giáo dục:
Trẻ em cần giáo dục để trở nên độc lập và có khả năng tự nuôi sống và bảo vệ mình
Có thể thực hiện những công việc của mình một cách tự tin



Về đạo đức của con trong gia đình, trong trường học, ngoài xã hội.
- Dạy cho những thói quen tốt trong hành vi sinh hoạt hàng ngày.
- Trong giáo dục con cha mẹ phải thống nhất tránh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
- Biểu lộ yêu thương và uy quyền đối với con đúng mức, không nuông chiều, không khắc nghiệt.
- Phối hợp tốt với nhà trường, không khoán trắng việc giáo dục con cho nhà trường.

* Bảo vệ sự an toàn của con
- Sự rủi ro, tai nạn
- Các tệ nạn xã hội
- Phải là tấm gương tốt cho con noi theo (người cha, mẹ, người con tốt đối với cha mẹ tức ông bà của con mình, gương người công dân tốt).

*Xây dựng gia đình thành một tổ ấm đối với con

* Khi con lớn giúp con chuẩn bị vào cuộc sống xã hội
(định hướng nghề nghiệp, ý thức lao động, lập thân, lập nghiệp, lập gia đình)

Thế nào là hướng nghiệp?
- Là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của họ, để đáp ứng  nhu cầu nhân lực cho xã hội.
- Là hoạt động tư vấn nhằm giúp cho con cái có được sự lựa chọn một nghề yêu thích.
- Hướng nghiệp còn bao gồm cả việc đánh giá nghề, quản lý nghề và phát triển nghề hay đúng hơn là hướng dẫn những kỹ năng nền tảng để có thể học và làm việc theo ngành nghề đã chọn một cách hiệu quả nhất.

Hướng nghiệp nên được xem là một quá trình  tác động liên tục ngay từ khi trẻ còn nhỏ, trải qua quá trình học tập và định hướng  một cách rõ ràng và hiệu quả về cả ba phương diện: Nhân cách, Nhận thức và kỹ năng.
- Các em có được sự tự tin vào giá trị bản thân, có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm với gia đình và xã hội, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng phù hợp, các em sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân.
Hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, sẽ giúp cho các em có đủ sự tự chủ và năng lực trong việc chọn cho mình một nghề nghiệp sau này.

* Phải cố gắng làm kinh tế gia đình theo đúng pháp luật có thu nhập khá để nuôi con, dạy con, bảo vệ sự an toàn của con và chuẩn bị cho con vào đời.

 

5. Mối quan hệ cha mẹ con cái
- Là chỗ dựa tin cậy của con, phải hiểu con.
- Dành thời gian cho con
- Phải hiểu tâm sinh lý của con
*Thời kỳ tuổi nhà trẻ : ăn ngủ, giao tiếp với đồ vật
* Thời kỳ tuổi mẫu giáo: chơi với bạn, trò chơi sắm vai
* Tuổi nhi đồng (tiểu học): học tập, tìm tòi, khám phá






1.Ý thức tầm quan trọng:
- Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái , ý thức
được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế.
Không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như
nhà trường, người thân, người giúp việc....
- Cần định hướng để chủ động và phát huy tính sáng tạo ,
nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục, Cha mẹ là người có
quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người trong
tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ
không phát huy được khả năng của mình. Để đạt hiệu quả, đòi hỏi
việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của đứa trẻ.
Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương
Các nguyên tắc
2. Xác định mục tiêu giáo dục con:
- Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con cái.
- Có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”. Sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với thái cực này, là có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình.
- Mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm… sự mất mát nơi trẻ tính hồn nhiên, sự bình an trong đời sống nội tâm và đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tính sáng tạo và tự tin, Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng cho con cái.
3. Thống nhất tác động giáo dục:
• Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
• Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang, làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ. Khi lâm vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết định của người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ và thiếu trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lực thấp hơn. Gia đình cần thống nhất:
- Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cái
- Phân công vai trò
- Phương pháp sử dụng

4. Làm gương:

• Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu tiên . Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành, dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi. Con cái hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng hay giả dối, bạo lực….
. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần thấy được gương sáng nơi người lớn, bằng phản ứng và nhất là gương sáng của mình, cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải quyết vấn đề.
• Nhân bất thập toàn. Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo để làm gương sáng cho con, trẻ học được lòng can đảm, tính trung thực, sự cảm thông với những sai lầm của người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những giới hạn trong thân phận con người. Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước những giới hạn và khuyết điểm của người khác

5. Tổ chức lối sống trong gia đình:

• Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương
• Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian
luyện tập nhân cách của mình.
• Tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật,
sự tôn trọng người khác…
• Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ
có hiệu quả hơn bằng lời nói

6. Tôn trọng nhân cách:
• Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng
• Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình
• Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví dụ: ép học là làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ của mình)
• Sự trao đổi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục; Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm trong bản thân. chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác

7. Yêu thương + nghiêm khắc.
• Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự tin và lòng tự trọng
• Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con cái. Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích kỷ và đòi hỏi... Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng sống, không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống
• Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và có những điều chỉnh cần thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin, những trẻ bị đối xử quá nghiêm khắc, không nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì trước nỗi khổ đau và khó khăn của người khác. đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái.
• Cha mẹ cần nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn. Qua đó, ý chí và sự tự chế được tôi luyện
• Giữ được chừng mực, hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh
8. Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng
• Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm sinh lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng, để đồng hành với con trong cuộc sống
• Phải tin tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt, nhưng con cái cũng có thế giới riêng tư của chúng. Cần có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thông với những diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý trong từng giai đoạn phát triển của con cái
• Không hiểu con và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, cha mẹ gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con cái
• Không hiểu con, cha mẹ dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình
• Không hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang

Các phương pháp
1.Thuyết phục
Dùng lời lẻ, thái độ và sự gương mẫu
để con vâng lời làm theo, nêu gương
tốt, động viên, khen, khích lệ những
việc con làm được, trò chuyện
thân mật với con, lắng nghe
ý kiến của con
2.Tổ chức hoạt động và đời sống
- Tập cho con có những thói quen ngay từ lúc còn nhỏ như : vệ sinh cá nhân, lao động phụ giúp cha mẹ, tính tự học.
3.Khuyến khích sự tiến bộ của con
-Khen thưởng thật khách quan, công bằng, tránh “việc trả công” bằng tiền
- Xử phạt khi thật cần thiết “tránh giận cá chém thớt” không được nhốt con,
đuổi con ra đường.

Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự hy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền.
Tám nguyên tắc cơ bản giáo dục trên cần sử dụng đan xen nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh phúc của xã hội.
Trẻ em
như
búp
trên
cành
Biết
ăn, ngủ
biết
học
hành

ngoan
Hồ Chí Minh
Hãy
Bảo
vệ
Trẻ
em
Chân thành cám ơn
sự lắng nghe
của quý vị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Ái Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)