Tang luong Gv
Chia sẻ bởi Ngọc Yên |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: tang luong Gv thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Tăng lương cho giáo viên
Đề tài khoa học cấp nhà nước “Các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm, đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có đề xuất về thay đổi tiền lương cho giáo viên.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, giáo viên sau 13 năm công tác có mức lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng, sau 25 năm công tác có mức lương từ 4,1 - 4,7 triệu đồng/tháng. Giáo viên mới ra trường ở cả 3 cấp học nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Thử hỏi, với giá cả sinh hoạt hiện nay, giáo viên có sống tử tế với đồng lương chừng đó không? Ai trong chúng ta cũng dễ dàng trả lời câu hỏi này. Bác sĩ sau khi xong việc ở bệnh viện có quyền về khám chữa bệnh tại phòng mạch riêng, giảng viên đại học có thể nhận thỉnh giảng ở các trường khác, kỹ sư ở các cơ quan nhà nước vẫn đi làm thêm cho các đơn vị khác ngoài giờ làm việc. Vậy mà, giáo viên dạy thêm thì lại bị phê phán, có không ít ý kiến cho rằng bắt học sinh học thêm để thu tiền đó là thiếu lương tâm nghề nghiệp. Tại sao lại không công bằng với giáo viên như vậy? Lương giáo viên quá thấp, phải xoay xở thêm nhiều nghề mới đủ sống, đó là một thực tế. Nếu so sánh với nhiều ngành nghề khác, thu nhập của nghề giáo thực sự tụt hậu quá xa. Những dịp lễ tết, tiền thưởng của giáo viên nhiều nơi không đủ ăn bát phở, người trong nghề rất xót xa, thậm chí là tủi nhục. Mà không phải chỉ giáo viên mang tâm trạng đó, Giáo sư Hoàng Tụy từng lên tiếng: “Chính sách với người thầy hiện nay là nỗi nhục của xã hội chúng ta”. Cho dù xã hội có kêu gọi tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn không tìm được sự kính trọng thực sự từ cộng đồng đối với giáo viên nếu như nghề giáo quá nghèo. Mấy năm liên tục, học sinh thi vào ngành sư phạm giảm thê thảm. Phụ huynh không muốn con mình theo nghề giáo, có trường hợp con thi sư phạm mẹ đòi chết để phản đối. Thực tế đó chỉ có một nguyên nhân, nghề giáo bị xã hội lạnh nhạt vì nghèo. Nói thẳng ra như vậy không phải coi thường nghề giáo, mà để thêm một tiếng nói mong muốn có sự cải thiện đáng kể đời sống của giáo viên. Không thể có học trò giỏi nếu như thiếu một đội ngũ những người thầy giỏi. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng lấy đâu ra hiền tài để làm nguyên khí một khi không có những người thầy tận tâm dạy dỗ, vun trồng nguồn tri thức cho con người. Nhà nước bỏ tiền đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, đó là điều rất tốt. Nhưng những thứ đó vô nghĩa nếu như không có đội ngũ giáo viên giỏi nghề và yêu nghiệp. Để giáo viên sống trọn vẹn với nghề nghiệp cao quý của họ, việc trước hết là có chính sách đãi ngộ phù hợp. Cải cách, chấn hưng giáo dục có rất nhiều việc phải làm, nhưng việc quan trọng nhất chính là cải cách tiền lương cho giáo viên. Chắc chắn là như vậy.
Đề tài khoa học cấp nhà nước “Các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm, đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có đề xuất về thay đổi tiền lương cho giáo viên.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, giáo viên sau 13 năm công tác có mức lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng, sau 25 năm công tác có mức lương từ 4,1 - 4,7 triệu đồng/tháng. Giáo viên mới ra trường ở cả 3 cấp học nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Thử hỏi, với giá cả sinh hoạt hiện nay, giáo viên có sống tử tế với đồng lương chừng đó không? Ai trong chúng ta cũng dễ dàng trả lời câu hỏi này. Bác sĩ sau khi xong việc ở bệnh viện có quyền về khám chữa bệnh tại phòng mạch riêng, giảng viên đại học có thể nhận thỉnh giảng ở các trường khác, kỹ sư ở các cơ quan nhà nước vẫn đi làm thêm cho các đơn vị khác ngoài giờ làm việc. Vậy mà, giáo viên dạy thêm thì lại bị phê phán, có không ít ý kiến cho rằng bắt học sinh học thêm để thu tiền đó là thiếu lương tâm nghề nghiệp. Tại sao lại không công bằng với giáo viên như vậy? Lương giáo viên quá thấp, phải xoay xở thêm nhiều nghề mới đủ sống, đó là một thực tế. Nếu so sánh với nhiều ngành nghề khác, thu nhập của nghề giáo thực sự tụt hậu quá xa. Những dịp lễ tết, tiền thưởng của giáo viên nhiều nơi không đủ ăn bát phở, người trong nghề rất xót xa, thậm chí là tủi nhục. Mà không phải chỉ giáo viên mang tâm trạng đó, Giáo sư Hoàng Tụy từng lên tiếng: “Chính sách với người thầy hiện nay là nỗi nhục của xã hội chúng ta”. Cho dù xã hội có kêu gọi tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn không tìm được sự kính trọng thực sự từ cộng đồng đối với giáo viên nếu như nghề giáo quá nghèo. Mấy năm liên tục, học sinh thi vào ngành sư phạm giảm thê thảm. Phụ huynh không muốn con mình theo nghề giáo, có trường hợp con thi sư phạm mẹ đòi chết để phản đối. Thực tế đó chỉ có một nguyên nhân, nghề giáo bị xã hội lạnh nhạt vì nghèo. Nói thẳng ra như vậy không phải coi thường nghề giáo, mà để thêm một tiếng nói mong muốn có sự cải thiện đáng kể đời sống của giáo viên. Không thể có học trò giỏi nếu như thiếu một đội ngũ những người thầy giỏi. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng lấy đâu ra hiền tài để làm nguyên khí một khi không có những người thầy tận tâm dạy dỗ, vun trồng nguồn tri thức cho con người. Nhà nước bỏ tiền đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, đó là điều rất tốt. Nhưng những thứ đó vô nghĩa nếu như không có đội ngũ giáo viên giỏi nghề và yêu nghiệp. Để giáo viên sống trọn vẹn với nghề nghiệp cao quý của họ, việc trước hết là có chính sách đãi ngộ phù hợp. Cải cách, chấn hưng giáo dục có rất nhiều việc phải làm, nhưng việc quan trọng nhất chính là cải cách tiền lương cho giáo viên. Chắc chắn là như vậy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngọc Yên
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)