Tại sao gọi Ngũ Quảng

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hoanh | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tại sao gọi Ngũ Quảng thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

TẠI SAO GỌI LÀ NGŨ QUẢNG?



Lâu nay ta quen dùng danh xưng Ngũ Quảng để chỉ một dải miền Trung từ phía nam đèo Ngang (Hoàng Sơn) đến phía Bắc đèo Bình Đê, hiện nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam (bao gồm thành phố Đà Nẵng) và Quảng Ngãi. Nhưng tại sao gọi là Ngũ Quảng (5 vùng đất Quảng) mà ít nhất từ đầu thế kỷ đến nay ở đây chỉ thấy có 4 tên tỉnh bắt đầu bằng Quảng là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi?
 

 
Quảng 廣, chữ Hán, nghĩa là rộng, lớn. Theo các nhà nghiên cứu, Quảng trong tiếng Hán (Quảng Đông, Quảng Tây...) và tiếng Việt (Quảng Nam, Quảng Ngãi...) là một từ gốc Tày – Thái, tương đương với khoảng trong tiếng Thái hiện đại, và có nghĩa là hạt, tiểu khu, vùng. Đối chiếu lịch sử, chúng ta có thể hiểu Ngũ Quảng chính là 5 vùng (tiểu khu, dinh, hạt) thuộc địa bàn dung thân của chúa Nguyễn trong cuộc tranh giành thế lực với chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Chính ở địa bàn chiến lược này, họ Nguyễn đã khuyếch trương thanh thế để ngăn chặn những cuộc hành binh của họ Trịnh, đồng thời mở rộng ảnh hưởng về phía Nam. Xa hơn về trước, vào đầu đời vua Trần Anh Tông, niên hiệu Thiệu Long thứ 14 (1306), sau khi vua Chiêm là Chế Mân dâng cho vua Trần 2 châu Ô, Lý để làm sính lễ cưới Huyền Trân Công chúa, vùng đất Thuận Hoá của quốc gia Đại Việt đã được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 châu này và 3 châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính) mà vua Chiêm Chế Cũ đã dâng cho vua Lý để giảng hoà trước đó. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ bộ máy hành chính – cai trị, chia nước làm 12 đạo (sau đổi là Thừa tuyên) trực thuộc Nhà nước phong kiến Trung ương. Thừa tuyên Thuận Hoá là vùng đất xa nhất về phương nam, coi sóc 2 phủ Tân Bình và Triệu Châu với 7 huyện (Phong Lộc, Lê Thuỷ, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Hải Lăng, Đăng Xương) và 4 châu (Minh Linh, Bố Chính, Thuận Bình, Sa Bôi). + Phủ Tân Bình, sau cải làm Tiên Bình (đầu niên hiệu Hoằng Định), rồi Quảng Bình. Năm Gia Long thứ 5, dinh Quảng Bình trực lệ vào kinh sư; năm Minh Mạng thứ 8 (1827) đổi thành trấn Quảng Bình, không còn “trực lệ”. Năm 1932 (Minh Mạng thứ 13) Quảng Bình trở thành một trong 31 tỉnh của cả nước. + Phủ Triệu Châu, nhà Nguyễn cải tên là Triệu Phong, đặt hai dinh cai quản là dinh Quảng Trị và dinh Quảng Đức. - Dinh Quảng Trị (cai quản hai huyện: Hải Lăng, Đăng Xương và hai châu là Thuận Bình, Sa Bôi). Thời Nguyễn Hoàng, bản doanh của chúa Nguyễn đặt tại xã Ái Tử thuộc huyện Đăng Xương. Đầu đời Gia Long, triều đình đặt dinh Quảng Trị trực lệ vào kinh sư. Năm 1900 Quảng Trị trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh. - Dinh Quảng Đức (cai quản ba huyện Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền). Năm 1821 đổi thành phủ Thừa Thiên, phủ “Phụ kỳ” của kinh đô. Sau năm 1945, phủ Thừa Thiên đổi thành tỉnh Thừa Thiên, nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 

 
Về phía Nam, năm 1402, nhà Hồ lấy đất Chiêm động và Cổ Luỹ động của Chiêm Thành đặt thành 4 châu Thăng, Hoa (nay là đất Quảng Nam), Tư, Nghĩa (nay là đất Quảng Ngãi). Vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi thuộc vào cương vực Đại Việt từ đó. Trải qua nhiều biến động, đến sau năm 1471, tức là sau cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông, vùng đất Nam – Ngãi cùng với thành Đồ Bàn trở thành thừa tuyên Quảng Nam của quốc gia phong kiến Đại Việt. Thừa tuyên Quảng Nam cai quản ba phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. + Năm 1602 (Hoằng Định thứ 3), Nguyễn Hoàng đổi phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa, đồng thời thành lập dinh Quảng Nam cai quản ba phủ: Thăng Hoa, Quảng Nghĩa và Hoài Nhân; 3 năm sau thêm phủ Điện Bàn (vốn là huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong). Năm 1832 (Minh Mạng thứ 13), triều đình bãi bỏ các trấn, thành, dinh, chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ra đời. Riêng 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đặt dưới quyền coi sóc của tuần phủ Nam – Ngãi (đến năm Thiệu Trị thứ 7, thay bằng tổng đốc Nam – Ngãi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hoanh
Dung lượng: 112,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)