Tài liệu tập huấn phương pháp "Bàn tay nặn bột"
Chia sẻ bởi Lê Xuân Long |
Ngày 23/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn phương pháp "Bàn tay nặn bột" thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP
BÀN TAY NẶN BỘT
Lớp tập huấn
dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong môn hóa học cấp Trung học Cơ sở
7-2012
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhìn chùm ảnh dưới đây minh họa cho phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” bạn rút ra được điều gì về Cơ sở khoa học phương pháp “Bàn tay nặn bột”?
PHIẾU HỌC TẬP 2
Dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi nghiên cứu có 06 nguyên tắc cơ bản. Thông qua việc đọc tài liệu, bạn hãy nêu các nguyên tắc này và dẫn ra các ví dụ để minh họa.
Ví dụ: Tìm hiểu thành phần không khí
Cách 1: Giáo viên cho học sinh quan sát sau khi úp một chiếc cốc lên ngọn nến đang cháy và giảng giải cho học sinh sự cháy và thời gian cháy của ngọn nến phụ thuộc vào yếu tố nào (thành phần của oxi trong không khí trong cốc, độ lớn, rộng của cốc). Sau đó cho học sinh kiểm chứng phần giải thích lý thuyết mà giáo viên vừa nêu ra.
Ta thấy rõ cách dạy này giống với cách dạy truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, kiến thức được truyền thụ một chiều. Học sinh quan sát, ghi chép, ghi nhớ và cố gắng hiểu những kiến thức mà thầy giảng giải. Động lực kích thích tìm hiểu của học sinh ở đây rất yếu. Cách dạy ở mức độ này rất xa so với tiến trình tìm tòi - nghiên cứu.
Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một ngọn nến cháy đặt trên bàn giáo viên rồi úp một chiếc cốc vào ngọn nến đang cháy đó, vẽ hình, mô tả và tìm câu trả lời thời gian thời gian cháy của ngọn nến phụ thuộc vào gì?
Vấn đề hay câu hỏi xuất phát ở đây chỉ có ý nghĩa với một số học sinh mà không phải với tất cả. Chỉ một số học sinh chú ý học và muốn tìm hiểu sẽ suy nghĩ để tìm câu trả lời, trong khi đó một số khác chỉ quan sát, vẽ hình mà không chịu động não. Trường hợp này cũng rất khó để học sinh tìm ra tất cả các yếu tố mà sự cháy của ngọn nến phụ thuộc.
Cách 3: Sau khi cho học sinh quan sát một ngọn nến cháy rồi úp một chiếc cốc vào ngọn nến đang cháy đó, giáo viên hỏi học sinh làm thế nào để cho thời gian cháy của ngọn nến lâu hơn.
Trong cách đặt vấn đề này, học sinh bắt đầu đặt câu hỏi và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cháy của ngọn nến.
Cách 4: Giáo viên đưa ra ít nhất 3 ngọn nến cháy với 3 chiếc cốc úp vào 3 ngọn nến đang cháy đó khác nhau về thời gian cháy, trong đó kích thước 3 chiếc cốc lớn nhỏ khác nhau. Học sinh được chia thành các nhóm, quan sát, vẽ và mô tả các sự cháy của ngọn nến. Học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy có một ngọn nến vẫn tiếp tục cháy trong khi hai ngọn nến còn lại đã kết thúc. Từ sự mâu thuẫn này, học sinh sẽ tự đặt câu hỏi "Thời gian cháy của ngọn nến phụ thuộc vào những yếu tố nào?".
Cách dạy này giúp học sinh thích ứng được với vấn đề xuất phát.
Như vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Khi tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu sử dụng các phương pháp:
Phương pháp quan sát
Phương pháp thí nghiệm trực tiếp
Phương pháp làm mô hình
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Bạn hãy phân tích các phương pháp này và dẫn ra các ví dụ để minh họa.
PHIẾU HỌC TẬP 4
Hãy nêu 10 nguyên tắc cơ bản của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
PHIẾU HỌC TẬP 5
1. Nêu ngắn gọn cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học
2. Dẫn ra một ví dụ để minh họa 05 pha của tiến trình dạy học
PHIẾU HỌC TẬP 6
Hãy nêu ngắn gọn quan hệ giữa phương pháp “Bàn tay nặn bột” với các phương pháp dạy học khác. Cho ví dụ minh họa
PHIẾU HỌC TẬP 7
1. Các yêu cầu tổ chức dạy học theo phương pháp “ BTNB” ?
2. Cách hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu?
3. Theo bạn “Vở thực hành” có tầm quan trọng thế nào trong dạy học theo phương pháp BTNB?
PHIẾU HỌC TẬP 8
1. Một số kĩ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho HS trong phương pháp “BTNB”
2. Bạn có suy nghĩ gì về hình thức và nội dung đánh giá HS sau khi dạy học theo phương pháp “BTNB”?
PHIẾU HỌC TẬP 9
1. Theo bạn có cần thiết lựa chọn chủ để và TBDH khi dạy học theo phương pháp BTNB không? Nếu cần thì lựa chọn thế nào?
2. Bạn hãy nêu 04 nguyên tắc thiết kế quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS? Hãy dẫn ra ví dụ minh họa
PHIẾU HỌC TẬP 10
Môn hóa học THCS có 3 loại bài có thể dạy học theo phương pháp BTNB, bạn hãy thiết kế quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS theo mỗi loại bài và theo ví dụ cụ thể.
PHIẾU HỌC TẬP 11
1. Bạn hãy chọn một chủ đề thích hợp ở lớp 8 THCS để soạn tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB
2. Bạn ghi rõ những điều cần trao đổi sau khi thực hiện
PHIẾU HỌC TẬP 12
1. Mục tiêu thảo luận đã rõ ràng, cụ thể như thế nào?
2. Câu hỏi thảo luận như thế nào là câu hỏi tốt?
3. Bầu không khí đã thuận lợi, thân thiện chưa?
4. Mọi người có đều hướng đến mục tiêu chung không?
5. Thời gian thảo luận có đúng giờ không?
6. Đề nghị ghi kết quả thảo luận trên phần trả lời
PHIẾU HỌC TẬP 13
Đề nghị bạn nêu ít nhất 6 yêu cầu để thành công khi trình bày trước đám đông?
PHIẾU HỌC TẬP 14
1. Bạn hãy chọn các chủ đề trong chương trình hóa học lớp 9 THCS có thể áp dụng dạy học theo phương pháp BTNB?
2. Bạn hãy lựa chọn thiết bị dạy học để sử dụng trong dạy học các chủ đề tương ứng khi áp dụng phương pháp BTNB?
3. Bạn hãy nêu ví dụ về quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS theo các loại bài ở chương trình hóa học lớp 9 THCS.
PHIẾU HỌC TẬP 15
1. Bạn hãy chọn một chủ đề thích hợp ở lớp 9 THCS để soạn tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB
2. Bạn ghi rõ những điều cần trao đổi sau khi thực hiện
PHIẾU HỌC TẬP 16
1. Đánh giá, bình chọn sự hoạt động tích cực, chủ động của các nhóm.
2. Thế nào là một bài dạy đạt yêu cầu theo phương pháp BTNB?
3. Bỏ phiếu bình chọn tiến trình xuất sắc ở lớp 8 và tiến trình xuất sắc ở lớp
BÀN TAY NẶN BỘT
Lớp tập huấn
dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong môn hóa học cấp Trung học Cơ sở
7-2012
PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhìn chùm ảnh dưới đây minh họa cho phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” bạn rút ra được điều gì về Cơ sở khoa học phương pháp “Bàn tay nặn bột”?
PHIẾU HỌC TẬP 2
Dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi nghiên cứu có 06 nguyên tắc cơ bản. Thông qua việc đọc tài liệu, bạn hãy nêu các nguyên tắc này và dẫn ra các ví dụ để minh họa.
Ví dụ: Tìm hiểu thành phần không khí
Cách 1: Giáo viên cho học sinh quan sát sau khi úp một chiếc cốc lên ngọn nến đang cháy và giảng giải cho học sinh sự cháy và thời gian cháy của ngọn nến phụ thuộc vào yếu tố nào (thành phần của oxi trong không khí trong cốc, độ lớn, rộng của cốc). Sau đó cho học sinh kiểm chứng phần giải thích lý thuyết mà giáo viên vừa nêu ra.
Ta thấy rõ cách dạy này giống với cách dạy truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, kiến thức được truyền thụ một chiều. Học sinh quan sát, ghi chép, ghi nhớ và cố gắng hiểu những kiến thức mà thầy giảng giải. Động lực kích thích tìm hiểu của học sinh ở đây rất yếu. Cách dạy ở mức độ này rất xa so với tiến trình tìm tòi - nghiên cứu.
Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một ngọn nến cháy đặt trên bàn giáo viên rồi úp một chiếc cốc vào ngọn nến đang cháy đó, vẽ hình, mô tả và tìm câu trả lời thời gian thời gian cháy của ngọn nến phụ thuộc vào gì?
Vấn đề hay câu hỏi xuất phát ở đây chỉ có ý nghĩa với một số học sinh mà không phải với tất cả. Chỉ một số học sinh chú ý học và muốn tìm hiểu sẽ suy nghĩ để tìm câu trả lời, trong khi đó một số khác chỉ quan sát, vẽ hình mà không chịu động não. Trường hợp này cũng rất khó để học sinh tìm ra tất cả các yếu tố mà sự cháy của ngọn nến phụ thuộc.
Cách 3: Sau khi cho học sinh quan sát một ngọn nến cháy rồi úp một chiếc cốc vào ngọn nến đang cháy đó, giáo viên hỏi học sinh làm thế nào để cho thời gian cháy của ngọn nến lâu hơn.
Trong cách đặt vấn đề này, học sinh bắt đầu đặt câu hỏi và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cháy của ngọn nến.
Cách 4: Giáo viên đưa ra ít nhất 3 ngọn nến cháy với 3 chiếc cốc úp vào 3 ngọn nến đang cháy đó khác nhau về thời gian cháy, trong đó kích thước 3 chiếc cốc lớn nhỏ khác nhau. Học sinh được chia thành các nhóm, quan sát, vẽ và mô tả các sự cháy của ngọn nến. Học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy có một ngọn nến vẫn tiếp tục cháy trong khi hai ngọn nến còn lại đã kết thúc. Từ sự mâu thuẫn này, học sinh sẽ tự đặt câu hỏi "Thời gian cháy của ngọn nến phụ thuộc vào những yếu tố nào?".
Cách dạy này giúp học sinh thích ứng được với vấn đề xuất phát.
Như vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Khi tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu sử dụng các phương pháp:
Phương pháp quan sát
Phương pháp thí nghiệm trực tiếp
Phương pháp làm mô hình
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Bạn hãy phân tích các phương pháp này và dẫn ra các ví dụ để minh họa.
PHIẾU HỌC TẬP 4
Hãy nêu 10 nguyên tắc cơ bản của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
PHIẾU HỌC TẬP 5
1. Nêu ngắn gọn cơ sở sư phạm của tiến trình dạy học
2. Dẫn ra một ví dụ để minh họa 05 pha của tiến trình dạy học
PHIẾU HỌC TẬP 6
Hãy nêu ngắn gọn quan hệ giữa phương pháp “Bàn tay nặn bột” với các phương pháp dạy học khác. Cho ví dụ minh họa
PHIẾU HỌC TẬP 7
1. Các yêu cầu tổ chức dạy học theo phương pháp “ BTNB” ?
2. Cách hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu?
3. Theo bạn “Vở thực hành” có tầm quan trọng thế nào trong dạy học theo phương pháp BTNB?
PHIẾU HỌC TẬP 8
1. Một số kĩ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho HS trong phương pháp “BTNB”
2. Bạn có suy nghĩ gì về hình thức và nội dung đánh giá HS sau khi dạy học theo phương pháp “BTNB”?
PHIẾU HỌC TẬP 9
1. Theo bạn có cần thiết lựa chọn chủ để và TBDH khi dạy học theo phương pháp BTNB không? Nếu cần thì lựa chọn thế nào?
2. Bạn hãy nêu 04 nguyên tắc thiết kế quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS? Hãy dẫn ra ví dụ minh họa
PHIẾU HỌC TẬP 10
Môn hóa học THCS có 3 loại bài có thể dạy học theo phương pháp BTNB, bạn hãy thiết kế quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS theo mỗi loại bài và theo ví dụ cụ thể.
PHIẾU HỌC TẬP 11
1. Bạn hãy chọn một chủ đề thích hợp ở lớp 8 THCS để soạn tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB
2. Bạn ghi rõ những điều cần trao đổi sau khi thực hiện
PHIẾU HỌC TẬP 12
1. Mục tiêu thảo luận đã rõ ràng, cụ thể như thế nào?
2. Câu hỏi thảo luận như thế nào là câu hỏi tốt?
3. Bầu không khí đã thuận lợi, thân thiện chưa?
4. Mọi người có đều hướng đến mục tiêu chung không?
5. Thời gian thảo luận có đúng giờ không?
6. Đề nghị ghi kết quả thảo luận trên phần trả lời
PHIẾU HỌC TẬP 13
Đề nghị bạn nêu ít nhất 6 yêu cầu để thành công khi trình bày trước đám đông?
PHIẾU HỌC TẬP 14
1. Bạn hãy chọn các chủ đề trong chương trình hóa học lớp 9 THCS có thể áp dụng dạy học theo phương pháp BTNB?
2. Bạn hãy lựa chọn thiết bị dạy học để sử dụng trong dạy học các chủ đề tương ứng khi áp dụng phương pháp BTNB?
3. Bạn hãy nêu ví dụ về quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS theo các loại bài ở chương trình hóa học lớp 9 THCS.
PHIẾU HỌC TẬP 15
1. Bạn hãy chọn một chủ đề thích hợp ở lớp 9 THCS để soạn tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB
2. Bạn ghi rõ những điều cần trao đổi sau khi thực hiện
PHIẾU HỌC TẬP 16
1. Đánh giá, bình chọn sự hoạt động tích cực, chủ động của các nhóm.
2. Thế nào là một bài dạy đạt yêu cầu theo phương pháp BTNB?
3. Bỏ phiếu bình chọn tiến trình xuất sắc ở lớp 8 và tiến trình xuất sắc ở lớp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)