Tam Quoc Chi
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Quỳnh |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Tam Quoc Chi thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
CÁC VỊ TƯỚNG TRONG TAM QUỐC CHÍ
Thời kỳ lịch sử: Lịch sử Trung Hoa đặt dấu mốc đầu tiên là thời vua Nghiêu, vua Thuấn; sau đó Thành Thang lập nên cơ nghiệp nhà Ân. Nhà Ân trải qua hơn 500 năm, cuối cùng mất trong tay Trụ Vương Ân Thọ do cũng vì đam mê tửu sắc. Câu chuyện Trụ Vương-Đắc Kỷ nhất định sẽ có dịp bàn luận khi nói tới Phong Thần Diễn Nghĩa của Hứa Trọng Lâm. Nhà Ân mất, Châu Võ Vương được Khương Tử Nha phò tá lập nên nhà Châu, thiên hạ thái bình thịnh trị trong hơn 8 đời rồi cũng loạn lạc do cái loạn Khuyển Nhung mà mầm mống cũng vì Châu Tuyên Vương mê đắm Bao Tự mà ra. Nhà Châu suy yếu, 7 nước mạnh lên, lập nên thế cuộc Chiến Quốc trong suốt 873 năm - thời kỳ này có thể coi là thời kỳ nhiều biến động nhất của lịch sử Trung Hoa cổ và đã được Phùng Mộng Long chép lại qua Đông Chu Liệt Quốc. Ngoài ra, một tích truyện cũng rất đặc sắc thời này là truyện Bàng Quyên - Tôn Tẫn trong Phong Kiếm Xuân Thu của Tô Chẩn, chúng ta sẽ có dịp đề cập đến truyện này. Trong 7 nước thời Chiến Quốc, Tần là nước mạnh nhất. Thủy Hoàng Đế với tài thao lược trị quốc đã gồm thâu 6 nước (Tề, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên); thiên hạ tuy hết loạn can qua, nhưng Thủy Hoàng bạo ngược nên không được lòng dân. Nhà Tần mạnh vậy mà chỉ truyền được đến thời thứ hai thì mất. Cao Tổ Lưu Bang trong cuộc phân tranh đối đầu với Sở Bá Vương Hạng Vũ, vì khéo léo dùng người và tài mưu trí nhìn xa trông rộng, kèm theo Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà phù tá mà cuối cùng giành được giang sơn. Hán Sở tranh hùng do Mộng Bỉnh Sơn dịch đã chép lại chân thực và hấp dẫn câu chuyện đối đầu này. Thiên hạ tan lâu lại hợp, nhưng hợp rồi ắt sẽ lại tan. Nhà Hán truyền được đến đời Hán Hiến Đế thì suy yếu; từ đây thiên hạ chia ba. Cái thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô được La Quán Trung xây dựng thành tiểu thuyết dã sử Tam Quốc diễn nghĩa chính là nhắm vào thời kỳ này. Sau này kèm theo lời bình của Mao Tôn Cương, Tam Quốc đã trở thành cuốn sách gối đầu cho bất cứ ai đam mê dã sử cùng hình tượng các nhân vật, trận đánh lịch sử. Để không đi xa quá chủ đề về ca từ, bài viết xin đề cập đến 1 đoạn cổ nhạc trong phim Tam Quốc; đoạn cổ nhạc này là lúc Trương Thị hát trong trại Tào Tháo sau khi Tào Tháo bị Trương Tú đánh úp ở Uyển Thành mà mất Tào Ngang, Tào An Dân, cùng danh tướng Điển Vi. Bài hát đúng là khúc ca thê lương cho số phận con người thời loạn, cho dù anh hùng cũng phải rơi lệ; Tào Tháo mất Điển Vi như mất đi cánh tay, còn thương tiếc hơn con cháu chết trận: Tam Quốc mở đầu bằng bài “Lâm Giang Tiên”in mở đầu bằng 3 anh em Lưu Quan Trương: Lưu Bị :
Lưu Bị xuất thân có thể coi là bần hàn, dù là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương nhưng xem ra không có cốt cách làm chúa thiên hạ; chả thế mà làm cho nhà Thục lẹt đẹt mãi không khá lên được!
Vào buổi ban đầu, Lưu Bị kết nghĩa vườn đào với Quan Vân Trường và Trương Dực Đức có thể coi là việc làm lớn thứ nhất trong đời ông.
Sau này, Huyền Đức tam cố thảo lư mời được Gia Cát Lượng ra giúp bình thiên hạ có thể coi là việc lớn thứ hai trong đời. Lúc này Lưu Bị đã 47 tuổi mà Khổng Minh mới có 27 tuổi.
Việc lớn thứ ba Lưu Bị làm được chắc là cầm quân đánh Đông Ngô trả thù cho Quan Công mà cuối cùng tự đào hố chôn mình khi bị Lục Tốn hỏa thiêu liên doanh đánh cho tơi bời ở Di Lăng.
Trước khi mất, Lưu Bị còn kịp trói buộc Khổng Minh vào lời ủy thác gửi con côi, có thể xem là việc lớn thứ tư trong đời. Lưu Bị đi đâu làm gì cũng đề cao tiết nghĩa hiếu trung nhưng xem ra không làm người ta kính phục; sở dĩ vẫn có người một lòng trung thành vì cái tình đối đãi chúa tôi mà thôi.Trong Tam Quốc Chí hồi 21, khi Tào Tháo uống rượu luận anh hùng cho rằng thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị lại giật mình rơi đũa, sau mượn cớ vì tiếng sấm; có người làm thơ khen Lưu Bị nhanh trí, riêng người viết bài thấy sao mất hình tượng quá, thảo nào sau này cũng không làm anh hùng lâu được….
Theo thiển ý của tôi, Lưu Bị cũng là bậc anh hùng, đâu đến nỗi nào mà tác giả bài viết này có phần bài xích như thế!..Lưu Bị dùng
Thời kỳ lịch sử: Lịch sử Trung Hoa đặt dấu mốc đầu tiên là thời vua Nghiêu, vua Thuấn; sau đó Thành Thang lập nên cơ nghiệp nhà Ân. Nhà Ân trải qua hơn 500 năm, cuối cùng mất trong tay Trụ Vương Ân Thọ do cũng vì đam mê tửu sắc. Câu chuyện Trụ Vương-Đắc Kỷ nhất định sẽ có dịp bàn luận khi nói tới Phong Thần Diễn Nghĩa của Hứa Trọng Lâm. Nhà Ân mất, Châu Võ Vương được Khương Tử Nha phò tá lập nên nhà Châu, thiên hạ thái bình thịnh trị trong hơn 8 đời rồi cũng loạn lạc do cái loạn Khuyển Nhung mà mầm mống cũng vì Châu Tuyên Vương mê đắm Bao Tự mà ra. Nhà Châu suy yếu, 7 nước mạnh lên, lập nên thế cuộc Chiến Quốc trong suốt 873 năm - thời kỳ này có thể coi là thời kỳ nhiều biến động nhất của lịch sử Trung Hoa cổ và đã được Phùng Mộng Long chép lại qua Đông Chu Liệt Quốc. Ngoài ra, một tích truyện cũng rất đặc sắc thời này là truyện Bàng Quyên - Tôn Tẫn trong Phong Kiếm Xuân Thu của Tô Chẩn, chúng ta sẽ có dịp đề cập đến truyện này. Trong 7 nước thời Chiến Quốc, Tần là nước mạnh nhất. Thủy Hoàng Đế với tài thao lược trị quốc đã gồm thâu 6 nước (Tề, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên); thiên hạ tuy hết loạn can qua, nhưng Thủy Hoàng bạo ngược nên không được lòng dân. Nhà Tần mạnh vậy mà chỉ truyền được đến thời thứ hai thì mất. Cao Tổ Lưu Bang trong cuộc phân tranh đối đầu với Sở Bá Vương Hạng Vũ, vì khéo léo dùng người và tài mưu trí nhìn xa trông rộng, kèm theo Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà phù tá mà cuối cùng giành được giang sơn. Hán Sở tranh hùng do Mộng Bỉnh Sơn dịch đã chép lại chân thực và hấp dẫn câu chuyện đối đầu này. Thiên hạ tan lâu lại hợp, nhưng hợp rồi ắt sẽ lại tan. Nhà Hán truyền được đến đời Hán Hiến Đế thì suy yếu; từ đây thiên hạ chia ba. Cái thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô được La Quán Trung xây dựng thành tiểu thuyết dã sử Tam Quốc diễn nghĩa chính là nhắm vào thời kỳ này. Sau này kèm theo lời bình của Mao Tôn Cương, Tam Quốc đã trở thành cuốn sách gối đầu cho bất cứ ai đam mê dã sử cùng hình tượng các nhân vật, trận đánh lịch sử. Để không đi xa quá chủ đề về ca từ, bài viết xin đề cập đến 1 đoạn cổ nhạc trong phim Tam Quốc; đoạn cổ nhạc này là lúc Trương Thị hát trong trại Tào Tháo sau khi Tào Tháo bị Trương Tú đánh úp ở Uyển Thành mà mất Tào Ngang, Tào An Dân, cùng danh tướng Điển Vi. Bài hát đúng là khúc ca thê lương cho số phận con người thời loạn, cho dù anh hùng cũng phải rơi lệ; Tào Tháo mất Điển Vi như mất đi cánh tay, còn thương tiếc hơn con cháu chết trận: Tam Quốc mở đầu bằng bài “Lâm Giang Tiên”in mở đầu bằng 3 anh em Lưu Quan Trương: Lưu Bị :
Lưu Bị xuất thân có thể coi là bần hàn, dù là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương nhưng xem ra không có cốt cách làm chúa thiên hạ; chả thế mà làm cho nhà Thục lẹt đẹt mãi không khá lên được!
Vào buổi ban đầu, Lưu Bị kết nghĩa vườn đào với Quan Vân Trường và Trương Dực Đức có thể coi là việc làm lớn thứ nhất trong đời ông.
Sau này, Huyền Đức tam cố thảo lư mời được Gia Cát Lượng ra giúp bình thiên hạ có thể coi là việc lớn thứ hai trong đời. Lúc này Lưu Bị đã 47 tuổi mà Khổng Minh mới có 27 tuổi.
Việc lớn thứ ba Lưu Bị làm được chắc là cầm quân đánh Đông Ngô trả thù cho Quan Công mà cuối cùng tự đào hố chôn mình khi bị Lục Tốn hỏa thiêu liên doanh đánh cho tơi bời ở Di Lăng.
Trước khi mất, Lưu Bị còn kịp trói buộc Khổng Minh vào lời ủy thác gửi con côi, có thể xem là việc lớn thứ tư trong đời. Lưu Bị đi đâu làm gì cũng đề cao tiết nghĩa hiếu trung nhưng xem ra không làm người ta kính phục; sở dĩ vẫn có người một lòng trung thành vì cái tình đối đãi chúa tôi mà thôi.Trong Tam Quốc Chí hồi 21, khi Tào Tháo uống rượu luận anh hùng cho rằng thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị lại giật mình rơi đũa, sau mượn cớ vì tiếng sấm; có người làm thơ khen Lưu Bị nhanh trí, riêng người viết bài thấy sao mất hình tượng quá, thảo nào sau này cũng không làm anh hùng lâu được….
Theo thiển ý của tôi, Lưu Bị cũng là bậc anh hùng, đâu đến nỗi nào mà tác giả bài viết này có phần bài xích như thế!..Lưu Bị dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Quỳnh
Dung lượng: 1,80MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)