Tài liệu tập huấn tổ chuyên môn
Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Chung |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn tổ chuyên môn thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC – MẦM NON
NĂM HỌC 2011 - 2012
Thới Bình, Tháng 4 năm 2012
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO TẬP HUẤN)
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lí của trường Tiểu học – Mầm non.
Trong trường các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
Tổ chuyên môn giúp ban giám hiệu điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học, trực tiếp quản lí giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lí nhiều mặt nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động dạy và học trong trường
Tổ chuyên môn trực tiếp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO TẬP HUẤN)
Tổ chuyên môn là cầu nối giữa BGH và giáo viên trong tổ về thông tin hai chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên; tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch , chương trình giáo dục, Chuẩn KT-KN, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thực chất chất lượng của học sinh… qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ thăm lớp…
Tổ chức tốt việc sinh hoạt tổ chuyên môn và mở chuyên đề thao giảng một cách bài bản, khoa học sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng chất lượng và đi vào chiều sâu.
Qua thực tế quan sát và kiểm tra ở một số đơn vị cho thấy hoạt động tổ chuyên môn ở các trường còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ kém hiệu quả chưa đảm bảo được khâu trung gian (cầu nối giữa BGH với giáo viên).
Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn chưa khoa học, chưa thống nhất (mỗi trường có một cách sinh hoạt riêng); nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn sơ sài, chưa theo một trình tự lôgíc với những nội dung trọng tâm cơ bản mà phần lớn chỉ có thông tin một chiều, tổ trưởng triển khai xong một số nội dung rồi nghỉ, ngay cả nội dung triển khai còn mang tính chung chung , chưa cụ thể , chưa sát với kế hoạch nhà trường).
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO TẬP HUẤN)
Việc mở chuyên đề thao giảng chưa mang tính nghiên cứu lí thuyết để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn cho phù hợp (hầu hết tải trên mạng về , hoặc sao chép rồi triển khai, thậm chí để lưu làm hồ sơ để đối phó khi kiểm tra); cách thức xây dựng quy trình, nội dung thực hiện chuyên đề còn lúng túng, mang tính hình thức đối phó, chưa có hiệu quả; xây dựng thực hiện kế hoạch mở chuyên đề còn rườm rà phức tạp, chưa khoa học.
Xuất phát từ những lí do trên lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo Thới Bình chỉ đạo tập huấn chuyên đề này nhằm giúp các đơn vị trường Tiểu học – Mầm non trong toàn huyện thực hiện hoạt động tổ chuyên môn mang tính thống nhất và nội dung ý nghĩa chất lượng trong việc họp tổ chuyên môn , mở chuyên đề thao giảng, cập nhật lưu trữ hồ sơ tổ một cách bài bản và khoa học hơn nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.
NỘI DUNG TẬP HUẤN GỒM : 4 PHẦN
- KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHUYÊN MÔN
- THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC (Thảo luận – Nêu vấn đề)
- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
- QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT VỀ HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN
+ HỒ SƠ TỔ CM TIỂU HỌC
+ HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN MẦM NON
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN
I. TỔ CHUYÊN MÔN
1. Cơ cấu tổ chuyên môn: (Điều 18 – điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo TT41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010)
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên , viên chức làm công tác thư viện thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có 1 tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của cả tổ theo
tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
Điều 14 (Điều lệ trường MN ban hành theo QĐ số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008)
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
+Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn (TT)
+ Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì 2 tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc (hoặc khi BGH triệu tập).
2. Tổ trưởng chuyên môn :
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành, tổ chức hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT, chỉ đạo đổi mới của ngành, kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lí.
Do đó tổ trưởng CM phải là ngưòi có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực , trình độ, kinh nghiệm CM; có uy tín với đồng nghiệp và học sinh . Tổ trưởng CM phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe , tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì , khéo léo trong giao tiếp ứng xử
II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC
Từng đơn vị trường thảo luận ghi giấy A4 , trình bày trước lớp , sau đó nộp về cho ban nội dung lớp tập huấn
Câu hỏi :
1. Trình bày nội dung , cách thức tiến hành một cuộc họp tổ chuyên môn thường tổ chức ở tổ mình . Việc ghi chép biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn cần thể hiện những nội dung gì?
2. Trình bày nội dung, quy trình, cách thức tiến hành mở một Chuyên đề - Thao giảng mà đơn vị thầy (cô) đã thực hiện.
Thời gian thao luận 15 phút
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Hoạt động tổ chuyên môn bao gồm nhiều lĩnh vực , ở buổi tập huấn này chỉ đưa ra 3 vấn đề cơ bản liên quan đến chất lượng hoạt động tổ chuyên môn:
1. Nội dung họp tổ chuyên môn
2. Quy trình nội dung, cách thức mở Chuyên đề - Thao giảng
3. Thống nhất nội dung và các loại hồ sơ tổ chuyên môn
1. Nội dung của buổi họp tổ chuyên môn:
Điểm danh ; giới thiệu thành phần dự (nếu có);
Tổ trưởng nghe tổ viên báo cáo nhanh, gọn tình hình hoạt động của lớp (hoặc môn) mình phụ trách (những mặt đã làm, những mặt chưa làm được, nguyên nhân) và tổng hợp nhanh những vấn đề đó;
Tổ trưởng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động đã thực hiện của tổ trong thời gian qua (thường là 2 tuần trước)
- Ưu điểm : (nêu những mặt đã làm được)
- Hạn chế : (cần nêu rõ ràng, cụ thể; nêu rõ nguyên nhân hạn chế), từ những hạn chế và nguyên nhân tổ trưởng cần định hướng đưa ra biện pháp giải quyết khắc phục hoặc cần mở chuyên đề - thao giảng nào để khắc phục những hạn chế đó.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN (TT)
Triển khai kế hoạch thực hiện trong thời gian tới, kết hợp triển khai các văn bản hướng dẫn của ngành (nếu có).
Kế hoạch triển khai cần cụ thể , rõ ràng , sát thực tế (có thời gian thực hiện , nội dung từng công việc cụ thể, có phân công thực hiện), tránh triển khai kế hoạch chung chung
Các tổ viên trao đổi , phát biểu ý kiến xây dựng đóng góp phần nhận xét đánh giá và bổ sung kế hoạch, cả tổ thống nhất thực hiện (tránh các ý kiến chung chung muôn thuở “Tôi đồng ý với ý kiến của tổ”,…
Sinh hoạt chuyên môn :
Thảo luận những vấn đề đã được tổ trưởng định hướng thông báo từ lần sinh hoạt trước.
1. Nội dung của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (TT)
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
(Ví dụ : Sau buổi sinh hoạt CM đầu tiên tổ trưởng cần định hướng , dặn dò tổ viên ở lần sinh hoạt CM sau chúng ta sẽ thảo luận về “nội dung , quy trình dạy học phân môn chính tả lớp …”, hoặc “làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh đọc, viết yếu”,…chẳng hạn. Để tổ viên có ý thức và trách nhiệm tìm hiểu, đọc tài liệu, nghiên cứu trước nội dung. Điều này cũng làm cho tổ viên luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu. Lưu ý : Trong nội dung sinh hoạt tổ trưởng cần yêu cầu mỗi tổ viên phải nêu được ý kiến của mình về nội dung cần thảo luận, tránh trường hợp tôi thống nhất ý kiến đ/c A mà không đưa ra vấn đề gì cả).
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
Sau khi có nhiều ý kiến thảo luận (mỗi tổ viên ít nhất 1 ý kiến). Có thể có ý kiến trùng nhau, có thể có ý kiến trái ngược nhau. Người tổ trưởng cần phải có khả năng tổng hợp, đưa ra những định hướng cụ thể , rõ ràng để rút ra nội dung , quy trình thống nhất chung cho nội dung sinh hoạt;
Triển khai vận dụng ở tất cả các lớp (môn);
Lên kế hoạch kiểm tra, dự giờ xem việc thực hiện của giáo viên trong quá trình giảng dạy-giáo dục có khớp với nội dung đã thống nhất trong sinh hoạt chuyên môn hay không. Rút ra ưu điểm- hạn chế để nhân rộng điển hình tiếp tục áp dụng thực hiện, hay cần điều chỉnh bổ sung ở điểm nào để đạt hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý : Kết thúc sinh hoạt chuyên môn: Tổ trưởng cần định hướng trước nội dung sinh hoạt, thảo luận lần sau để giáo viên nghiên cứu trước.
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
(LƯU Ý VỀ NỘI DUNG THƯỜNG THẢO LUẬN :
- Những vấn đề thống nhất về bài soạn, những vấn đề về chương trình, bài tập trong SGK, trong Chuẩn KT-KN, nội dung điều chỉnh, bài kiểm tra, hoạt động ngoại khoá;
- Những vấn đề về nội dung , quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học cho một kiểu bài, dạng bài, một mạch kiến thức, một môn (phân môn) nào đó trong chương trình ;
- Những vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục đạo đức, lao động, văn nghệ, thể dục,…
- Những vấn đề về lồng ghép phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu trong từng bài dạy cụ thể, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi- phụ đạo học sinh yếu.
- …)
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
CHÚ Ý :
- Tỉ lệ thời gian dành cho phần sinh hoạt CM trong một buổi là khoảng 2/3 số thời gian trong buổi họp CM đó.
- Trước buổi sinh hoạt, tổ trưởng phải lên nội dung và thông tin đến mọi tổ viên trước để mọi người chuẩn bị tốt công việc được giao.
- Những vấn đề cần thiết trong một số cuộc họp, có thể mời Hiệu trưởng hoặc Phó HT đến dự.
- Mỗi buổi sinh hoạt phải ghi nội dung chi tiết vào sổ ghi biên bản tổ.
2. Nội dung ghi biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Thời gian, địa điểm.
- Thành phần : tổng số (có mặt, vắng mặt , lí do)
- Nội dung :
+ Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động …
+ Triển khai kế hoạch..
+ Ý kiến đóng góp, xây dựng. (Phải ghi các ý kiến đóng góp xây dựng của tổ viên, trên thực tế phần này thường chỉ ghi: “cả tổ thống nhất với đánh giá và kế hoạch”
+ Sinh hoạt chuyên môn
Tên chủ đề sinh hoạt;
Ý kiến của từng tổ viên về nội dung sinh hoạt (mỗi tổ viên phải có ý kiến thảo luận, đây là yêu cầu bắt buộc, tránh những ý kiến chung chung) ;
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN (TT)
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN (TT)
2. Nội dung ghi biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn (TT)
- Nội dung (TT)
+ Sinh hoạt chuyên môn (TT):
Thống nhất chung về nội dung sinh hoạt (ghi cụ thể nội dung thống nhất để làm căn cứ đối chiếu khi đi kiểm tra , dự giờ, việc thực hiện nội dung thống nhất để làm cơ sở tiếp tục áp dụng rộng rãi, hay rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung.
- Định hướng nội dung sinh hoạt lần sau
- Kết thúc biên bản
- Ngày, tháng, năm , tổ trưởng, thư kí, các thành viên kí ghi rõ họ tên
3. Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng
a) Chuyên đề :
- Chuyên đề là công trình nghiên cứu tới mức hoàn chỉnh và đến nhiều chi tiết một vấn đề có giới hạn chính xác và thường tương đối hẹp (Từ điển TV – Nguyễn Lân).
- Chuyên đề là đề tài, vấn đề chuyên về một lĩnh vực nào đó, thường cụ thể (ví dụ : họp hội nghị chuyên đề , mở một chuyên đề nào đó) – Từ điển TV thông dụng – Nguyễn Như ý (chủ biên) ).
Chuyên đề bao gồm 2 nội dung
Viết và triển khai Lí thuyết
Bài soạn và dạy thực hành
(có thể 1 hay nhiều bài)
3.Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng (TT)
b. Thao giảng : Trình diễn các bài giảng trong hội thi (hoặc để rút kinh nghiệm ). Từ điển TV thông dụng – Nguyễn Như ý (chủ biên) ). Chỉ soạn và dạy thực hành một bài của môn (phân môn) nào đó.
c. Chuẩn bị mở chuyên đề : (Chuẩn bị tốt – Thực hiện triển khai thuận lợi).
- Ở cuộc SH tổ CM :
+ Cả tổ cần xem xét, bàn bạc xem : dạng bài, kiểu bài , mạch kiến thức, môn, lĩnh vực nào thường gặp khó khăn trong quá trình dạy – học, ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng giáo dục. Từ đó thống nhất mở chuyên đề hay thao giảng (tuỳ theo tính chất , tình hình thực tế , cần ưu tiên vấn đề khó khăn nhất, cấp thiết nhất để giải quyết trước).
c. Chuẩn bị mở chuyên đề (TT)
(Ví dụ : Nhiều ý kiến đưa ra : “Hiện tại chúng ta đang gặp khó khăn trong việc dạy (GV) – học (HS) phân môn Tập đọc” dẫn đến kết quả dạy – học thấp . Như: GV lúng túng trong việc tìm từ luyện phát âm cho học sinh vào lúc nào, phần tìm hiểu bài cần tổ chức như thế nào để học sinh hiểu và trả lời đúng nội dung cần tìm hiểu một cách nhanh nhất; HS đọc yếu, khó xác định “từ, cụm từ hoặc câu trong đoạn” để tư duy trả lời tốt phần đọc hiểu,… . Như vậy tổ thống nhất mở Chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Tập đọc lớp…”.
+ Phân công viết lí thuyết , triển khai chuyên đề; chọn bài dạy , cử người soạn và dạy thực hành (lưu ý : Người nào viết hay soạn thì người đó phải trực tiếp trình bày hoặc dạy, người viết lí thuyết và người soạn thực hành phải biết hợp tác trao đổi thống nhất với nhau để tránh tình trạng lí thuyết đưa ra một đường , thực hành dạy một nẻo, cần giao thời gian cụ thể viết , soạn bao lâu là xong , thời gian đưa ra tổ để thảo luận góp ý trước).
c. Chuẩn bị mở chuyên đề (TT)
+ Ban giám hiệu duyệt (sau khi thống nhất xong và hoàn chỉnh chuyên đề)
d.Tiến hành triển khai chuyên đề
- Triển khai lí thuyết.
- Triển khai dạy thực hành.
- Họp để thảo luận góp ý : về ưu điểm – hạn chế ; cần bổ sung, thêm bớt nội dung gì ? Xác định hiệu quả thực tiễn . Thống nhất chung về phương pháp, hình thức tổ chức, quy trình để thực hiện. (Tổ chức rút kinh nghiệm).
- Tổ chức áp dụng thực hiện trong toàn khối.
e. Tổng kết rút ra bài học :
Kiểm tra, dự giờ để xem xét GV có tổ chức thực hiện như những vấn đề đã thống nhất chưa? Việc áp dụng và thực hiện có mang lại hiệu quả không? Nếu thấy hiệu quả tốt thì tiếp tục áp dụng và đề nghị vận dụng rộng hơn cho những khối lớp khác (nếu có thể); hạn chế khó khăn, không mang lại hiệu quả cần phân tích rõ nguyên nhân vì sao? Thảo luận thống nhất điều chỉnh, rút kinh nghiệm như thế nào?
3.Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng (TT)
g. Hồ sơ Chuyên đề - Thao giảng.
Hồ sơ Chuyên đề
- Nội dung phần lí thuyết chuyên đề
- Bài soạn thực hành
- Biên bản họp tổ chức rút kinh nghiệm – thống nhất nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức , quy trình,… (ghi riêng trên giấy A4 để lưu chung trong hồ sơ chuyên đề)
Hồ sơ Thao giảng
- Bài soạn thực hành.
- Biên bản …
3.Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng (TT)
h. Dàn bài chung của một hồ sơ chuyên đề
- Tên chuyên đề
- Phần I. Đặt vấn đề (Lí do chuyên đề)
Ở phần này cần nêu
+ Vị trí , vai trò của vấn đề (nêu ngắn gọn, xúc tích)
+ Thực tế dạy và học
Về phía người dạy (GV)
Về phía người học (HS)
Nguyên nhân ; Lí do những khó khăn trở ngại, hiệu quả thấp.
- Phần II. Nội dung
I. Mục đích chuyên đề
II. Nội dung chương trình (chủ đề, chương, kiểu , dạng, môn, bài , số tiết dạy/tuần/học kì/ năm,…Dựa vào nội dung chương trình ban hành kèm theo QĐ 16/2006
Nêu những khó khăn, trở ngại
Hiệu quả thấp,…
- Phần II. Nội dung (TT)
III. Phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy - học
1. Phương tiện – đồ dùng dạy học.
2. Các phương pháp, biện pháp dạy học (thực hiện).
3. Các hình thức tổ chức dạy - học
4. Cách trình bày bảng (phòng, góc) – nếu có.
5. Dùng từ, sử dụng thuật ngữ (thường đối với phân môn tập viết hoặc môn khác “nếu có”)
6. Cái mới (biện pháp) đưa ra ngoài những PP chung để khắc phục hạn chế - yếu kém (đây là những sáng kiến mới)
IV. Quy trình dạy học (Các bước lên lớp).
- Phần III. Dạy thực nghiệm
I. Người soạn và dạy thực nghiệm – tại lớp…
II. Thời gian dạy thực nghiệm (ngày, tháng , năm)
III.Bài soạn thực nghiệm (nội dung bài soạn thống nhất với phương pháp, hình thức, quy trình, cái mới… đã nêu ở phần lí thuyết).
- PHẦN IV : TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện : (VD: Từ ngày 10/9/2012 đến 15/10/2012)
Ví dụ :
- Bước 1 : Từ ngày 10/9 đến 15/9/2012 : Tổ chức cho GV trong tổ tự nghiên cứu suy nghĩ các biện pháp thực hiện; phân công viết lí thuyết, soạn giáo án dạy minh hoạ.
- Bước 2 : Từ ngày 15/9 đến 17/9/2012 : tổ chức thảo luận ở tổ chuyên môn để góp ý , xây dựng.
- Bước 3 : Từ 18/9 đến 20/9/2012 : Triển khai lí thuyết, tổ chức dạy thí điểm minh hoạ ở một lớp ; tổ chức thảo luận ở tổ thống nhất hình thành biện pháp,… thực hiện.
- Bước 4 : Từ 21/9 đến 14/10/2012 : Tổ chức dạy (thực hiện) ở tất cả các lớp trong tổ ; dự giờ, kiểm tra chuyên đề
- Bước 5 : Tổng kết rút kinh nghiệm (tiếp tục áp dụng – nhân rộng điển hình – hoặc điều chỉnh bổ sung (nếu hiệu quả thấp)
CÁC BƯỚC KẾ TIẾP
(phần này không ghi ở hồ sơ dàn bài)
I. Trao đổi , đánh giá rút kinh nghiệm (đóng góp ý kiến, phản biện qua triển khai lí thuyết, so sánh đối chiếu với tiết dạy thực hành so với thực tế, thống nhất phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức, quy trình chung, phát hiện tìm ra biện pháp mới,… để thực hiện ở các lớp (ghi biên bản riêng để lưu chung hồ sơ chuyên đề).
II. Dạy thực nghiệm ở tất cả các lớp.
III. Kiểm tra , dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm - điều chỉnh, bổ sung (Tổng kết rút kinh nghiệm) – Ghi ở sổ ghi chép nội dung SH tổ chuyên môn
Thao giảng :
- Cách tiến hành như chuyên đề , chỉ dạy 1 bài cụ thể của một môn nào đó (nếu gặp khó khăn), không thực hiện phần triển khai lí thuyết
C. QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT MỘT SỐ LOẠI HỒ SƠ TỔ CM TIỂU HỌC
2. Lịch báo giảng
1. Kế hoạch tổ chuyên môn
3. Sổ biên bản họp tổ chuyên môn
4. Sổ theo dõi chất lượng học sinh
5. Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn
6. Sổ chuyên đề - thao giảng
7. Hồ sơ lưu trữ
8. Sổ dự giờ (thuộc hồ sơ GV, số tiết dự phải nhiều hơn GV)
D. QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT MỘT SỐ LOẠI HỒ SƠ TỔ CM MẦM NON
2. Lịch báo giảng
1. Kế hoạch tổ chuyên môn
3. Sổ biên bản họp tổ chuyên môn
4. Sổ theo dõi chất lượng – Sức khoẻ trẻ
5. Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn
6. Sổ chuyên đề - thao giảng
7. Hồ sơ lưu trữ
8. Sổ dự giờ (thuộc hồ sơ GV, số tiết dự phải nhiều hơn GV)
Cách tính tỉ lệ chuyên cần tháng
Cách 2 : TLCC tháng = Tổng số HS của lớp x 20 – Số lượt HS nghỉ học trong tháng
Tổng số HS của lớp x 20
Lưu ý : Ghi kí hiệu % vào sau kết quả vừa tìm được
TLCC tháng =
Cách 1 :
Số lượt HS nghỉ học trong tháng
Tổng số HS của lớp x 20
X 100
100 -
Cách 2 :
Tổng số HS của lớp x 20 - Số lượt HS nghỉ học trong tháng
Tổng số HS của lớp x 20
X 100
TLCC tháng =
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHOẺ - HẠNH PHÚC - THÀNH ĐẠT
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
NĂM HỌC 2011 - 2012
Thới Bình, Tháng 4 năm 2012
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO TẬP HUẤN)
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lí của trường Tiểu học – Mầm non.
Trong trường các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
Tổ chuyên môn giúp ban giám hiệu điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học, trực tiếp quản lí giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lí nhiều mặt nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động dạy và học trong trường
Tổ chuyên môn trực tiếp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO TẬP HUẤN)
Tổ chuyên môn là cầu nối giữa BGH và giáo viên trong tổ về thông tin hai chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên; tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch , chương trình giáo dục, Chuẩn KT-KN, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thực chất chất lượng của học sinh… qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ thăm lớp…
Tổ chức tốt việc sinh hoạt tổ chuyên môn và mở chuyên đề thao giảng một cách bài bản, khoa học sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng chất lượng và đi vào chiều sâu.
Qua thực tế quan sát và kiểm tra ở một số đơn vị cho thấy hoạt động tổ chuyên môn ở các trường còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ kém hiệu quả chưa đảm bảo được khâu trung gian (cầu nối giữa BGH với giáo viên).
Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn chưa khoa học, chưa thống nhất (mỗi trường có một cách sinh hoạt riêng); nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn sơ sài, chưa theo một trình tự lôgíc với những nội dung trọng tâm cơ bản mà phần lớn chỉ có thông tin một chiều, tổ trưởng triển khai xong một số nội dung rồi nghỉ, ngay cả nội dung triển khai còn mang tính chung chung , chưa cụ thể , chưa sát với kế hoạch nhà trường).
A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÍ DO TẬP HUẤN)
Việc mở chuyên đề thao giảng chưa mang tính nghiên cứu lí thuyết để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn cho phù hợp (hầu hết tải trên mạng về , hoặc sao chép rồi triển khai, thậm chí để lưu làm hồ sơ để đối phó khi kiểm tra); cách thức xây dựng quy trình, nội dung thực hiện chuyên đề còn lúng túng, mang tính hình thức đối phó, chưa có hiệu quả; xây dựng thực hiện kế hoạch mở chuyên đề còn rườm rà phức tạp, chưa khoa học.
Xuất phát từ những lí do trên lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo Thới Bình chỉ đạo tập huấn chuyên đề này nhằm giúp các đơn vị trường Tiểu học – Mầm non trong toàn huyện thực hiện hoạt động tổ chuyên môn mang tính thống nhất và nội dung ý nghĩa chất lượng trong việc họp tổ chuyên môn , mở chuyên đề thao giảng, cập nhật lưu trữ hồ sơ tổ một cách bài bản và khoa học hơn nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.
NỘI DUNG TẬP HUẤN GỒM : 4 PHẦN
- KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHUYÊN MÔN
- THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC (Thảo luận – Nêu vấn đề)
- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
- QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT VỀ HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN
+ HỒ SƠ TỔ CM TIỂU HỌC
+ HỒ SƠ TỔ CHUYÊN MÔN MẦM NON
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN
I. TỔ CHUYÊN MÔN
1. Cơ cấu tổ chuyên môn: (Điều 18 – điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo TT41/2010/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2010)
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên , viên chức làm công tác thư viện thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có 1 tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của cả tổ theo
tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
Điều 14 (Điều lệ trường MN ban hành theo QĐ số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008)
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
+Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn (TT)
+ Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì 2 tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc (hoặc khi BGH triệu tập).
2. Tổ trưởng chuyên môn :
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành, tổ chức hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT, chỉ đạo đổi mới của ngành, kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lí.
Do đó tổ trưởng CM phải là ngưòi có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực , trình độ, kinh nghiệm CM; có uy tín với đồng nghiệp và học sinh . Tổ trưởng CM phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe , tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì , khéo léo trong giao tiếp ứng xử
II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC
Từng đơn vị trường thảo luận ghi giấy A4 , trình bày trước lớp , sau đó nộp về cho ban nội dung lớp tập huấn
Câu hỏi :
1. Trình bày nội dung , cách thức tiến hành một cuộc họp tổ chuyên môn thường tổ chức ở tổ mình . Việc ghi chép biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn cần thể hiện những nội dung gì?
2. Trình bày nội dung, quy trình, cách thức tiến hành mở một Chuyên đề - Thao giảng mà đơn vị thầy (cô) đã thực hiện.
Thời gian thao luận 15 phút
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Hoạt động tổ chuyên môn bao gồm nhiều lĩnh vực , ở buổi tập huấn này chỉ đưa ra 3 vấn đề cơ bản liên quan đến chất lượng hoạt động tổ chuyên môn:
1. Nội dung họp tổ chuyên môn
2. Quy trình nội dung, cách thức mở Chuyên đề - Thao giảng
3. Thống nhất nội dung và các loại hồ sơ tổ chuyên môn
1. Nội dung của buổi họp tổ chuyên môn:
Điểm danh ; giới thiệu thành phần dự (nếu có);
Tổ trưởng nghe tổ viên báo cáo nhanh, gọn tình hình hoạt động của lớp (hoặc môn) mình phụ trách (những mặt đã làm, những mặt chưa làm được, nguyên nhân) và tổng hợp nhanh những vấn đề đó;
Tổ trưởng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động đã thực hiện của tổ trong thời gian qua (thường là 2 tuần trước)
- Ưu điểm : (nêu những mặt đã làm được)
- Hạn chế : (cần nêu rõ ràng, cụ thể; nêu rõ nguyên nhân hạn chế), từ những hạn chế và nguyên nhân tổ trưởng cần định hướng đưa ra biện pháp giải quyết khắc phục hoặc cần mở chuyên đề - thao giảng nào để khắc phục những hạn chế đó.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN (TT)
Triển khai kế hoạch thực hiện trong thời gian tới, kết hợp triển khai các văn bản hướng dẫn của ngành (nếu có).
Kế hoạch triển khai cần cụ thể , rõ ràng , sát thực tế (có thời gian thực hiện , nội dung từng công việc cụ thể, có phân công thực hiện), tránh triển khai kế hoạch chung chung
Các tổ viên trao đổi , phát biểu ý kiến xây dựng đóng góp phần nhận xét đánh giá và bổ sung kế hoạch, cả tổ thống nhất thực hiện (tránh các ý kiến chung chung muôn thuở “Tôi đồng ý với ý kiến của tổ”,…
Sinh hoạt chuyên môn :
Thảo luận những vấn đề đã được tổ trưởng định hướng thông báo từ lần sinh hoạt trước.
1. Nội dung của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (TT)
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
(Ví dụ : Sau buổi sinh hoạt CM đầu tiên tổ trưởng cần định hướng , dặn dò tổ viên ở lần sinh hoạt CM sau chúng ta sẽ thảo luận về “nội dung , quy trình dạy học phân môn chính tả lớp …”, hoặc “làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh đọc, viết yếu”,…chẳng hạn. Để tổ viên có ý thức và trách nhiệm tìm hiểu, đọc tài liệu, nghiên cứu trước nội dung. Điều này cũng làm cho tổ viên luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu. Lưu ý : Trong nội dung sinh hoạt tổ trưởng cần yêu cầu mỗi tổ viên phải nêu được ý kiến của mình về nội dung cần thảo luận, tránh trường hợp tôi thống nhất ý kiến đ/c A mà không đưa ra vấn đề gì cả).
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
Sau khi có nhiều ý kiến thảo luận (mỗi tổ viên ít nhất 1 ý kiến). Có thể có ý kiến trùng nhau, có thể có ý kiến trái ngược nhau. Người tổ trưởng cần phải có khả năng tổng hợp, đưa ra những định hướng cụ thể , rõ ràng để rút ra nội dung , quy trình thống nhất chung cho nội dung sinh hoạt;
Triển khai vận dụng ở tất cả các lớp (môn);
Lên kế hoạch kiểm tra, dự giờ xem việc thực hiện của giáo viên trong quá trình giảng dạy-giáo dục có khớp với nội dung đã thống nhất trong sinh hoạt chuyên môn hay không. Rút ra ưu điểm- hạn chế để nhân rộng điển hình tiếp tục áp dụng thực hiện, hay cần điều chỉnh bổ sung ở điểm nào để đạt hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý : Kết thúc sinh hoạt chuyên môn: Tổ trưởng cần định hướng trước nội dung sinh hoạt, thảo luận lần sau để giáo viên nghiên cứu trước.
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
(LƯU Ý VỀ NỘI DUNG THƯỜNG THẢO LUẬN :
- Những vấn đề thống nhất về bài soạn, những vấn đề về chương trình, bài tập trong SGK, trong Chuẩn KT-KN, nội dung điều chỉnh, bài kiểm tra, hoạt động ngoại khoá;
- Những vấn đề về nội dung , quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học cho một kiểu bài, dạng bài, một mạch kiến thức, một môn (phân môn) nào đó trong chương trình ;
- Những vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục đạo đức, lao động, văn nghệ, thể dục,…
- Những vấn đề về lồng ghép phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu trong từng bài dạy cụ thể, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi- phụ đạo học sinh yếu.
- …)
Sinh hoạt chuyên môn (TT):
CHÚ Ý :
- Tỉ lệ thời gian dành cho phần sinh hoạt CM trong một buổi là khoảng 2/3 số thời gian trong buổi họp CM đó.
- Trước buổi sinh hoạt, tổ trưởng phải lên nội dung và thông tin đến mọi tổ viên trước để mọi người chuẩn bị tốt công việc được giao.
- Những vấn đề cần thiết trong một số cuộc họp, có thể mời Hiệu trưởng hoặc Phó HT đến dự.
- Mỗi buổi sinh hoạt phải ghi nội dung chi tiết vào sổ ghi biên bản tổ.
2. Nội dung ghi biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Thời gian, địa điểm.
- Thành phần : tổng số (có mặt, vắng mặt , lí do)
- Nội dung :
+ Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động …
+ Triển khai kế hoạch..
+ Ý kiến đóng góp, xây dựng. (Phải ghi các ý kiến đóng góp xây dựng của tổ viên, trên thực tế phần này thường chỉ ghi: “cả tổ thống nhất với đánh giá và kế hoạch”
+ Sinh hoạt chuyên môn
Tên chủ đề sinh hoạt;
Ý kiến của từng tổ viên về nội dung sinh hoạt (mỗi tổ viên phải có ý kiến thảo luận, đây là yêu cầu bắt buộc, tránh những ý kiến chung chung) ;
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN (TT)
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN (TT)
2. Nội dung ghi biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn (TT)
- Nội dung (TT)
+ Sinh hoạt chuyên môn (TT):
Thống nhất chung về nội dung sinh hoạt (ghi cụ thể nội dung thống nhất để làm căn cứ đối chiếu khi đi kiểm tra , dự giờ, việc thực hiện nội dung thống nhất để làm cơ sở tiếp tục áp dụng rộng rãi, hay rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung.
- Định hướng nội dung sinh hoạt lần sau
- Kết thúc biên bản
- Ngày, tháng, năm , tổ trưởng, thư kí, các thành viên kí ghi rõ họ tên
3. Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng
a) Chuyên đề :
- Chuyên đề là công trình nghiên cứu tới mức hoàn chỉnh và đến nhiều chi tiết một vấn đề có giới hạn chính xác và thường tương đối hẹp (Từ điển TV – Nguyễn Lân).
- Chuyên đề là đề tài, vấn đề chuyên về một lĩnh vực nào đó, thường cụ thể (ví dụ : họp hội nghị chuyên đề , mở một chuyên đề nào đó) – Từ điển TV thông dụng – Nguyễn Như ý (chủ biên) ).
Chuyên đề bao gồm 2 nội dung
Viết và triển khai Lí thuyết
Bài soạn và dạy thực hành
(có thể 1 hay nhiều bài)
3.Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng (TT)
b. Thao giảng : Trình diễn các bài giảng trong hội thi (hoặc để rút kinh nghiệm ). Từ điển TV thông dụng – Nguyễn Như ý (chủ biên) ). Chỉ soạn và dạy thực hành một bài của môn (phân môn) nào đó.
c. Chuẩn bị mở chuyên đề : (Chuẩn bị tốt – Thực hiện triển khai thuận lợi).
- Ở cuộc SH tổ CM :
+ Cả tổ cần xem xét, bàn bạc xem : dạng bài, kiểu bài , mạch kiến thức, môn, lĩnh vực nào thường gặp khó khăn trong quá trình dạy – học, ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng giáo dục. Từ đó thống nhất mở chuyên đề hay thao giảng (tuỳ theo tính chất , tình hình thực tế , cần ưu tiên vấn đề khó khăn nhất, cấp thiết nhất để giải quyết trước).
c. Chuẩn bị mở chuyên đề (TT)
(Ví dụ : Nhiều ý kiến đưa ra : “Hiện tại chúng ta đang gặp khó khăn trong việc dạy (GV) – học (HS) phân môn Tập đọc” dẫn đến kết quả dạy – học thấp . Như: GV lúng túng trong việc tìm từ luyện phát âm cho học sinh vào lúc nào, phần tìm hiểu bài cần tổ chức như thế nào để học sinh hiểu và trả lời đúng nội dung cần tìm hiểu một cách nhanh nhất; HS đọc yếu, khó xác định “từ, cụm từ hoặc câu trong đoạn” để tư duy trả lời tốt phần đọc hiểu,… . Như vậy tổ thống nhất mở Chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Tập đọc lớp…”.
+ Phân công viết lí thuyết , triển khai chuyên đề; chọn bài dạy , cử người soạn và dạy thực hành (lưu ý : Người nào viết hay soạn thì người đó phải trực tiếp trình bày hoặc dạy, người viết lí thuyết và người soạn thực hành phải biết hợp tác trao đổi thống nhất với nhau để tránh tình trạng lí thuyết đưa ra một đường , thực hành dạy một nẻo, cần giao thời gian cụ thể viết , soạn bao lâu là xong , thời gian đưa ra tổ để thảo luận góp ý trước).
c. Chuẩn bị mở chuyên đề (TT)
+ Ban giám hiệu duyệt (sau khi thống nhất xong và hoàn chỉnh chuyên đề)
d.Tiến hành triển khai chuyên đề
- Triển khai lí thuyết.
- Triển khai dạy thực hành.
- Họp để thảo luận góp ý : về ưu điểm – hạn chế ; cần bổ sung, thêm bớt nội dung gì ? Xác định hiệu quả thực tiễn . Thống nhất chung về phương pháp, hình thức tổ chức, quy trình để thực hiện. (Tổ chức rút kinh nghiệm).
- Tổ chức áp dụng thực hiện trong toàn khối.
e. Tổng kết rút ra bài học :
Kiểm tra, dự giờ để xem xét GV có tổ chức thực hiện như những vấn đề đã thống nhất chưa? Việc áp dụng và thực hiện có mang lại hiệu quả không? Nếu thấy hiệu quả tốt thì tiếp tục áp dụng và đề nghị vận dụng rộng hơn cho những khối lớp khác (nếu có thể); hạn chế khó khăn, không mang lại hiệu quả cần phân tích rõ nguyên nhân vì sao? Thảo luận thống nhất điều chỉnh, rút kinh nghiệm như thế nào?
3.Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng (TT)
g. Hồ sơ Chuyên đề - Thao giảng.
Hồ sơ Chuyên đề
- Nội dung phần lí thuyết chuyên đề
- Bài soạn thực hành
- Biên bản họp tổ chức rút kinh nghiệm – thống nhất nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức , quy trình,… (ghi riêng trên giấy A4 để lưu chung trong hồ sơ chuyên đề)
Hồ sơ Thao giảng
- Bài soạn thực hành.
- Biên bản …
3.Quy trình, nội dung, cách thức mở chuyên đề thao giảng (TT)
h. Dàn bài chung của một hồ sơ chuyên đề
- Tên chuyên đề
- Phần I. Đặt vấn đề (Lí do chuyên đề)
Ở phần này cần nêu
+ Vị trí , vai trò của vấn đề (nêu ngắn gọn, xúc tích)
+ Thực tế dạy và học
Về phía người dạy (GV)
Về phía người học (HS)
Nguyên nhân ; Lí do những khó khăn trở ngại, hiệu quả thấp.
- Phần II. Nội dung
I. Mục đích chuyên đề
II. Nội dung chương trình (chủ đề, chương, kiểu , dạng, môn, bài , số tiết dạy/tuần/học kì/ năm,…Dựa vào nội dung chương trình ban hành kèm theo QĐ 16/2006
Nêu những khó khăn, trở ngại
Hiệu quả thấp,…
- Phần II. Nội dung (TT)
III. Phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy - học
1. Phương tiện – đồ dùng dạy học.
2. Các phương pháp, biện pháp dạy học (thực hiện).
3. Các hình thức tổ chức dạy - học
4. Cách trình bày bảng (phòng, góc) – nếu có.
5. Dùng từ, sử dụng thuật ngữ (thường đối với phân môn tập viết hoặc môn khác “nếu có”)
6. Cái mới (biện pháp) đưa ra ngoài những PP chung để khắc phục hạn chế - yếu kém (đây là những sáng kiến mới)
IV. Quy trình dạy học (Các bước lên lớp).
- Phần III. Dạy thực nghiệm
I. Người soạn và dạy thực nghiệm – tại lớp…
II. Thời gian dạy thực nghiệm (ngày, tháng , năm)
III.Bài soạn thực nghiệm (nội dung bài soạn thống nhất với phương pháp, hình thức, quy trình, cái mới… đã nêu ở phần lí thuyết).
- PHẦN IV : TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện : (VD: Từ ngày 10/9/2012 đến 15/10/2012)
Ví dụ :
- Bước 1 : Từ ngày 10/9 đến 15/9/2012 : Tổ chức cho GV trong tổ tự nghiên cứu suy nghĩ các biện pháp thực hiện; phân công viết lí thuyết, soạn giáo án dạy minh hoạ.
- Bước 2 : Từ ngày 15/9 đến 17/9/2012 : tổ chức thảo luận ở tổ chuyên môn để góp ý , xây dựng.
- Bước 3 : Từ 18/9 đến 20/9/2012 : Triển khai lí thuyết, tổ chức dạy thí điểm minh hoạ ở một lớp ; tổ chức thảo luận ở tổ thống nhất hình thành biện pháp,… thực hiện.
- Bước 4 : Từ 21/9 đến 14/10/2012 : Tổ chức dạy (thực hiện) ở tất cả các lớp trong tổ ; dự giờ, kiểm tra chuyên đề
- Bước 5 : Tổng kết rút kinh nghiệm (tiếp tục áp dụng – nhân rộng điển hình – hoặc điều chỉnh bổ sung (nếu hiệu quả thấp)
CÁC BƯỚC KẾ TIẾP
(phần này không ghi ở hồ sơ dàn bài)
I. Trao đổi , đánh giá rút kinh nghiệm (đóng góp ý kiến, phản biện qua triển khai lí thuyết, so sánh đối chiếu với tiết dạy thực hành so với thực tế, thống nhất phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức, quy trình chung, phát hiện tìm ra biện pháp mới,… để thực hiện ở các lớp (ghi biên bản riêng để lưu chung hồ sơ chuyên đề).
II. Dạy thực nghiệm ở tất cả các lớp.
III. Kiểm tra , dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm - điều chỉnh, bổ sung (Tổng kết rút kinh nghiệm) – Ghi ở sổ ghi chép nội dung SH tổ chuyên môn
Thao giảng :
- Cách tiến hành như chuyên đề , chỉ dạy 1 bài cụ thể của một môn nào đó (nếu gặp khó khăn), không thực hiện phần triển khai lí thuyết
C. QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT MỘT SỐ LOẠI HỒ SƠ TỔ CM TIỂU HỌC
2. Lịch báo giảng
1. Kế hoạch tổ chuyên môn
3. Sổ biên bản họp tổ chuyên môn
4. Sổ theo dõi chất lượng học sinh
5. Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn
6. Sổ chuyên đề - thao giảng
7. Hồ sơ lưu trữ
8. Sổ dự giờ (thuộc hồ sơ GV, số tiết dự phải nhiều hơn GV)
D. QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT MỘT SỐ LOẠI HỒ SƠ TỔ CM MẦM NON
2. Lịch báo giảng
1. Kế hoạch tổ chuyên môn
3. Sổ biên bản họp tổ chuyên môn
4. Sổ theo dõi chất lượng – Sức khoẻ trẻ
5. Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn
6. Sổ chuyên đề - thao giảng
7. Hồ sơ lưu trữ
8. Sổ dự giờ (thuộc hồ sơ GV, số tiết dự phải nhiều hơn GV)
Cách tính tỉ lệ chuyên cần tháng
Cách 2 : TLCC tháng = Tổng số HS của lớp x 20 – Số lượt HS nghỉ học trong tháng
Tổng số HS của lớp x 20
Lưu ý : Ghi kí hiệu % vào sau kết quả vừa tìm được
TLCC tháng =
Cách 1 :
Số lượt HS nghỉ học trong tháng
Tổng số HS của lớp x 20
X 100
100 -
Cách 2 :
Tổng số HS của lớp x 20 - Số lượt HS nghỉ học trong tháng
Tổng số HS của lớp x 20
X 100
TLCC tháng =
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHOẺ - HẠNH PHÚC - THÀNH ĐẠT
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kim Chung
Dung lượng: 1,15MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)