Tài liệu Thanh tra nội bộ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thắm |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu Thanh tra nội bộ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
A. Những vấn đề chung
Khái niệm:
Kiểm tra:
Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào . Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.
2. Kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH)
Là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy- học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.
II. Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Xây dựng KH
Kiểm tra, giám sát
Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo thực hiện
- KTNBTH là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý
- Kiểm tra vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.
- Kiểm tra còn có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng kiểm tra tự bộc lộ mình, tự điều chỉnh những mặt hạn chế của mình; khuyến khích việc tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
III. Chức năng của công tác kiểm tra nội bộ trường học
+ Tạo lập kênh thông tin phản hồi thường xuyên
+ Đánh giá
+ Phát hiện
+ Điều chỉnh
IV. Các nguyên tắc kiểm tra
1.Kiểm tra phải chính xác, khách quan
Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.
2. Kiểm tra phải có hiệu quả
Kiểm tra không phải là “ bới lông tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt trong giáo dục còn phải tính đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra.
Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường.
Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.
3. Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời
Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “ khi có vấn đề” mới kiểm tra.
4. Kiểm tra phải công khai
Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
V. Nội dung của KTNBTH :
1.Về đối tượng kiểm tra :
Đối tượng KTNBTH là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn. Song đối tượng chủ yếu của KTNBTH là : giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất-kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục.
2. Về cơ sở pháp lý :
- Luật giáo dục
- Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục
- Điều lệ nhà trường
- Nghị định chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục
- Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường
- Các Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông.
- Chỉ thị năm học ( hàng năm ) của Bộ trưởng Bộ GDĐT
- Chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT ở địa phương
- Kế hoạch năm học của nhà trường.
* Nội dung KTBNTH bao gồm :
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;
- Kiểm tra hoạt động tổ, khối chuyên môn;
- Kiểm tra cơ sở vật chất;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;
- Kiểm tra công tác bán trú ( nếu có);
- Kiểm tra tài chính;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư, hành chính;
- Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh;
- Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.
Ngoài ra, hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.
B. Hiệu trưởng tổ chức KTNBTH
Công tác kiểm tra được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và tổng kết, điều chỉnh.
Quy trình kiểm tra phải đảm bảo các bước của một cuộc thanh tra, kiểm tra: Xây dựng kế hoạch kiểm tra; ra quyết định thành lập tổ kiểm tra;tiến hành kiểm tra phải xác định được nội dung, phương pháp kiểm tra; đánh giá xếp loại; hoàn tất biên bản, lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
I. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi.
Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, tập trung vào những hoạt động chính, những mặt còn yếu kém, thiếu sót cần phải chấn chỉnh.
Hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, hợp lý cho kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ : mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành,hình thức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra bảo đảm tính ổn định tương đối của kế hoạch.
Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học.
1. Kế hoạch năm: được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau.
2. Kế hoạch kiểm tra tháng: nội dung kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ đích danh, thời gian tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ.
3. Kế hoạch kiểm tra tuần: Nội dung kiểm tra tuần có thể được ghi chi tiết :
+ Người và đơn vị được kiểm tra
+ Nội dung kiểm tra chi tiết
+ Những người được tham gia lực lượng kiểm tra
+ Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành.
II. Tổ chức kiểm tra :
1. Xây dựng lực lượng kiểm tra :
Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là :
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
- Thành viên của ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín và linh hoạt trong công việc.
- Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
2. Tiến hành kiểm tra :
Các hoạt động kiểm tra nào trong nhà trường cũng phải thực hiện được nhiệm vụ của kiểm tra là: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
Kiểm tra : xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý.
*Yêu cầu của kiểm tra phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của của đối tượng kiểm tra.
Đánh giá : Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra.
* Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.
Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình
* Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.
Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
*Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm ( của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình,…); phổ biến được những kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.
2.1 Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên :
a/ Cơ sở pháp lý:
- Thông tư 43/2006/TT-BGD ĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo
- Công văn số 1516/HD-SGDĐT-TTr ngày 18/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai hướng dẫn thanh tra đánh giá, xếp loại trường phổ thông, trung tâm GDTX và hoạt động sư phạm nhà giáo.
- Kế hoạch kiểm tra của nhà trường.
b/ Công tác chuẩn bị:
- Hiệu trưởng cần phổ biến thống nhất với tất cả các thành viên trong tổ kiểm tra, quán triệt về nội dung phương pháp làm việc, cách đánh giá theo từng tiêu chí đã nêu trong các văn bản trên.
- Trên cơ sở nắm chắc các quy định, chương trình, kế hoạch đào tạo, người kiểm tra cần phải :
+ Nắm kế hoạch và nội dung giảng dạy của giáo viên để lập kế hoạch kiểm tra.
+ Chuẩn bị các đề kiểm tra chất lượng học sinh
c/ Tiến hành kiểm tra:
* Dự giờ:
- Kiểm tra viên phải quan sát toàn bộ diễn tiến của tiết dạy; ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học. Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy.
- Phân tích tiết dạy của giáo viên: căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy theo những tiêu chí khoa học, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên;
- Phân tích kết quả học tập của học sinh;
- Dự kiến nội dung cuộc trao đổi : sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên, chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi;
- Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ.
- Trao đổi với giáo viên :
+ Đề nghị giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi khó khăn khi thực hiện giờ dạy và tự đánh giá giờ dạy của mình;
+ Nêu nhận xét ưu nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy;
+ Cùng giáo viên tìm ra phương án nâng cao chất lượng giờ dạy;
+ Nêu những lời khuyên cụ thể, xác thực, khả thi;
+ Đánh giá xếp loại giờ dạy : xác định mức độ đạt được của giờ dạy, mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần kiểm tra trước, vận dụng tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ GD ĐT ban hành để xếp loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức : tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.
* Để bước dự giờ đạt hiệu quả, người kiểm tra phải có bước chuẩn bị dự giờ như:
- Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ;
- Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, thanh tra lần trước;
- Nghiên cứu nội dung các chương, bài dạy của giáo viên, mục đích yêu cầu của bài, kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần hình thành cho học sinh; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết…
- Xem xét trình độ học sinh;
- Phác thảo nội dung quan sát;
- Xác định các nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp ( nếu cần);
- Chuẩn bị các biểu mẫu.
b/ Xem xét các hồ sơ sổ sách theo quy định :
Giáo án, sổ ghi đầu bài của lớp để xem số lượng bài dạy, bài soạn,… xem sổ điểm và một số tập bài kiểm tra đã chấm; xem việc sử dụng ĐDDH. Khi xem xét giáo án không chỉ dừng lại thống kê số lượng mà cần đánh giá được giáo án đó có chi tiết không, có thể hiện rõ được sự đầu tư của giáo viên trong quá trình chuẩn bị lên lớp, đã cập nhật được những kiến thức mới, kiến thức thực tế cuộc sống vào bài giảng chưa… nhất là các bộ môn khoa học xã hội, những bộ môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong thực tế. Đối chiếu thiết kế bài giảng với thực tế tiết dạy trên lớp cũng cần được chú ý để rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp.
c / Kiểm tra chất lượng :
- Cho học sinh làm bài kiểm tra để khảo sát chất lượng, đánh giá hiệu quả giờ dạy của giáo viên . Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Đây chỉ là nội dung tham khảo khi đánh giá giáo viên; Cần phải đánh giá được mức tiến bộ của học sinh so với khi giáo viên nhận lớp, chứ không thể hoàn toàn căn cứ vào kết quả giờ dạy. Việc đánh giá kết quả học sinh là phải đánh giá cả quá trình.
- Tiếp xúc với học sinh để nắm những kết quả nhận thức, tình cảm của HS.
- Quan sát hoạt động của học sinh để nhận xét về nề nếp,thái độ, hành vi đạo đức, chất lượng các hoạt động lao động, thể dục và thẩm mỹ của học sinh.
d/ Kết thúc kiểm tra :
- Kiểm tra viên trao đổi với hiệu trưởng về việc đánh giá giáo viên được kiểm tra ( hoặc hiệu trưởng trực tiếp đánh giá).
- Gặp gỡ trao đổi với giáo viên để nắm được ý tưởng riêng của giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, nêu nhận xét ưu điểm, thiếu sót nhằm hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên được kiểm tra, nêu kết luận và xếp loại. Biên bản kiểm tra ghi những hoạt động chủ yếu của cuộc kiểm tra, nhận xét về năng lực và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, những điểm tốt cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, nhận xét về kết quả học tâp của học sinh và các công tác khác của giáo viên; cuối cùng là đánh giá xếp loại và các kiến nghị cần thiết đối với bản thân giáo viên.
2.2/ Kiểm tra chuyên đề :
Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra.
Tùy theo tình hình thực tế, Hiệu trưởng có thể chọn lựa những hoạt động mà nhà trường cần phải tập trung chấn chỉnh, cần phải nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ theo quy chế, Điều lệ trường học, những quy định của Ngành…
Tiến hành kiểm tra cũng phải đảm bảo quy trình một cuộc kiểm tra.
Sau khi kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ kiểm tra phải báo cáo Hiệu trưởng kết quả kiểm tra ( nếu HT không trực tiếp kiểm tra)
HT xem xét kết quả kiểm tra, xác minh lại khi cần thiết, sau đó ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra/bộ phận/tổ chức và đơn vị.
HT thực chỉ đạo thực hiện xử lý sau kiểm tra.
3/ Lưu hồ sơ:
Hồ sơ kiểm tra toàn diện giáo viên phải được lưu trữ đầy đủ gồm : phiếu dự giờ của các thành viên, biên bản rút kinh nghiệm các tiết dạy, các biên bản kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, chủ nhiệm … hoặc các loại biên bản kiểm tra từng chuyên đề. Hồ sơ kiểm tra của mỗi giáo viên được lưu giữ trong một bìa hồ sơ riêng; cứ sau 5 năm thì được đưa vào hồ sơ lưu trữ tại trường .
III. Tổng kết, điều chỉnh:
Sau khi kiểm tra các cấp quản lý cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra .
Định kỳ hàng tháng , từng học kỳ, mỗi năm học hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo tổng kết hoạt động KTNBTH, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại, có hình thức biểu dương khen thưởng , chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận, mọi tổ chức thực hiện
Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
C. MỘT SỐ GiẢI PHÁP CƠ BẢN
1/ Xây dựng lực lượng kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra;
Thực hiện phân cấp trong kiểm tra
HT phải quy định cụ thể thể thức làm việc, nhiệm vụ, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi kiểm tra viên.
2/ Căn cứ vào nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá, xếp loại , mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh hoạt động của mình, nhằm đạt được sự đánh giá, xếp loại tốt nhất
3/ Định kỳ cần tổ chức chỉ đạo tổng kết,rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy mặt tốt, khắc phục tồn tại, có hình thức biểu dương , khen thưởng, chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình…
4/ Thiết lập hệ thống thông tin đa chiều.
Khái niệm:
Kiểm tra:
Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào . Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.
2. Kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH)
Là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy- học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.
II. Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Xây dựng KH
Kiểm tra, giám sát
Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo thực hiện
- KTNBTH là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý
- Kiểm tra vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.
- Kiểm tra còn có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng kiểm tra tự bộc lộ mình, tự điều chỉnh những mặt hạn chế của mình; khuyến khích việc tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
III. Chức năng của công tác kiểm tra nội bộ trường học
+ Tạo lập kênh thông tin phản hồi thường xuyên
+ Đánh giá
+ Phát hiện
+ Điều chỉnh
IV. Các nguyên tắc kiểm tra
1.Kiểm tra phải chính xác, khách quan
Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.
2. Kiểm tra phải có hiệu quả
Kiểm tra không phải là “ bới lông tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt trong giáo dục còn phải tính đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra.
Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường.
Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.
3. Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời
Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “ khi có vấn đề” mới kiểm tra.
4. Kiểm tra phải công khai
Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
V. Nội dung của KTNBTH :
1.Về đối tượng kiểm tra :
Đối tượng KTNBTH là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn. Song đối tượng chủ yếu của KTNBTH là : giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất-kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục.
2. Về cơ sở pháp lý :
- Luật giáo dục
- Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục
- Điều lệ nhà trường
- Nghị định chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục
- Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường
- Các Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông.
- Chỉ thị năm học ( hàng năm ) của Bộ trưởng Bộ GDĐT
- Chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT ở địa phương
- Kế hoạch năm học của nhà trường.
* Nội dung KTBNTH bao gồm :
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;
- Kiểm tra hoạt động tổ, khối chuyên môn;
- Kiểm tra cơ sở vật chất;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;
- Kiểm tra công tác bán trú ( nếu có);
- Kiểm tra tài chính;
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư, hành chính;
- Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh;
- Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.
Ngoài ra, hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.
B. Hiệu trưởng tổ chức KTNBTH
Công tác kiểm tra được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và tổng kết, điều chỉnh.
Quy trình kiểm tra phải đảm bảo các bước của một cuộc thanh tra, kiểm tra: Xây dựng kế hoạch kiểm tra; ra quyết định thành lập tổ kiểm tra;tiến hành kiểm tra phải xác định được nội dung, phương pháp kiểm tra; đánh giá xếp loại; hoàn tất biên bản, lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
I. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi.
Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, tập trung vào những hoạt động chính, những mặt còn yếu kém, thiếu sót cần phải chấn chỉnh.
Hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, hợp lý cho kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ : mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành,hình thức, đơn vị, cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra bảo đảm tính ổn định tương đối của kế hoạch.
Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học.
1. Kế hoạch năm: được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau.
2. Kế hoạch kiểm tra tháng: nội dung kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết hơn. Không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ đích danh, thời gian tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ.
3. Kế hoạch kiểm tra tuần: Nội dung kiểm tra tuần có thể được ghi chi tiết :
+ Người và đơn vị được kiểm tra
+ Nội dung kiểm tra chi tiết
+ Những người được tham gia lực lượng kiểm tra
+ Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành.
II. Tổ chức kiểm tra :
1. Xây dựng lực lượng kiểm tra :
Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là :
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
- Thành viên của ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín và linh hoạt trong công việc.
- Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
2. Tiến hành kiểm tra :
Các hoạt động kiểm tra nào trong nhà trường cũng phải thực hiện được nhiệm vụ của kiểm tra là: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
Kiểm tra : xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý.
*Yêu cầu của kiểm tra phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của của đối tượng kiểm tra.
Đánh giá : Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra.
* Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.
Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình
* Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.
Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
*Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm ( của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình,…); phổ biến được những kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.
2.1 Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên :
a/ Cơ sở pháp lý:
- Thông tư 43/2006/TT-BGD ĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo
- Công văn số 1516/HD-SGDĐT-TTr ngày 18/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai hướng dẫn thanh tra đánh giá, xếp loại trường phổ thông, trung tâm GDTX và hoạt động sư phạm nhà giáo.
- Kế hoạch kiểm tra của nhà trường.
b/ Công tác chuẩn bị:
- Hiệu trưởng cần phổ biến thống nhất với tất cả các thành viên trong tổ kiểm tra, quán triệt về nội dung phương pháp làm việc, cách đánh giá theo từng tiêu chí đã nêu trong các văn bản trên.
- Trên cơ sở nắm chắc các quy định, chương trình, kế hoạch đào tạo, người kiểm tra cần phải :
+ Nắm kế hoạch và nội dung giảng dạy của giáo viên để lập kế hoạch kiểm tra.
+ Chuẩn bị các đề kiểm tra chất lượng học sinh
c/ Tiến hành kiểm tra:
* Dự giờ:
- Kiểm tra viên phải quan sát toàn bộ diễn tiến của tiết dạy; ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học. Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy.
- Phân tích tiết dạy của giáo viên: căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy theo những tiêu chí khoa học, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên;
- Phân tích kết quả học tập của học sinh;
- Dự kiến nội dung cuộc trao đổi : sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên, chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi;
- Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ.
- Trao đổi với giáo viên :
+ Đề nghị giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi khó khăn khi thực hiện giờ dạy và tự đánh giá giờ dạy của mình;
+ Nêu nhận xét ưu nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy;
+ Cùng giáo viên tìm ra phương án nâng cao chất lượng giờ dạy;
+ Nêu những lời khuyên cụ thể, xác thực, khả thi;
+ Đánh giá xếp loại giờ dạy : xác định mức độ đạt được của giờ dạy, mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần kiểm tra trước, vận dụng tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ GD ĐT ban hành để xếp loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức : tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.
* Để bước dự giờ đạt hiệu quả, người kiểm tra phải có bước chuẩn bị dự giờ như:
- Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ;
- Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, thanh tra lần trước;
- Nghiên cứu nội dung các chương, bài dạy của giáo viên, mục đích yêu cầu của bài, kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần hình thành cho học sinh; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết…
- Xem xét trình độ học sinh;
- Phác thảo nội dung quan sát;
- Xác định các nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp ( nếu cần);
- Chuẩn bị các biểu mẫu.
b/ Xem xét các hồ sơ sổ sách theo quy định :
Giáo án, sổ ghi đầu bài của lớp để xem số lượng bài dạy, bài soạn,… xem sổ điểm và một số tập bài kiểm tra đã chấm; xem việc sử dụng ĐDDH. Khi xem xét giáo án không chỉ dừng lại thống kê số lượng mà cần đánh giá được giáo án đó có chi tiết không, có thể hiện rõ được sự đầu tư của giáo viên trong quá trình chuẩn bị lên lớp, đã cập nhật được những kiến thức mới, kiến thức thực tế cuộc sống vào bài giảng chưa… nhất là các bộ môn khoa học xã hội, những bộ môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong thực tế. Đối chiếu thiết kế bài giảng với thực tế tiết dạy trên lớp cũng cần được chú ý để rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp.
c / Kiểm tra chất lượng :
- Cho học sinh làm bài kiểm tra để khảo sát chất lượng, đánh giá hiệu quả giờ dạy của giáo viên . Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Đây chỉ là nội dung tham khảo khi đánh giá giáo viên; Cần phải đánh giá được mức tiến bộ của học sinh so với khi giáo viên nhận lớp, chứ không thể hoàn toàn căn cứ vào kết quả giờ dạy. Việc đánh giá kết quả học sinh là phải đánh giá cả quá trình.
- Tiếp xúc với học sinh để nắm những kết quả nhận thức, tình cảm của HS.
- Quan sát hoạt động của học sinh để nhận xét về nề nếp,thái độ, hành vi đạo đức, chất lượng các hoạt động lao động, thể dục và thẩm mỹ của học sinh.
d/ Kết thúc kiểm tra :
- Kiểm tra viên trao đổi với hiệu trưởng về việc đánh giá giáo viên được kiểm tra ( hoặc hiệu trưởng trực tiếp đánh giá).
- Gặp gỡ trao đổi với giáo viên để nắm được ý tưởng riêng của giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, nêu nhận xét ưu điểm, thiếu sót nhằm hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên được kiểm tra, nêu kết luận và xếp loại. Biên bản kiểm tra ghi những hoạt động chủ yếu của cuộc kiểm tra, nhận xét về năng lực và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, những điểm tốt cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, nhận xét về kết quả học tâp của học sinh và các công tác khác của giáo viên; cuối cùng là đánh giá xếp loại và các kiến nghị cần thiết đối với bản thân giáo viên.
2.2/ Kiểm tra chuyên đề :
Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra.
Tùy theo tình hình thực tế, Hiệu trưởng có thể chọn lựa những hoạt động mà nhà trường cần phải tập trung chấn chỉnh, cần phải nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ theo quy chế, Điều lệ trường học, những quy định của Ngành…
Tiến hành kiểm tra cũng phải đảm bảo quy trình một cuộc kiểm tra.
Sau khi kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ kiểm tra phải báo cáo Hiệu trưởng kết quả kiểm tra ( nếu HT không trực tiếp kiểm tra)
HT xem xét kết quả kiểm tra, xác minh lại khi cần thiết, sau đó ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra/bộ phận/tổ chức và đơn vị.
HT thực chỉ đạo thực hiện xử lý sau kiểm tra.
3/ Lưu hồ sơ:
Hồ sơ kiểm tra toàn diện giáo viên phải được lưu trữ đầy đủ gồm : phiếu dự giờ của các thành viên, biên bản rút kinh nghiệm các tiết dạy, các biên bản kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, chủ nhiệm … hoặc các loại biên bản kiểm tra từng chuyên đề. Hồ sơ kiểm tra của mỗi giáo viên được lưu giữ trong một bìa hồ sơ riêng; cứ sau 5 năm thì được đưa vào hồ sơ lưu trữ tại trường .
III. Tổng kết, điều chỉnh:
Sau khi kiểm tra các cấp quản lý cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra .
Định kỳ hàng tháng , từng học kỳ, mỗi năm học hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo tổng kết hoạt động KTNBTH, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại, có hình thức biểu dương khen thưởng , chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận, mọi tổ chức thực hiện
Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
C. MỘT SỐ GiẢI PHÁP CƠ BẢN
1/ Xây dựng lực lượng kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra;
Thực hiện phân cấp trong kiểm tra
HT phải quy định cụ thể thể thức làm việc, nhiệm vụ, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi kiểm tra viên.
2/ Căn cứ vào nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá, xếp loại , mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh hoạt động của mình, nhằm đạt được sự đánh giá, xếp loại tốt nhất
3/ Định kỳ cần tổ chức chỉ đạo tổng kết,rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy mặt tốt, khắc phục tồn tại, có hình thức biểu dương , khen thưởng, chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình…
4/ Thiết lập hệ thống thông tin đa chiều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thắm
Dung lượng: 429,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)