Tài liệu tập huấn phòng tránh tại nạn thương tích trẻ em

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn phòng tránh tại nạn thương tích trẻ em thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


chương trình tập huấn
phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em

phòng giáo dục và đào tạo
thành phố hải dương



tháng 11 năm 2008
Nội dung phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em
Phần thứ nhất
Tai nạn thương tích và phòng chống TNTT.
Phần thứ hai
Các loại hình tai nạn thương tích và cách phòng tránh.
Phần thứ ba
Các mô hình an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.
Phần 1: Tai nạn thương tích
và tình hình tai nạn thương tích hiện nay

I. Định nghĩa tại nạn thương tích
Tai nạn thương tích là những tổn thương thực thể trên cơ thể con người do tác động của những năng lương (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hoá học, hoặc phóng xạ).
- 40% trường hợp tử vong ở trẻ từ 1 - 14 tuổi ở các nước đang phát triển là do chấn thương và hàng năm có tới 20.000 trẻ em các nước này bị tử vong do tai nạn giao thông, chết đuối, ngã, bỏng và các loại chấn thương khác.
- Kèm theo một trường hợp tử vong thì có vài ngàn người bị thương tích có thể bị thương tật vĩnh viễn.
- Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết do tai nạn thương tích (WHO).
II. Tình hình tai nạn thương tích hiện nay
- Kết quả điều tra cộng đồng ở Việt Nam năm 2001, tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em chiếm gần 75% (bệnh truyền nhiễm chiếm 12%, bệnh mãn tính chiếm 13%).
2. Yếu tố con người
- Giới - Tuổi
- Nhận thức hành vi - Tình trạng sức khoẻ
- Sử dụng rượu, các chất kích thích.
3. Yếu tố môi trường
- Môi trường vật chất.
- Môi trường phi vật chất.
1. Yếu tố xã hội
- Sự phát triển của xã hội.
- Tình trạng kinh tế, xã hội thấp.
III. Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích
phần 2: Các loại hình tai nạn thương tích
Sơ đồ phân loại tai nạn thương tích
3. Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích
a, Giáo dục:
- Cung cấp thông tin tới từng cá nhân:
+ Thông báo cho mọi người về những nguy cơ tai nạn.
+ Thuyết phục mọi người sử dụng những thiết bị an toàn.
+ Động viên mọi người thực hiện những biện pháp phòng ngừa thương tích.
- Hướng dãn sử trí trong một số tai nạn thương tích.
b, Cải tạo môi trường
- Rào quanh ao hồ, hố vôi...
- Cải tạo đường xá: những đoạn đường trơn trượt, ghồ ghề....
- Lắp đặt hệ thống đèn, biển báo, vạch sang đường, bục giữa đường, rào chắn, gờ giảm tốc.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, phun nước.
- Xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học, nhà trẻ, cộng đồng an toàn.
d, Luật pháp
Nhằm vào hành vi của từng cá nhân: ban hành luật, quy định bắt buộc (Đeo dây bảo hiểm khi lái xe...).
Chính sách nhằm thực thi và cải tiến các sản phẩm và môi trường (Phải lắp đặt hệ thống báo cháy...).

c, Khuyến khích về kinh tế

phần 3: Các mô hình an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em
1. Ba tiêu chuẩn ngôi nhà an toàn cho trẻ
- Cha mẹ, người chăm sóc trẻ được tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em và tham gia cải tạo hoặc loại bỏ các nguy cơ gây TNTT trong gia đình.
- Giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà (nêu các nhóm nguy cơ): trên 80% nguy cơ được cải tạo/loại bỏ.
- Trong năm không có trẻ bị tai nạn thương tích tại nhà phải cần đến sự can thiệp y tế.
Bao gồm: Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, nhà trẻ mẫu giáo an toàn và cộng đồng an toàn.
2. Bốn tiêu chuẩn trường học an toàn
- Trường có Ban chỉ đạo và có kế hoạch hoạt động xây dựng Trường học an toàn.
- Các thầy, cô giáo và học sinh được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn thương tích tại trường.
- Trên 80% yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường được cải tạo hoặc loại bỏ.
- Trong năm không có học sinh bị tai nạn tại trường cần có sự can thiệp của y tế.
3. Ba tiêu chuẩn nhà trẻ mẫu giáo an toàn
- Cô giáo và người chăm sóc trẻ được hướng dẫn về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
- Trên 80% nguy cơ gây tai nạn thương tích trong nhà trẻ - mẫu giáo được cải tạo hoặc loại bỏ.
- Trong năm không có trẻ em bị tai nạn thương tích tại nhà trẻ - mẫu giáo phải cần đến can thiệp của cơ sở y tế.
4. Năm tiêu chuẩn cộng đồng an toàn cho trẻ em:
- Có Ban chỉ đạo/ ban Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; có kế hoạch hàng năm cho công tác phòng chống TNTTTE và kế hoạch giảm thiểu các loại tai nạn trẻ em có nguy cơ cao ở địa phương.
- Đạt trên 80% điểm theo bảng kiểm cộng đồng an toàn cho trẻ em.
- Giảm thiểu nguy cơ gây thương tích và cải thiện/loại bỏ được trên 50% số nguy cơ cao gây TNTT cho trẻ em trong cộng đồng.
- Tổ chức được hệ thống mạng lưới cộng tác viên để giám sát, ghi chép, phân tích được TNTT trẻ em và thực hiện được hoạt động sơ cấp cứu ban đầu.
- Hàng năm giảm 10% số tai nạn thương tích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 435,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)