Tập đọc lớp 4
Chia sẻ bởi Trà Quang Độ |
Ngày 12/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tập đọc lớp 4 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4
Người thực hiện : Lương Thị Kim Yến
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BỔNG
CHUYÊN ĐỀ
.
I/Đặt vấn đề
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh .Mục đích của việc dạy Tiếng Việt là : “ Dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt văn hoá để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết ”.Chương trình môn Tiếng Việt bao gồm một số phân môn trong đó có môn Tập đọc là một môn chủ lực trong việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học .Tập đọc là một môn xuyên suốt trong quá trình học nói viết ở các môn khác .Do đó bản thân tôi nhận thấy rằng sự ra đời của môn Tiếng việt trong nhà trường là một công cụ quý giá cho con người Việt Nam .
Tuy nhiên trong giờ Tập đọc việc đọc thành tiếng , đọc thầm , đọc lướt,.... của học sinh còn hạn chế .Vì thế trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn tìm tòi những biện pháp để áp dụng cho việc dạy học sinh lớp 4B nói riêng.Nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp trong dạy môn Tiếng Việt (Tập đọc)giáo viên cần phải nghiên cứu để mang lại hiệu quả phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp . Bản thân tôi cần phải làm gì thêm nữa ?
II/Biện pháp thực hiện
Để củng cố ,nâng cao kĩ năng đọc trơn , đọc nhầm và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4 Giáo viên thường xuyên phải sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh đọc cả 2 hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm theo những mục đích và yêu cầu luyện tập khác nhau .
a, Đọc thành tiếng :
+ Đọc thành tiếng để luyện đọc đúng :
Giáo viên nghe học sinh đọc để nhận xét ,gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm,về ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao cho thích hợp :
Ví dụ: Dạy bài : Dù sao trái đất vẫn quay ! Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm đúng tên riêng và nước ngoài : Cô – péc – ních ;Ga – li – lê,....
+ Đọc thành tiếng để luyện đọc hay (hoặc diễn cảm)
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung phong cách văn bản để dẫn dắt gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc .
+ Đối với văn bản nghệ thuật :
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc thông qua lời dẫn dắt ,gợi mở cho học sinh thể hiện tình cảm ,thái độ qua giọng đọc phù hợp với việc ,hình ảnh cảm xúc ,tính cách nhân vật trong bài ...(bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu đọc ,về tốc độ ,cao độ ,trường độ và âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung đọc ).
Tuy nhiên , đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhân ,giáo viên không nên áp đặt cho học sịnh một cách đọc theo khuôn mẫu.
Ví dụ : Bài dạy: “Thắng biển”học sinh đọc đoạn 1& 2 tìm hiểu tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
+ Đối với văn bản khác :
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản ,giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bậc trong văn bản )khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “diễn cảm” tuỳ tiện của học sinh tiểu học.
GV có thể cho HS luyện đọc thành tiếng theo các hình thức : đọc cá nhân( riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn). để HS được góp ý ,rút kinh nghiệm .GV có thể sử dụng biện pháp đọc đồng thanh (nhóm ,tổ,lớp) một cách hợp lí để tạo không khí lôi cuốn HS yếu hoặc còn rụt rè tham gia vào hoạt động đọc .
Ví dụ: Khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn,bài thơ giúp HS dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng ,thay đổi hoạt động ,tạo không khí hào hứng cho lớp học ....., đọc theo vai ( phối hợp nhiều HS đọc cá nhân ).Việc hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ được chú giải trong SGK nên xen kẽ trong quá trình HS đọc nối tiếp từng đoạn sao cho nhẹ nhàng,tự nhiên,tránh lẫn với cách dạy ở tiết LT&câu .
Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2008
b/ Đọc thầm :+ Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao (nắm bắt đúng và đúng thông tin cơ bản ,cảm thụ tốt văn học nghệ thuật )là mục đích yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung .GV cần căn cứ vào nội dung rèn luyện kĩ năng đọc -hiểu . Ở lớp 4 để hướng dẫn học sinh luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ Tập đọc.
+ Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra ( trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK.). GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng HS nhằm định hướng việc đọc -hiểu (đọc câu , đoạn hay khổ thơ nào ? Đọc để biết ,hiểu nhớ hay suy nghĩ và trao đổi điều gì?...) từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin , để
“nhập thân” và cảm thụ văn bản nghệ thuật.
Ví dụ: Dạy bài : Kéo co
HS đọc thầm đoạn1 kết hợp xem tranh SGK cho biết : Cách chơi kéo co như thế nào?
+ Đọc thầm (đọc lướt) để nắm ý hoặc chọn ý :
GV cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để HS làm quen dần với cách đọc thầm nhanh (mở rộng trường nhìn,đọc lướt toàn câu hoặc cả đoạn ).
Đọc thầm thật nhanh để phát hiện những từ ngữ nào được nhắc lại trong đoạn văn, bài thơ, đọc thầm trong khoảng 1 phút cho biết nội dung chính của bài ? Đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật,...
Ví dụ: Dạy bài:Tre Việt Nam HS đọc thầm nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại trong bài thơ – Bài: Dù sao trái đất vẫn quay ! Đọc thầm trong khoảng 1 phút.Cho biết nội dung chính của bài - Đọc lướt bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật,.....
*Đầu năm học lớp 4 nếu trình độ đọc của HS còn hạn chế ,GV chúng ta có thể kéo dài thời gian luyện đọc trước khi hướng dẫn tìm hiểu bài .Bước luyện đọc diễn cảm (luyện đọc lại ) có thể giảm yêu cầu ( chỉ luyện đọc 1 đoạn hay một vài câu ) hạn chế đọc phân vai nếu khả năng của HS còn chưa chắc chắn .
C/ Đọc mẫu:
Trong giảng dạy Tập đọc ở Tiểu học,GV thường sử dụng biện pháp đọc mẫu với những dụng ý khác nhau nhằm tác động đến quá trình luyện đọc và tìm hiểu bài của HS.Tuy nhiên , ở lớp 4 biện pháp đọc mẫu của GV cần được cân nhắc kĩ nhằm thể hiện rõ mục đích dạy học . Đồng thời phát huy đượcnét riêng sáng tạo của HS về đọc cụ thể như sau:
+ Đọc từ,cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho đúng khi cần thiết ,góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho HS .
+ Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn ,gợi ý hoặc “ tạo tình huống” để HS nhận xét ,tự tìm ra cách đọc đúng đọc hay(đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật.
+ Đọc toàn bài thường nhằm minh hoạ cách đọc hoàn chỉnh về một văn bản.Do vậy ,GV cần phát huy khả năng đọc cá nhân của HS (đọc từng đoạn nối tiếp hoặc đọc toàn bài ngay khi bắt đầu tiếp cận văn bản ) chỉ nên đọc mẫu toàn bài sau khi HS luyện đọc , gây hứng thú để HS tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm (hoặc đọc toàn bài trước khi củng cố,dặn dò ,kết thúc tiết học).
III/ Kết luận:
Trong lớp học ,HS có nhiều đối tượng khác nhau, nhằm đáp ứng khả năng học tập của các em .GV nên thực hiện các biện pháp nói trên thì dễ dàng thu được hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy Tập đọc.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CỐ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trà Quang Độ
Dung lượng: 237,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)