TÀI NGUYEN BIỂN DẢO VIẸT NAM

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Phương | Ngày 24/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: TÀI NGUYEN BIỂN DẢO VIẸT NAM thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cấp THCS thông qua HĐNK và HĐGDNGLL
1/2013
Hoạt động 1. Chia sẻ kinh nghiệm về việc tổ chức HĐNK và HĐGDNGLL

Hoạt động 2: Một số lưu ý khi tổ chức Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cấp THCS thông qua HĐNK và HĐGDNGLL

I. Lưu ý chung
- Lựa chọn nội dung chủ đề của hoạt động ngoại khóa
- Quyết định hình thức tiến hành những nội dung đã được lựa chọn
Xác định thời gian cho từng họat động nhỏ trong chủ đề và cho toàn bộ quá trình triển khai chủ đề
Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị cần thiết: bản đồ, tranh, ảnh, bộ câu hỏi, tư liệu, máy chiếu- đầu video (nếu cần),…
- Lựa chọn và chuẩn bị hiện trường thực hiện: trong nhà, ngoài trời, tại Bảo tàng,….
II. Lựa chọn nội dung tổ chức ngoại khóa cho HS sao cho phù hợp với vùng miền.
- Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cấp THCS” bao gồm 3 chủ đề
(i) Biển Đông và vùng biển Việt Nam,
(ii) Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển, đảo Việt Nam;
(iii) Bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
GV không nhất thiết phải thực hiện cả 3 chuyên đề cho một khối lớp mà có thể dãn ra trong cả 4 khối lớp.
GV cũng không cần triển khai ngay trong một buổi ngoại khóa trọn vẹn một chuyên đề mà có thể lựa chọn một số nội dung của chuyên đề để tổ chức cho HS tìm hiểu qua hoạt động ngoại khóa.
III. Thời gian thực hiện ngoại khóa trong trường THCS
Có thể được thực hiện vào các tuần có những ngày lễ, ngày kỉ niệm như:
+ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm;
+ Ngày phát động thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”,
+ Ngày hội “Tuổi trẻ vì biển đảo thân yêu”, phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”;
+ Tìm hiểu về môi trường quê hương nhân ngày môi trường thế giới (ngày 5 tháng 6 hàng năm), …..
Tùy theo nội dung và dung lượng các hoạt động mà thời gian thực hiện ngoại khóa có thể chỉ cần tiến hành trong một buổi (tọa đàm), một ngày (thăm quan) hoặc vài ngày (làm báo tường, tổ chức triển lãm),….
IV. Hướng dẫn tổ chức ngoại khóa giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cấp THCS
GV nên phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên để tổ chức, hướng dẫn HS tự lập kế hoạch, GV thông qua.
Cần chú ý các khâu của lập kế hoạch hoạt động, từ xác định mục tiêu, vạch những nội dung và dự kiến công việc cần thực hiện, dự kiến điều kiện thực hiện (về địa điểm, phương tiện, người tham gia, kinh phí,....), phân công người thực hiện và dự kiến sản phẩm cần đạt.
Đối với một số hoạt động cần triển khai trong thời gian tương đối dài, nên tiến hành lập kế hoạch theo dạng xây dựng dự án để tập dượt cho HS một số kỹ năng tổ chức, xử lý công việc thực tế, kĩ năng hoạt động nhóm.
V. Quy trình thiết kế một hoạt động ngọai khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
Có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chuyên đề.
Cũng có thể chọn một hoạt động khác nhưng phải bám sát và phải nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề, tránh đi lạc hướng sang chủ đề khác. Có thể bàn bạc với HS để các em cùng lựa chọn.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Sau khi chọn được tên cho hoạt động, xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh những gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động
Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn các hình thức hoạt động tương ứng.
Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức. Ví dụ: “Nghe nói chuyện về nguồn tài nguyên khóang sản trong biển Việt Nam” ngoài hình thức chính của hoạt động là nghe nói chuyện, có thể thêm những hình thức như giao lưu, thảo luận, văn nghệ, trò chơi xen kẽ trong quá trình nghe nói chuyện…
Bước 4: Công tác chuẩn bị
* Giáo viên phải:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu.
- Bản thân giáo viên sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực giữa thầy và trò.
* Học sinh, khi được giao nhiệm vụ sẽ chủ động bàn bạc cách thực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng, đúng người, đúng việc.
Tuy vậy, giáo viên vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị.
Bước 5: Tiến hành hoạt động
- Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho học sinh thể hiện. Do đó cần sắp xếp một qui trình tiến hành hợp lí, phù hợp với khả năng của học sinh.
- Trong bước tiến hành hoạt động, học sinh hoàn toàn làm chủ trong bước này, các em hoàn toàn tự quản điều khiển hoạt động. Giáo viên chỉ là người tham dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Bước 6: Kết thúc hoạt động
Bước này cũng do học sinh hoàn toàn làm chủ, có nhiều cách kết thúc, khi thiết kế bước này, giáo viên có thể gợi ý các dự kiến để học sinh lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và tẻ nhạt.
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động
- Có nhiều hình thức đánh giá như:
- Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể.
- Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của học sinh.
- Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó của hoạt động.
- Thông qua sản phẩm hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG HĐNGLL VÀ HĐNK

Cho toàn trường
Cho khối lớp
HOẠT ĐỘNG 3
VI. Gợi ý xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo (phương án 1)
1. Kế hoạch chung của trường (Ví dụ nội dung cụ thể cho khối lớp 6)
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG HĐNGLL VÀ HĐNK CỦA TRƯỜNG
Năm học:.................Trường......................... Địa chỉ:………………………….
GV lập kế hoạch:............................................................................................
VI. Gợi ý xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo (phương án 2)
1. Kế hoạch chung của trường (Ví dụ nội dung cụ thể cho khối lớp 6)
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG HĐNGLL VÀ HĐNK CỦA TRƯỜNG
Năm học:.................Trường......................... Địa chỉ:………………………….
GV lập kế hoạch:............................................................................................
VI. Gợi ý xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
2. Kế hoạch của lớp
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG HĐNGLL VÀ HĐNK CỦA TRƯỜNG
Năm học:.................Trường......................... Địa chỉ:………………………….
GV chủ nhiệm: .................. GV phụ trách đội: GV bộ môn: ...........................








Xác nhận của nhà trường ................ngày ... tháng.... năm.....
Người lập kế hoạch
VII. GỢI Ý CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HĐNGLL VÀ HĐNK VỀ GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
1. Tổ chức câu lạc bộ:
- Trình tự tổ chức câu lạc bộ nên theo các bước sau:
1). Xác định mục tiêu
2). Xây dựng bản thảo điều lệ Câu lạc bộ
3). Thông báo và lựa chọn học sinh tham gia
4). Hoàn thiện điều lệ của Câu lạc bộ
5). Lập kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ
6). Tổ chức hoạt động định kỳ của Câu lạc bộ
7). Đánh giá từng hoạt động
8). Đánh giá Câu lạc bộ
- Các câu lạc bộ thường sinh hoạt ít nhất là 2 tuần một lần.
- Địa điểm sinh hoạt có thể là trong lớp học, ngoài sân trường, trong vườn, ngoài rừng, trên bãi biển.
- Giáo viên cũng cần đảm bảo sao cho mỗi buổi sinh hoạt đều mang lại sự thoải mái và thú vị với học sinh, sao cho các em mong đợi đến lần sinh hoạt tiếp theo.
2. Tổ chức liên hoan văn nghệ: có thể theo trình tự sau:
1) Xác định chủ đề và mục tiêu
2) Xây dựng nội dung và hình thức tiết mục văn nghệ
3) Lựa chọn hoặc sáng tác tiết mục văn nghệ
4) Phân công thực hiện và chuẩn bị
5) Biểu diễn
6) Thảo luận với khán giả
3. Tổ chức triển lãm về biển, đảo
với những tư liệu, hiện vật HS thu thập theo chủ đề cụ thể.
cũng có thể sử dụng hình thức làm báo tường.
(Có thể lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chủ đề của các tờ báo tường nhân những ngày đặc biệt này.)
4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo
- có nhiều hình thức thi khác nhau. Đó có thể là các cuộc thi vẽ, viết, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ (kịch, hát, thơ…), thiết kế vật trưng bày, sưu tầm mẫu vật…
Các cuộc thi thường được phát động trong một thời gian, ít nhất là 1 tháng, lâu là 1 học kỳ.
Sau cuộc thi, các tác phẩm dự thi có thể được tiếp tục trưng bày tại trường học hoặc nơi công cộng, hoặc được tập hợp lại thành tuyển tập các tác phẩm dự thi. Nếu có điều kiện, hãy in các tuyển tập tác phẩm dự thi này và phát cho học sinh.
5. Tổ chức báo cáo chuyên đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo:
- Hình thức này thường được tổ chức cho HS lớp 8, 9.
- GV cần hướng dẫn HS có được những kỹ năng sau:
(1). Xác định chuyên đề báo cáo:
(2). Kỹ năng thu thập thông tin
(3). Kỹ năng xử lý thông tin
(4). Kỹ năng trình bày báo cáo
- Báo cáo của học sinh nên có những nội dung sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề báo cáo: tên báo cáo, địa điểm, thời gian, mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu; cấu trúc của báo cáo.
+ Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp đã thực hiện.
+ Trình bày, mô tả những kết quả thực hiện được.
+ Kết luận, đề xuất ý kiến (nếu có).
5. Tổ chức báo cáo chuyên đề về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo:
- Trình bày báo cáo viết cần chú ý ngôn ngữ của báo cáo ngắn gọn, hấp dẫn..., có sử dụng hình ảnh để minh hoạ.
- Sau buổi HS báo cáo, GV nên nêu tóm lược những điểm chính mà các em đã trình bày. Có thể mở rộng vấn đề hoặc nêu những khía cạnh tiếp tục phát triển của bản báo cáo để HS có thể nghiên cứu hoặc trao đổi tiếp.
Cuối cùng GV phải đánh giá, nhận xét buổi báo cáo chuyên đề và rút kinh nghiệm cho các lần sau.
6. Các hình thức khác: Tổ chức các gameshow, tham quan, cắm trại,…
VIII. Hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá kết quả HĐNK, HĐGDNGLL
1. Nội dung kiểm tra đánh giá
a) Về mặt kiến thức:
Cần được đánh giá theo 3 mức độ: Nhận biết,
thông hiểu, vận dụng. Điều cần chú ý là hạn chế
kiểm tra học thuộc vẹt, không hiểu bản chất mà
tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận
dụng và khả năng tư duy của học sinh.
VIII. Hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá kết quảHĐNK, HĐGDNGLL
1. Nội dung kiểm tra đánh giá
b) Về kĩ năng: Cần tập trung vào các kĩ năng:
+ Quan sát, nhận xét về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế địa phương.
+ Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển đảo qua các HĐNK và HĐGDNGLL.
+ Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường.
+ Thực hiện một số hành động cụ thể biểu hiện sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của biển, đảo; tham gia bảo vệ môi trường biển đảo.
+ Cần chú ý đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về giáo dục tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống.
c) Về thái độ: Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá sự thể hiện thái độ, hành vi của học sinh trước các vấn đề về môi trường và việc khai thác sử dụng TNMT biển. Góp phần nâng cao tình yêu quê hương đất nước.
2. Hình thức kiểm tra, đánh giá
Cần hướng vào cả kiến thức, kỹ năng của HS liên quan đến nội dung này. Các hình thức được vận dụng nên chọn cho phù hợp với các hoạt động.
Nên áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá miệng hoặc viết với câu hỏi mở; phiếu hỏi với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, kết hợp câu hỏi mở yêu cầu mức độ tư duy cao hơn, đòi hỏi HS bộc lộ cảm xúc cá nhân, nhóm; phiếu quan sát; phỏng vấn trực tiếp hoặc qua các sản phẩm HS tạo ra như bài viết của HS theo chủ đề, các vật phẩm HS thu thập được trong triển lãm, các tiết mục văn nghệ HS tham gia xem có gắn với nội dung của hoạt động không, có đạt được mục đích hoạt động không. Nên kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh với nhau và đánh giá trong suốt quá trình học sinh tham gia hoạt động.
- Trong kiểm tra đánh giá giá kết quả giáo dục về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo của Việt Nam, cùng với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, nên chú ý đánh giá thái độ, hành vi của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 4: THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VỀ GDTN VÀ BVMT BIỂN, ĐẢO
Bước 1: HV chia sẻ các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá.
Bước 2: Lựa chọn 6 hình thức, đại diện 6 nhóm lên bốc thăm.
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
Nhóm 5:
Nhóm 6:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)