Tap doc_LT&C_Chinh ta

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Tạo | Ngày 12/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Tap doc_LT&C_Chinh ta thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các đại biểu về tham dự hội thảo
“Chuyên đề d¹y ph©n hãa ®èi t­îng häc sinh qua viÖc d¹y tËp ®äc – luyÖn tõ vµ c©u – chÝnh t¶ líp 5”



----------o0o----------



Chuyên đề

Dạy phân hoá đối tượng học sinh qua việc dạy tập đọc - luyện từ và câu - chính tả lớp 5 ???



năm học 2007 - 2008
A- Nội dung chương trình
I- nội dung dạy học phân môn tập đọc
1. Tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh
Trên cơ sở kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm đã được rèn luyện ở các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, phân môn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc một cách đầy đủ, toàn diện cho HS nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt ghi trong Chương trình Tiểu học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành: Đọc rành mạch, lưu loát bài văn (khoảng 120 tiếng/phút); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
2. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh
Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 ngoài việc phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người như ở SGK Tiếng Việt 4, còn đề cập đến các đề tài về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc... Thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ, nhân văn, các bài tập đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS. Hệ thống chủ điểm của các bài đọc trong SGK Tiếng Việt 5 vừa mang tính khái quát cao vừa có tính hình tượng góp phần cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới. Qua các bài tập đọc, HS còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,....) từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng.

II- Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo các chủ điểm (10 chủ điểm):
- Các từ ngữ được mở rộng thông qua các bài tập
2. Nghĩa của từ
1- Từ đồng nghĩa 2- Từ trái nghĩa
3- Từ đồng âm 4- Từ nhiều nghĩa
3. Từ loại
- Đại từ, đại từ xưng hô.
- Quan hệ từ.
4. Câu ghép
- Câu ghép là gì ?.
- Cách nối các vế câu ghép.
- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng cặp từ hô ứng.
5. Văn bản
- Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
- Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
6. Ôn tập
- Ôn tập về từ loại.
- Tổng kết vốn từ ở Tiểu học.
- Ôn tập về cấu tạo từ.
- Ôn tập về câu.
- Ôn tập về dấu câu.
III- nội dung dạy học phân môn chính tả
1. Chính tả đoạn, bài
- Về nội dung: Bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc nội dung tóm tắt của bài tập đọc hoặc các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập trong tuần (độ dài khoảng 100chữ)
Yêu cầu chung là HS cần viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài viết, tốc độ viết đạt 100 chữ/15 phút (cuối lớp 5)
2. Chính tả âm, vần
Nội dung các bài tập chính tả âm, vần nhằm ôn lại một số quy tắc chính và tiếp tục luyện viết các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do cả 3 nguyên nhân: do bản thân các âm, vần, thanh khó (khó phát âm, cấu tạo phức tạp), do HS không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
3. Chính tả viết hoa
- Ôn luyện cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lý nước ngoài
- Bước đầu rèn luyện để có ý thức về cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức xã hội , danh hiệu, giải thưởng, huân chương.
B- Những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học " Dạy phân hóa đối tượng HS".
- Đảm bảo được tính phân hoá đối tượng học sinh phát huy tính tích cực trong dạy Tiếng Việt lớp 5.
- Đảm bảo việc dạy và học vừa đạt chất lượng thực sự, vừa phù hợp với tính vừa sức, với sự phát triển tư duy và tâm sinh lý lứa tuổi HS tiêủ học.
- GV có trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học. Điều cốt yếu là HS phải học được và được học. Tuyệt đối không để HS yếu kém đứng bên lề mỗi giờ dạy của lớp học. Đồng thời giúp HS khá giỏi có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động học tập và khả năng sáng tạo của các em.

C- biện pháp thực hiện
I- Chuẩn bị trước khi lên lớp
1. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và bài dạy, xác định đúng mục đích yêu cầu của tiết dạy
- Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình để có hệ thống chuỗi kiến thức, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ giữa kiến thức của phân môn này với kiến thức của phân môn khác để lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp.
- Nắm vững mục tiêu của bài học, nghiên cứu kỹ nội dung của bài dạy để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp , hiệu quả.
2. Thiết kế, xây dựng giáo án để dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Trong tiết dạy giáo viên luôn chú ý đến từng đối tượng học sinh , để làm được việc này thì ngay từ bước soạn giáo án giáo viên đã phải chú ý đến điều đó. Khi soạn giáo án phải dự kiến các câu hỏi, các tình huống và các yêu cầu ở từng mức độ khác nhau cho học sinh trong từng phần. Trước tiên giáo viên phải nắm chắc yêu cầu kỹ năng cơ bản của từng bài học, môn học, theo yêu cầu của SGK. Cần quan tâm nhiều đến học sinh yếu và học sinh giỏi. Đây là việc làm khó xong rất cần thiết và phải làm.
II- Biện pháp tực hiện cụ thể từng phân môn:
1. Phân môn tập đọc:
a/ Bước luyện đọc: Để đạt được yêu cầu: đọc đúng, rõ ràng, rành mạch và lưu loát văn bản nắm được ý cơ bản của bài đọc, giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để học sinh được đọc nhiều lần và giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học, tạo không khí lôi cuốn những học sinh yếu, học sinh còn rụt rè tham gia vào hoạt động đọc. Bước luyện đọc diễn cảm có thể giảm yêu cầu (tập trung đọc 1 đoạn) nếu khả năng đọc của bài còn chưa chắc chắn. Trong cùng thời gian đó giáo viên ra thêm yêu cầu đối với học sinh khá giỏi (đọc diễn cảm toàn bài) tìm những hình ảnh, những câu văn (câu thơ) mà em thích nhất và đọc hay nhất.
Chẳng hạn: Với những bài văn xuôi:
*Đối với học sinh yếu kém: Gv rèn cho các em đọc được rõ ràng, rành mạch cả bài văn. Phát âm đúng một số từ khó có trong bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
*Đối với học sinh khá giỏi: ngoài việc đọc đúng còn yêu cầu các em tự ngắt những câu văn dài, tìm giọng đọc phù hợp, đọc diễn cảm đoạn em thích nhất, nêu lí do vì sao em thích; đọc diễn cảm toàn bài.


Chẳng hạn: Với những bài học thuộc lòng
*Đối với HS yếu:
- Trong phần yêu cầu đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng những câu thơ em thích, GV chỉ yêu cầu các em biết đọc lưu loát, trôi chảy ngắt nghỉ đúng chỗ bài thơ. Các em có thể cầm sách giáo khoa đọc trước lớp không yêu cầu học thuộc lòng ngay tại lớp, khuyến khích học sinh luyện đọc thêm để thuộc vào buổi sau.
*Đối với HS khá giỏi:
- GV khuyến khích các em tìm được giọng đọc diễn cảm toàn bài - Khi các em tìm được giọng đọc của bài, GV yêu cầu các em được diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.
GV tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc diễn cảm hay nhất, người có trí nhớ tốt nhất.
VD: Với những vở kịch
*Đối với học sinh yếu: yêu cầu các em đọc rành mạch, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
- Đối với học sinh giỏi các em biết đọc phân vai, có giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

- b/ §èi víi b­íc t×m hiÓu bµi, cÇn chó ý gi¶i nghÜa thªm nh÷ng tõ khã, tõ ch­a gÇn gòi víi HS, tËn dông tranh minh ho¹, TBDH tù lµm hoÆc s­u tÇm ®­îc ®Ó gi¶i nghÜa gióp HS hiÓu nghÜa tõ tèt.
GV cÇn ghi c¸c tõ ng÷ cÇn gi¶i nghÜa, ghi ý chÝnh thÓ hiÖn néi dung c¬ b¶n cña bµi ®äc ®Ó HS dÔ theo dâi vµ n¾m ch¾c néi dung bµi tèt h¬n.
§èi víi HS yÕu, mét sè c©u hái khã trong phÇn h­íng dÉn t×m hiÓu bµi GV cã thÓ t¸ch thµnh c¸c c©u hái nhá hoÆc gîi dÉn b»ng c©u hái phô, hoÆc nªu c¸c ph­¬ng ¸n tr¶ lêi cho HS lùa chän (vËn dông h×nh thøc tr¾c nghiÖm) gióp c¸c em tr¶ lêi tèt c¸c c©u hái ®ång thêi n¾m néi dung bµi tèt h¬n.
VD1: Trước khi trả lời câu hỏi 2 trong bài "Chuyện một khu vườn nhỏ" - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
GV có thể ra câu hỏi phụ "Ban công nhà bé Thu trồng những cây gì ?" sau khi HS nêu được tên 4 loài cây (cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa ấn Độ), GV cho các em HS yếu nêu đặc điểm của từng loại cây. Như vậy các em dễ dàng trả lời.
VD2: Trong bài "Những con sếu bằng giấy"
Câu hỏi 4: Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô ?
Đây là câu hỏi mở.
*Đối với HS yếu: GV tôn trọng ý kiến của các em, dù các em nói được một ý nhỏ cũng phải khuyến khích động viên để các em hứng thú tiếp thu những ý kiến của các bạn khác.
Chẳng hạn:
+ Tôi thương bạn lắm
+ Tôi ghét chiến tranh
*Đối với HS khá giỏi: ngoài yêu cầu các em có ý kiến như trên, GV còn yêu cầu các em bày tỏ ý kiến của mình phải làm gì trước nỗi đau của Xe-da-cô như: Tôi cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân, xoá bỏ chiến tranh.
VD3: Bài "Mùa thảo quả"
Câu 2 (SGK): Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
- Đối với HS yếu GV có thể yêu cầu các em tìm từng chi tiết, các HS khác bổ sung cho đầy đủ. Đối với HS khá giỏi, gv chuyển câu hỏi đó thành câu hỏi "Em nhận xét gì về sự phát triển của cây thảo quả? Sự phát triển đó được thể hiện qua các từ nào? " và cho HS tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn : "Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả/ lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian".
Như vậy ngoài việc tìm hiểu nội dung bài tập đọc GV còn có thể ôn tập kiến thức của phân môn LTVC
VD3: "Bài phong cảnh đền Hùng" (TV5 T2-T68)
-Câu 2 (SGK) tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
Sau khi các em đã trả lời xong câu 2, GV yêu cầu với HS khá giỏi tìm 1 câu ghép có trong bài.
- Các em sẽ tìm ngay câu ghép "Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa".
Như vậy GV đã rèn được cho HS kiến thức về câu ghép mà các em đang học trong tuần của phân môn LTVC
Giáo án minh họa
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
I-Mục đích :
1/ Đọc : Trôi chảy, lưu loát toàn bài: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng , cảm xúc ngưưỡng mộ trưước vẻ đẹp của rừng.
2/ Hiểu nội dung, ý chính của bài, cảm nhận đưược vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II- Đồ dùng dạy- học : - Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần HDẫn H luyện đọc diễn cảm .
III- Hoạt động dạy - học :
A-KT bài cũ : + H đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba- la- lai - ca trên sông Đà.
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ ?
B- Bài mới :
1/ HĐ1: Giới thiệu bài : Em đã đi rừng bao giờ chưa ? Em cảm nhận được điều gì khi lên rừng ?
3/ HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- G nhận xét giờ học .
2. Phân môn Luyện từ và câu
*Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hoá vốn từ, nếu trình độ HS trong lớp còn hạn chế về Tiếng Việt, GV có thể chỉ yêu cầu tìm được một vài từ thông dụng theo gợi ý trong SGK (tuỳ thuộc khả năng vào vốn sống của HS) hoặc chủ động, dẫn dắt, gợi ý, giải nghĩa từ ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau để bố ung vốn Tiếng Việt và giúp các em dễ thực hiện yêu cầu của bài tập. HS trao đổi nhóm để bớt khó khăn cho HS đối với giờ LTVC
VD1: Trong bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác (Tuần 6), bài tập 2 có yêu cầu như sau:
Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b
Hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp.
a) Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn) M: hợp tác
b) Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi. nào đó" M: thích hợp
GV có thể giúp HS hiểu nghĩa từ hợp pháp (đúng với pháp luật) để các em có thể xếp vào nhóm b, học sinh đặt câu với từ "hợp pháp" giúp các em hiểu kỹ bài hơn.
VD2: Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường (Tuần 12), Bài tập 1 a có yêu cầu như sau:
Phân biệt nghĩa của các cụm từ: Khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là một số cụm từ HS còn ít sử dụng nên GV có thể biến đổi yêu cầu của bài đó như sau:
Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.










Như vậy GV giúp HS yếu làm được bài và hiểu nghĩa của các cụm từ.
Đối với HS khá giỏi, sau khi nối nghĩa thích hợp các em đặt câu với từ trên.
Khi HS tập giải nghĩa từ, GV cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau (đôi khi còn vụng về, "ngây ngô") miễn sao thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết dùng từ không sai lạc về ý nghĩa. Từ đó, GV uốn nắn để các em biết cách giải nghĩa từ cho chính xác.
* Đối với dạng bài cung cấp kiến thức và thực hành luyện tập, GV cần chủ động dẫn dắt, gợi ý HS trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Trong quá trình luyện tập, Gv hoặc Hs giỏi có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan để HS dễ thực hiện bài tập; tổ chức HS làm bài theo hình thức trao đổi nhóm, kết hợp tự học và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
GV chú ý hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập, làm trên lớp một phần hoặc một bài cụ thể trước khi yêu cầu HS làm vào bảng nhóm, bảng con vào vở ghi bài hoặc vở nháp. Sau đó, GV tổ chức đánh giá kết quả làm bài của HS để củng cố, uốn nắn kịp thời. Bài Quan hệ từ (Tuần 11), Bài tập 3 yêu cầu "Đặt câu với quan hệ từ: và, nhưng, của". Tuỳ trình độ HS lớp dạy, GV có thể yêu cầu đặt 3 câu (mỗi câu có 1 quan hệ từ cho trước) bằng hình thức viết hoặc nói, hoặc cũng có thể chỉ yêu cầu mỗi HS chọn 2 (hoặc 1) trong quan hệ từ cho trước để đặt câu rồi chữa chung ở lớp,. Việc giảm bớt bài tập đồng dạng như trên nhằm giải quyết khó khăn về thời gian, làm cho giờ học bớt nặng nề và đảm bảo hiệu quả dạy học thiết thực đối với những lớp còn nhiều HS học yếu.


* Nhưng nếu như chỉ quan têm đến HS yếu mà không có những nội dung dành cho HS giỏi trong lớp thì dễ làm mất đi sự hứng thú, niềm say mê học tập của HS giỏi. Chính vì vậy GV phải quan tâm tới tất cả các đối tượng trong lớp.
VD: Bài "Từ nhiều nghĩa" (tuần 7) .
Bài tập 2 yêu cầu "Tìm một số VD về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng".
Với HS yếu chỉ tìm một VD về sự chuyển nghĩa của những từ đã cho.
Nhưng với HS khá giỏi, GV yêu cầu học sinh tìm nhiều VD về sự chuyển nghĩa của những từ đã cho.
Như vậy các em HS giỏi sẽ hiểu rất kĩ bài còn các em HS yếu đạt được kiến thức cơ bản rồi còn được mở rộng kiến thức thông qua việc các bạn Hs giỏi trả lời. Quá trình làm việc như vậy chính là tạo ra mối quan hệ tương tác:
Khi rèn cho Hs yêú chính là giúp cho HS giỏi củng cố kiến thức.
-Khi Hs giỏi phát triênt thêm cũng là để học sinh yếu làm quen và mở rộng.
* Đến tiết LTVC bài luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 8).



Bài tập 1 yêu cầu "Trong các từ in đậm sau đây những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa".
a) Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
(1)
- Tổ em có chín HS.
(2)
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
(3)
Đối với HS yếu đây quả là bài tập khó.
Chính vì vậy GV cần có các câu hỏi dẫn dắt để Hs hiểu bài như sau:
- Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
Nghĩa từ chín (1) với nghĩa từ chín (2) có mối liên hệ với nhau không ? Vậy chín (1) và chín (2) là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?
Nghĩa từ chín (1) với chín (3) em thấy thế nào ?
Vậy chín (1) và chín (3) là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?
? Qua hệ thống câu hỏi ? các em đã nắm chắc kiến thức của bài.



Giáo án minh họa
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I- Mục đích, yêu cầu
- Phân biệt đưược nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa .
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II- Đồ dùng dạy- học :
- Bảng gài và các thẻ chữ của bài 1
- Tranh tàu vào cảng lấy than.
III- Hoạt động dạy - học :
A. KT bài cũ : - 3 H : Làm bài tập 2 tiết trước với các từ : Cổ ; tay; lưng.
- G và H nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài : G dựa vào mục đích yêu cầu của bài .
2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn H làm bài tập:
3/ Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò:
- Những từ nhiều nghĩa hôm nay các em học thuộc từ loại nào?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tốt
3. Phân môn chính tả
Thực hiện yêu cầu chỉ đạo nêu trong Công văn số 896 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, GV cần lưu ý một số điểm có thể điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy Chính tả cho phù hợp đối tượng HS cụ thể như sau:
- Phần Hướng dẫn viết chính tả: Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho HS đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những tiếng - từ khó hoặc dễ lẫn tuỳ theo đặc điểm phát âm của HS trong lớp. Phần đọc chính tả cho HS viết, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của HS trong lớp để điều chỉnh tốc độ đọc của GV và từng bước nâng dần tốc độ viết cho đạt chuẩn; không để tình trạng HS ngồi chơi vì viết không kịp tốc độ đọc của GV hoặc vì không nhớ bài Tập đọc.
- Phần Chấm, chữa bài chính tả cũng đòi hỏi GV đầu tư nhiều thời gian và công sức, dành thời gian chữa bài tỉ mỉ cho từng em; chứ không chỉ gạch dưới chữ viết sai và nhận xét chung chung. GV cần động viên khen ngợi kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ của HS; có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với HS yếu để các em theo kịp các bạn, không chán nản. Đối với HS giỏi tự soát lỗi hoặc đổi vở cho nhau để chấm bài của bạn.
- Phần Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: GV cần tự tìm ra những lỗi chính tả HS lớp mình thường mắc để chọn bài tập chính tả phù hợp hoặc soạn thêm các bài tập chính tả khác phù hợp với phương ngữ (Hải Dương chú ý l/n) để rèn viết đúng các âm, vần, tiếng mà bài tập chính tả trong SGK xét thấy chưa phù hợp hoặc trong các phần của bài tập có thể chọn phần nào HS thường mắc lỗi để phân tích kỹ hơn.
VD1: BT2: Bài chính tả (N-V) Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà (trang 86) gồm 2 phần:
? Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
 Mçi cét trong b¶ng d­íi ®©y ghi mét cÆp tiÕng chØ kh¸c nhau ë ©m cuèi n hay ng. H·y t×m nh÷ng tõ ng÷ cã c¸c tiÕng ®ã.
GV dành nhiều thời gian cho phần ? để HS làm bài.
- Đối bới HS yếu: Mỗi trường hợp em tự tìm một từ để phân biệt.
VD: la bàn / cây na
- Đối với HS khá giỏi: GV khuyến khích HS tự tìm một số từ ngữ để phân biệt.
VD: la bàn, con la, lê la...
cây na, nu na nu nống,...
Còn phần ?, có thể dành ít thời gian hơn
VD2: Bài 2: Bài chính tả : Mùa thảo quả.
Tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau:













Làm tương tự như VD1.
1
2
D- kết luận:
Dạy phân hóa đối tượng HS giúp HS yếu kém có hứng thú say mê học tập,đồng thời phát huy tính tích cực chủ động học tập,tư duy sáng tạo của học sinh. Đây là việc làm khó nhưng trong năm học này các thầy cô giáo cần phải thực hiện.
Để áp dụng chuyên đề nàyđòi hỏi mỗi GV phải nghiên cứu kĩ về kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi bài học để xây dựng nội dung kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp.
Trên đây là một số ý kiến, kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và học hỏi bạn đồng nghiệp. Với chuyên đề này tôi mong muốn các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi và đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Việt lớp 5.
Chuyên đề "Dạy phân hoá đối tượng học sinh qua việc dạy tập đọc - luyện từ và câu - chính tả lớp 5`` đến đây là hết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các vị đại biểu cùng các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Tạo
Dung lượng: 962,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)