Tài liệu VNEN
Chia sẻ bởi Nguyễn Khắc Thiện |
Ngày 12/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu VNEN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(ĐẠO ĐỨC, ÂM NHẠC, MĨ THUẬT,
THỦ CÔNG, THỂ DỤC) LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI – VNEN
VÀ TÍCH HỢP VỚI CHỦ ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 2
Hoạt động 1
1. Vì sao cần phải điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo mô hình trường học mới – VNEN.
2. Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 hiện hành theo mô hình trường học mới – VNEN.
Phản hồi hoạt động 1.
1. Mô hình trường tiểu học mới - EN được xây dựng dựa trên năm nguyên tắc cơ bản:
a. Lấy học sinh làm trung tâm: học sinh được học theo khả năng của riêng mình; tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập.
b. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS.
c. Linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh.
d. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập của con em mình.
e. Góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh.
Phản hồi hoạt động 1.
Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu, vận dụng mô hình EN vào thực tiễn giáo dục Tiểu học ở Việt Nam. Cùng với những vấn đề như cách thức tổ chức hoạt động học tập, xây dựng môi trường lớp học, biên soạn tài liệu dạy học… của mô hình EN đã được nghiên cứu, vận dụng phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam (viết tắt là VNEN).
Năm học học 2011 – 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tiến hành thử nghiệm vận dụng mô hình VNEN ở các môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên & Xã hội lớp 2.
Phản hồi hoạt động 1.
Năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo: Cùng với môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên & Xã hội lớp 2, các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục cũng được điều chỉnh và vận dụng theo mô hình VNEN.
Tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục vận dụng theo mô hình trường học mới – VNEN là nhằm đáp ứng mục đích trên.
Phản hồi hoạt động 1.
2. Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 hiện hành theo mô hình VNEN
Việc điều chỉnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Giữ nguyên Chương trình các môn học;
- Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học;
- Giữ nguyên nội dung sách giáo viên, sách bài tập của học sinh;
- Tăng cường khả năng tự học của học sinh;
- Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực;
- Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học;
- Thay đổi điều kiện dạy và học một cách phù hợp, tự nhiên;
- Thay đổi cách đánh giá: kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của học sinh.
Hoạt động 2.
1. Cấu trúc bài học theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào ?
2. Cách thức vận dụng theo mô hình trường Tiểu học mới – VNEN đối với các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 như thế nào?
Phản hồi hoạt động 2
1. Cấu trúc bài học theo mô hình VNEN
I.Tên bài học
I. Mục tiêu bài học
III. Các Hoạt động dạy và học
Phản hồi hoạt động 2
Các hoạt động dạy và học
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động cơ bản giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện và hình thành kiến thức mới thông qua các hoạt động:
- Khởi động: tổ chức trò chơi, bài hát,… để tạo hứng thú cho học sinh về chủ đề mới.
- Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin mới.
- Hình thành kiến thức. Học sinh tiếp cận nội dung bài học thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động với giáo viên để hoàn thành các bài tập.
- Hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức.
Sau phần hoạt động cơ bản, học sinh trình bày các kết quả thu hoạch được để GV và các bạn nhận xét, đánh giá.
Phản hồi hoạt động 2
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động thực hành giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học nhằm củng cố kết quả học tập của học sinh thông qua các hoạt động. Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu kết hợp giữa lí thuyết và thực hành giúp giáo viên kiểm chứng xem học sinh có tiếp thu được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, thái độ mới hay không.
Sau phần thực hành, học sinh trình bày kết quả các hoạt động để giáo viên và các bạn nhận xét, đánh giá.
Phản hồi hoạt động 2
C. Hoạt động ứng dụng:
Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào các tình huống cụ thể ở lớp học, nhà trường, gia đình và trong cộng đồng với sự giúp đỡ của người lớn. Trên cơ sở đó, làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của bài học, đồng thời biết cách vận dụng, củng cố được kiến thức, kĩ năng, thái độ thông qua các hoạt động thực tiễn này.
Phản hồi hoạt động 2
2. Cách vận dụng theo mô hình VNEN đối với các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục như sau:
Các hoạt động giáo dục này trong Chương trình hiện hành, về cơ bản đã được thiết kế theo hướng tổ chức các hoạt động và được thể hiện trong Sách giáo viên với các dạng bài tập sau:
- Dạng bài tập hình thành kiến thức, kĩ năng mới;
- Dạng bài tập thực hành, củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng;
- Dạng bài tập ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Phản hồi hoạt động 2
Tuy nhiên, các bài tập này chưa được phân định rõ ràng như cấu trúc của mô hình VNEN và có thể một số bài còn thiếu dạng bài tập ứng dụng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục vận dụng theo mô hình VNEN ở các hoạt động này, chúng ta vẫn sử dụng Sách giáo viên nhưng có điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp và hướng dẫn học sinh thực hiện theo cấu trúc của mô hình VNEN. Một số bài có thể bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu, nếu thấy cần thiết.
Phản hồi hoạt động 2
Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt, đa dạng. Tăng cường tổ chức cho học sinh tự học theo các hình thức học tập cá nhân, nhóm và cả lớp để học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động 3
1. Vì sao các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 cần được điều chỉnh theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 ?
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 ?
Phản hồi hoạt động 3
1. Quan điểm dạy học tích hợp đã được thể hiện khá rõ trong việc xây dựng chương trình các môn học ở cấp Tiểu học.
Trong Chương trình hiện hành, nội dung các môn học, về cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và được thiết kế theo các chủ đề, chủ điểm phù hợp với tâm sinh lí và quá trình nhận thức của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung GD tiểu học.
Phản hồi hoạt động 3
Tuy nhiên, giữa các môn học vẫn chưa có sự tích hợp chặt chẽ, đồng tâm về chủ điểm. Do vậy mà khi học sinh cùng học về một chủ điểm như: quê hương, gia đình hay nhà trường … nhưng mỗi môn học lại sắp xếp ở các thời điểm khác nhau trong kế hoạch thời gian năm học nên đã không tạo được sự gắn kết hoặc ngược lại sẽ có những nội dung trùng lặp không cần thiết ở cùng một chủ điểm, dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh.
Phản hồi hoạt động 3
Nhằm mục đích giúp giáo viên và học sinh có điều kiện dạy và học theo hướng tập trung khắc họa và làm sáng rõ một chủ điểm nào đó tại một thời điểm đơn vị tuần hoặc một số tuần trong năm học, chúng ta cần tích hợp các môn theo chủ điểm ở một số môn học và lấy chủ điểm của môn Tiếng Việt làm trung tâm.
Từ chủ điểm của môn Tiếng Việt, các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật … cần được sắp xếp lại và chuyển các bài có cùng chủ điểm hoặc gần chủ điểm về cùng thời điểm với môn Tiếng Việt lớp 2.
Phản hồi hoạt động 3
Trường hợp một số bài không có sự tương đồng về chủ điểm với môn Tiếng Việt và những bài dành cho nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được bố trí hợp lí vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học.
Phản hồi hoạt động 3
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt :
- Không thay đổi nội dung chương trình các môn học;
- Không thay đổi mục tiêu bài học của các môn học;
- Không thay đổi nội dung bài học của các môn học;
Phản hồi hoạt động 3
- Căn cứ nội dung từng bài học để xác định mức độ tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt một cách hợp lí:
+ Tích hợp cơ bản;
+ Tích hợp bộ phận;
+ Liên hệ một số nội dung nhất định.
- Đổi mới cách đánh giá: không chỉ đánh giá kết quả học tập mà cần đánh giá cả quá trình học tập của học sinh và hướng tới đánh giá năng lực nhận thức và vận dụng của học sinh.
Phản hồi hoạt động 3
Lưu ý:
Khi có sự điều chỉnh lại thứ tự các bài học theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2, giáo viên cần chủ động linh hoạt trong việc đánh giá học sinh thông qua các nhận xét sao cho phù hợp, nhẹ nhàng, linh hoạt và thiết thực.
Hoạt động 4
1. Nghiên cứu, lựa chọn sắp xếp thứ tự các bài trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2.
2. Những đề nghị điều chỉnh trong bản dự kiến phân phối chương trình các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2 (trong phần phụ lục) và nêu rõ lí do điều chỉnh ?
Phản hồi hoạt động 4
- Dự kiến PPCT của các nhóm đối với HĐGD Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật theo hướng tích hợp với chủ điểm môn TV2.
- Những đề nghị điều chỉnh trong bản dự kiến phân phối chương trình hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 (trong phần phụ lục)
Hoạt động 5
1. Trao đổi và xây dựng kế hoạch lên lớp một số bài trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng vận dụng mô hình trường Tiểu học mới – VNEN.
2. Thực hành một số bài trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng vận dụng mô hình trường Tiểu học mới – VNEN.
Hoạt động 5 (tiếp theo)
3. Đại diện các nhóm trình bày, trao đổi về cách tổ chức, kết quả thu hoạch được trong khóa Tập huấn và những đề xuất, kiến nghị.
4. Thống nhất nội dung, phương pháp và kế hoạch tập huấn tại địa phương.
PHẦN II
HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 2
A. Môn Đạo Đức lớp 2
I. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục Đạo đức lớp 2 vận dụng theo mô hình VNEN và tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt lớp 2.
- Môn Đạo đức lớp 2 nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi các em trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Các mối quan hệ ấy được giới thiệu và làm quen qua các bài, các cụm bài trong cả năm học.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
(tiếp theo)
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mục đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; thương yêu, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
(tiếp theo)
- Dạy học tích hợp theo chủ điểm và vận dụng mô hình VNEN ở môn Đạo đức lớp 2 cần theo hướng tiếp cận kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai; chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
(tiếp theo)
- Mỗi bài học trong chương trình Đạo đức lớp 2 hiện hành thường được thực hiện trong 2 tiết. Giáo viên có thể bố trí dạy liền 2 tiết trong 1 tuần để việc tổ chức các hoạt động được liền mạch, liên tục, học sinh được tham gia hoạt động nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn.
II. Vận dụng theo mô hình VNEN và tích hợp với chủ điểm môn TV2 vào một bài cụ thể trong HĐGD Đạo đức lớp 2
BÀI 2
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN
(2 tiết)
Bài ở tuần 12 + 13 (PPCT hiện hành) được chuyển lên Tuần 3 + 4 nhằm tích hợp với Chủ điểm: Em và bạn bè ở môn Tiếng Việt 2
A. Môn Đạo Đức lớp 2
I . Mục tiêu bài học: (vẫn giữ nguyên và công khai để HS biết và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu)
1. HS Hiểu:
- Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Quyền không được phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. HS có thái độ:
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
II. Các Hoạt động dạy và học
1. Hoạt động cơ bản
Hoạt động cả lớp:
Khởi động : Hát bài “Tình bạn thân”, nhạc và lời của Việt Anh hoặc “Lớp chúng ta đoàn kết”, nhạc và lời Mộng Lân.
Hoạt động 1: Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”
A. Môn Đạo Đức lớp 2
ND: Trong lúc các bạn lớp 2A ùa ra sân chơi, Cường không may bị ngã, Hợp đã vội chạy lại đỡ bạn dậy. Thấy thế, các bạn trong lớp cũng chạy đến và đưa Cường vào phòng y tế của trường. Hợp đã động viên và hứa sẽ chép bài cho Cường. Vừa lúc đó Cô giáo Hương cũng đến phòng y tế thăm Cường và khen Hợp đã biết quan tâm giúp đỡ bạn.
Hoạt động theo nhóm:
Trao đổi trong nhóm về việc làm của Hợp và các bạn đối với bạn Cường ?
HĐ này nhằm giúp học sinh hiểu được những biểu hiện cụ thể việc quan tâm giúp đỡ bạn (HĐ1 trang 43, SGV – BT1, trang 18, VBT).
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Hoạt động 2:
Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh (GV phóng to 6 bức tranh trong VBT) và đánh dấu vào những tranh thể hiện hành vi quan tâm giúp đỡ bạn và giải thích vì sao ?:
Tranh 1: Cho bạn mượn bút
Tranh 2: Đòi chép bài của bạn trong giờ KT
Tranh 3: Hướng dẫn bạn học bài
Tranh 4: Nhắc bạn không nên đọc truyện trong giờ học
Tranh 5: Hai bạn đang đánh nhau
Tranh 6: Đến thăm bạn ốm
nhằm giúp học sinh nhận biết được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 44, SGV – BT2, trang 19, VBT).
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Hoạt động cá nhân:
Hoạt động 3:
Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập (HĐ3, trang 45, SGV – BT3, trang 20, VBT) nhằm giúp học sinh nhận biết được cần quan tâm, giúp đỡ bạn vì:
- Vì em yêu mến các bạn.
- Vì Bạn cho em đồ chơi.
- Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ KT.
- Vì bạn che giấu khuyết điểm cho em.
- Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Sau hoạt động cá nhân, HS trình bày kết quả bài làm với GV
Ghi nhớ:
Bạn bè như thể anh em,
Quan tâm, giúp đỡ càng thêm thân tình.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
2. Hoạt động thực hành
Hoạt động cá nhân:
Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập bằng cách kể ra những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 46, SGV – BT4, trang 21, VBT).
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Hoạt động theo nhóm:
a, Tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận và đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống cụ thể nhằm giúp học sinh biết cách ứng xử trong việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ1, trang 46, SGV – BT5, trang 21, VBT):
Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em.
Bạn em đang đau tay lại phải xách nặng.
Bạn em để quên hộp bút chì màu trong giờ học vẽ.
Trong tổ em có một bạn bị ốm.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
b, Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị và trình bày trước lớp theo cách 1 (Hái hoa dân chủ) hoặc cách 2 (tiểu phẩm Trong giờ ra chơi) nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ3, trang 47, 48, SGV – BT5).
Trong quá trình tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm, GV cần đến kiểm tra và nhận xét bài làm của HS và giúp đỡ các em hoàn thành tốt các yêu cầu của bài tập.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
3. Hoạt động ứng dụng (Phần này GV bổ sung thêm):
a, Hãy kể với cha mẹ, anh chị về những việc em đã làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ bạn.
b, Thực hiện quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống hằng ngày.
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(ĐẠO ĐỨC, ÂM NHẠC, MĨ THUẬT,
THỦ CÔNG, THỂ DỤC) LỚP 2
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI – VNEN
VÀ TÍCH HỢP VỚI CHỦ ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 2
Hoạt động 1
1. Vì sao cần phải điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo mô hình trường học mới – VNEN.
2. Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 hiện hành theo mô hình trường học mới – VNEN.
Phản hồi hoạt động 1.
1. Mô hình trường tiểu học mới - EN được xây dựng dựa trên năm nguyên tắc cơ bản:
a. Lấy học sinh làm trung tâm: học sinh được học theo khả năng của riêng mình; tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập.
b. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS.
c. Linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh.
d. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập của con em mình.
e. Góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh.
Phản hồi hoạt động 1.
Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu, vận dụng mô hình EN vào thực tiễn giáo dục Tiểu học ở Việt Nam. Cùng với những vấn đề như cách thức tổ chức hoạt động học tập, xây dựng môi trường lớp học, biên soạn tài liệu dạy học… của mô hình EN đã được nghiên cứu, vận dụng phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam (viết tắt là VNEN).
Năm học học 2011 – 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tiến hành thử nghiệm vận dụng mô hình VNEN ở các môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên & Xã hội lớp 2.
Phản hồi hoạt động 1.
Năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo: Cùng với môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên & Xã hội lớp 2, các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục cũng được điều chỉnh và vận dụng theo mô hình VNEN.
Tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục vận dụng theo mô hình trường học mới – VNEN là nhằm đáp ứng mục đích trên.
Phản hồi hoạt động 1.
2. Nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 hiện hành theo mô hình VNEN
Việc điều chỉnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Giữ nguyên Chương trình các môn học;
- Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học;
- Giữ nguyên nội dung sách giáo viên, sách bài tập của học sinh;
- Tăng cường khả năng tự học của học sinh;
- Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực;
- Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học;
- Thay đổi điều kiện dạy và học một cách phù hợp, tự nhiên;
- Thay đổi cách đánh giá: kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của học sinh.
Hoạt động 2.
1. Cấu trúc bài học theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào ?
2. Cách thức vận dụng theo mô hình trường Tiểu học mới – VNEN đối với các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 như thế nào?
Phản hồi hoạt động 2
1. Cấu trúc bài học theo mô hình VNEN
I.Tên bài học
I. Mục tiêu bài học
III. Các Hoạt động dạy và học
Phản hồi hoạt động 2
Các hoạt động dạy và học
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động cơ bản giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện và hình thành kiến thức mới thông qua các hoạt động:
- Khởi động: tổ chức trò chơi, bài hát,… để tạo hứng thú cho học sinh về chủ đề mới.
- Hoạt động khám phá và trao đổi kiến thức, thông tin mới.
- Hình thành kiến thức. Học sinh tiếp cận nội dung bài học thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động với giáo viên để hoàn thành các bài tập.
- Hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức.
Sau phần hoạt động cơ bản, học sinh trình bày các kết quả thu hoạch được để GV và các bạn nhận xét, đánh giá.
Phản hồi hoạt động 2
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động thực hành giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học nhằm củng cố kết quả học tập của học sinh thông qua các hoạt động. Các bài tập hỗ trợ có yêu cầu kết hợp giữa lí thuyết và thực hành giúp giáo viên kiểm chứng xem học sinh có tiếp thu được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, thái độ mới hay không.
Sau phần thực hành, học sinh trình bày kết quả các hoạt động để giáo viên và các bạn nhận xét, đánh giá.
Phản hồi hoạt động 2
C. Hoạt động ứng dụng:
Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào các tình huống cụ thể ở lớp học, nhà trường, gia đình và trong cộng đồng với sự giúp đỡ của người lớn. Trên cơ sở đó, làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của bài học, đồng thời biết cách vận dụng, củng cố được kiến thức, kĩ năng, thái độ thông qua các hoạt động thực tiễn này.
Phản hồi hoạt động 2
2. Cách vận dụng theo mô hình VNEN đối với các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục như sau:
Các hoạt động giáo dục này trong Chương trình hiện hành, về cơ bản đã được thiết kế theo hướng tổ chức các hoạt động và được thể hiện trong Sách giáo viên với các dạng bài tập sau:
- Dạng bài tập hình thành kiến thức, kĩ năng mới;
- Dạng bài tập thực hành, củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng;
- Dạng bài tập ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Phản hồi hoạt động 2
Tuy nhiên, các bài tập này chưa được phân định rõ ràng như cấu trúc của mô hình VNEN và có thể một số bài còn thiếu dạng bài tập ứng dụng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục vận dụng theo mô hình VNEN ở các hoạt động này, chúng ta vẫn sử dụng Sách giáo viên nhưng có điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp và hướng dẫn học sinh thực hiện theo cấu trúc của mô hình VNEN. Một số bài có thể bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu, nếu thấy cần thiết.
Phản hồi hoạt động 2
Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt, đa dạng. Tăng cường tổ chức cho học sinh tự học theo các hình thức học tập cá nhân, nhóm và cả lớp để học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động 3
1. Vì sao các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 cần được điều chỉnh theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 ?
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 ?
Phản hồi hoạt động 3
1. Quan điểm dạy học tích hợp đã được thể hiện khá rõ trong việc xây dựng chương trình các môn học ở cấp Tiểu học.
Trong Chương trình hiện hành, nội dung các môn học, về cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và được thiết kế theo các chủ đề, chủ điểm phù hợp với tâm sinh lí và quá trình nhận thức của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung GD tiểu học.
Phản hồi hoạt động 3
Tuy nhiên, giữa các môn học vẫn chưa có sự tích hợp chặt chẽ, đồng tâm về chủ điểm. Do vậy mà khi học sinh cùng học về một chủ điểm như: quê hương, gia đình hay nhà trường … nhưng mỗi môn học lại sắp xếp ở các thời điểm khác nhau trong kế hoạch thời gian năm học nên đã không tạo được sự gắn kết hoặc ngược lại sẽ có những nội dung trùng lặp không cần thiết ở cùng một chủ điểm, dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh.
Phản hồi hoạt động 3
Nhằm mục đích giúp giáo viên và học sinh có điều kiện dạy và học theo hướng tập trung khắc họa và làm sáng rõ một chủ điểm nào đó tại một thời điểm đơn vị tuần hoặc một số tuần trong năm học, chúng ta cần tích hợp các môn theo chủ điểm ở một số môn học và lấy chủ điểm của môn Tiếng Việt làm trung tâm.
Từ chủ điểm của môn Tiếng Việt, các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật … cần được sắp xếp lại và chuyển các bài có cùng chủ điểm hoặc gần chủ điểm về cùng thời điểm với môn Tiếng Việt lớp 2.
Phản hồi hoạt động 3
Trường hợp một số bài không có sự tương đồng về chủ điểm với môn Tiếng Việt và những bài dành cho nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được bố trí hợp lí vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học.
Phản hồi hoạt động 3
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt :
- Không thay đổi nội dung chương trình các môn học;
- Không thay đổi mục tiêu bài học của các môn học;
- Không thay đổi nội dung bài học của các môn học;
Phản hồi hoạt động 3
- Căn cứ nội dung từng bài học để xác định mức độ tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt một cách hợp lí:
+ Tích hợp cơ bản;
+ Tích hợp bộ phận;
+ Liên hệ một số nội dung nhất định.
- Đổi mới cách đánh giá: không chỉ đánh giá kết quả học tập mà cần đánh giá cả quá trình học tập của học sinh và hướng tới đánh giá năng lực nhận thức và vận dụng của học sinh.
Phản hồi hoạt động 3
Lưu ý:
Khi có sự điều chỉnh lại thứ tự các bài học theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2, giáo viên cần chủ động linh hoạt trong việc đánh giá học sinh thông qua các nhận xét sao cho phù hợp, nhẹ nhàng, linh hoạt và thiết thực.
Hoạt động 4
1. Nghiên cứu, lựa chọn sắp xếp thứ tự các bài trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2.
2. Những đề nghị điều chỉnh trong bản dự kiến phân phối chương trình các hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 2 (trong phần phụ lục) và nêu rõ lí do điều chỉnh ?
Phản hồi hoạt động 4
- Dự kiến PPCT của các nhóm đối với HĐGD Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật theo hướng tích hợp với chủ điểm môn TV2.
- Những đề nghị điều chỉnh trong bản dự kiến phân phối chương trình hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt 2 (trong phần phụ lục)
Hoạt động 5
1. Trao đổi và xây dựng kế hoạch lên lớp một số bài trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng vận dụng mô hình trường Tiểu học mới – VNEN.
2. Thực hành một số bài trong hoạt động giáo dục Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục lớp 2 theo hướng vận dụng mô hình trường Tiểu học mới – VNEN.
Hoạt động 5 (tiếp theo)
3. Đại diện các nhóm trình bày, trao đổi về cách tổ chức, kết quả thu hoạch được trong khóa Tập huấn và những đề xuất, kiến nghị.
4. Thống nhất nội dung, phương pháp và kế hoạch tập huấn tại địa phương.
PHẦN II
HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 2
A. Môn Đạo Đức lớp 2
I. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục Đạo đức lớp 2 vận dụng theo mô hình VNEN và tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt lớp 2.
- Môn Đạo đức lớp 2 nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi các em trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Các mối quan hệ ấy được giới thiệu và làm quen qua các bài, các cụm bài trong cả năm học.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
(tiếp theo)
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mục đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; thương yêu, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
(tiếp theo)
- Dạy học tích hợp theo chủ điểm và vận dụng mô hình VNEN ở môn Đạo đức lớp 2 cần theo hướng tiếp cận kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai; chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
(tiếp theo)
- Mỗi bài học trong chương trình Đạo đức lớp 2 hiện hành thường được thực hiện trong 2 tiết. Giáo viên có thể bố trí dạy liền 2 tiết trong 1 tuần để việc tổ chức các hoạt động được liền mạch, liên tục, học sinh được tham gia hoạt động nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn.
II. Vận dụng theo mô hình VNEN và tích hợp với chủ điểm môn TV2 vào một bài cụ thể trong HĐGD Đạo đức lớp 2
BÀI 2
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN
(2 tiết)
Bài ở tuần 12 + 13 (PPCT hiện hành) được chuyển lên Tuần 3 + 4 nhằm tích hợp với Chủ điểm: Em và bạn bè ở môn Tiếng Việt 2
A. Môn Đạo Đức lớp 2
I . Mục tiêu bài học: (vẫn giữ nguyên và công khai để HS biết và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu)
1. HS Hiểu:
- Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Quyền không được phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. HS có thái độ:
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
II. Các Hoạt động dạy và học
1. Hoạt động cơ bản
Hoạt động cả lớp:
Khởi động : Hát bài “Tình bạn thân”, nhạc và lời của Việt Anh hoặc “Lớp chúng ta đoàn kết”, nhạc và lời Mộng Lân.
Hoạt động 1: Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”
A. Môn Đạo Đức lớp 2
ND: Trong lúc các bạn lớp 2A ùa ra sân chơi, Cường không may bị ngã, Hợp đã vội chạy lại đỡ bạn dậy. Thấy thế, các bạn trong lớp cũng chạy đến và đưa Cường vào phòng y tế của trường. Hợp đã động viên và hứa sẽ chép bài cho Cường. Vừa lúc đó Cô giáo Hương cũng đến phòng y tế thăm Cường và khen Hợp đã biết quan tâm giúp đỡ bạn.
Hoạt động theo nhóm:
Trao đổi trong nhóm về việc làm của Hợp và các bạn đối với bạn Cường ?
HĐ này nhằm giúp học sinh hiểu được những biểu hiện cụ thể việc quan tâm giúp đỡ bạn (HĐ1 trang 43, SGV – BT1, trang 18, VBT).
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Hoạt động 2:
Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh (GV phóng to 6 bức tranh trong VBT) và đánh dấu vào những tranh thể hiện hành vi quan tâm giúp đỡ bạn và giải thích vì sao ?:
Tranh 1: Cho bạn mượn bút
Tranh 2: Đòi chép bài của bạn trong giờ KT
Tranh 3: Hướng dẫn bạn học bài
Tranh 4: Nhắc bạn không nên đọc truyện trong giờ học
Tranh 5: Hai bạn đang đánh nhau
Tranh 6: Đến thăm bạn ốm
nhằm giúp học sinh nhận biết được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 44, SGV – BT2, trang 19, VBT).
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Hoạt động cá nhân:
Hoạt động 3:
Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập (HĐ3, trang 45, SGV – BT3, trang 20, VBT) nhằm giúp học sinh nhận biết được cần quan tâm, giúp đỡ bạn vì:
- Vì em yêu mến các bạn.
- Vì Bạn cho em đồ chơi.
- Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ KT.
- Vì bạn che giấu khuyết điểm cho em.
- Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Sau hoạt động cá nhân, HS trình bày kết quả bài làm với GV
Ghi nhớ:
Bạn bè như thể anh em,
Quan tâm, giúp đỡ càng thêm thân tình.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
2. Hoạt động thực hành
Hoạt động cá nhân:
Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập bằng cách kể ra những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 46, SGV – BT4, trang 21, VBT).
A. Môn Đạo Đức lớp 2
Hoạt động theo nhóm:
a, Tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận và đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống cụ thể nhằm giúp học sinh biết cách ứng xử trong việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ1, trang 46, SGV – BT5, trang 21, VBT):
Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em.
Bạn em đang đau tay lại phải xách nặng.
Bạn em để quên hộp bút chì màu trong giờ học vẽ.
Trong tổ em có một bạn bị ốm.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
b, Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị và trình bày trước lớp theo cách 1 (Hái hoa dân chủ) hoặc cách 2 (tiểu phẩm Trong giờ ra chơi) nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ3, trang 47, 48, SGV – BT5).
Trong quá trình tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm, GV cần đến kiểm tra và nhận xét bài làm của HS và giúp đỡ các em hoàn thành tốt các yêu cầu của bài tập.
A. Môn Đạo Đức lớp 2
3. Hoạt động ứng dụng (Phần này GV bổ sung thêm):
a, Hãy kể với cha mẹ, anh chị về những việc em đã làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ bạn.
b, Thực hiện quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống hằng ngày.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Khắc Thiện
Dung lượng: 153,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)