Tài liệu tập huấn môn Tin học phần Khám phá máy tính

Chia sẻ bởi Tạ Xuân Thuỷ | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn môn Tin học phần Khám phá máy tính thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Làm quen và khám phá máy tính
(Quyển 1-2-3)
Bùi Văn Thanh
Viện Công nghệ Thông tin
[email protected]
Giới thiệu SGK “Cùng học Tin học”
Định hướng chung
Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng tin học cho học sinh tiểu học đã được Bộ GD-ĐT ban hành
Nhẹ nhàng về lý thuyết, với định hướng “vừa chơi, vừa học”, “học trong khi chơi”
Mục tiêu cuối cùng
Biết thực hiện các thao tác đơn giản để sử dụng máy tính
Mở một tệp hình ảnh hay văn bản hoặc chạy một chương trình được lưu dưới dạng các tệp trong một thư mục trên đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD hay thiết bị nhớ flash.
Biết lưu một tệp hình ảnh hay văn bản trong một thư mục riêng của mình.
Biết tạo một thư mục mới để lưu thông tin của riêng mình trên các thiết bị lưu trữ.
Nội dung Quyển 1 (8 tiết)
Bài 1: Người bạn mới của em
Bài 2: Thông tin xung quanh ta
Bài 3: Bàn phím máy tính
Bài 4: Chuột máy tính
Bài 5: Máy tính trong đời sống
Mục tiêu về kiến thức
Biết được tầm quan trọng của thông tin, ba dạng thông tin cơ bản: văn bản, âm thanh, hình ảnh
Nhận dạng máy tính và các bộ phận chính của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính.
Biết máy tính Biết vai trò của máy tính và các thiết bị thông dụng kiểu máy tính (thiết bị thông dụng có gắn bộ xử lí) trong đời sống.
Mục tiêu về kỹ năng
Mở máy, đóng máy đúng thứ tự, đúng qui trình
Truy cập phần mềm qua các biểu tượng trên màn hình desktop
Có khả năng đưa ra các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.
Mục tiêu về thái độ
Yêu thích làm việc với máy tính, ham muốn tìm tòi, khám phá.
Nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen với máy: gõ phím đúng, ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh học đường.
Tạo phong cách cẩn thận, thực hiện các thao tác đúng quy trình khi sử dụng máy tính
Những điểm lưu ý
Nếu có điều kiện, tổ chức tham quan tại những trung tâm có sử dụng số lượng lớn máy tính .
Lưu tâm giáo dục tình cảm quí trọng, giữ gìn máy tính và yêu thích làm việc với máy tính.
Vị trí đặt máy tính
Vị trí đặt máy tính phải cho phép bố trí các thiết bị thuận tiện và hợp lí, thoáng mát, yên tĩnh, trần nhà, tường và sàn nhà phải có độ phản chiếu trung bình, không có sự tương phản quá mức giữa màn hình và các đồ vật xung quanh
Ghế ngồi
Ghế ngồi phải giúp cho tư thế ngồi được thoải mái, chân ghế phải chắc chắn, thông thường nên dùng ghế có gắn bánh xe. Các bánh xe phải được thiết kế phù hợp với nền nhà của nơi đặt máy tính có hoặc không có thảm
Tư thế ngồi
Lưng thẳng, đùi song song với mặt sàn, cẳng chân vuông góc với mặt sàn, bàn chân đặt trên mặt sàn, cánh tay thả lỏng, khuỷu tay nghiêng về hai bên để giúp cho cẳng tay và bàn tay song song với mặt sàn. Cổ và đầu ở tư thế thẳng, mắt nhìn hơi xuống một cách tự nhiên. Đôi lúc cũng cần thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn
Tư thế ngồi


ánh sáng phải giúp đọc tài liệu và các kí hiệu trên bàn phím dễ dàng. Khi cần thêm ánh sáng cho các công việc đòi hỏi tỉ mỉ, cần thêm đèn phụ mà không nên tăng ánh sáng chung của phòng. Nguồn ánh sáng đến cần được che chắn hoặc làm cho khuếch tán để cho khỏi chói mắt.
ánh sáng
Bài 1. Người bạn mới của em
Thuật ngữ: Máy tính, bàn phím, màn hình, chuột, bộ xử lý, màn hình nền (desktop),…
Các thành phần của máy tính và chức năng của chúng
Kỹ năng: Bật, tắt máy tính
Thông tin xung quanh ta
Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản.
Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu (styles) khác nhau cho các mục đích khác nhau.
Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Thông tin xung quanh ta (tiếp)
Thông tin là một khái niệm khoa học cơ bản, khó định nghĩa, không là đối tượng cần tìm hiểu đối với học sinh Tiểu học. Tuy vậy cũng cần cho học sinh nhận biết được các dạng thông tin ở mức mô tả đơn giản nhất.
Những kinh nghiệm về nhận dạng thông tin, sử dụng thông tin và dùng máy tính để tạo ra thông tin, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin sẽ được hình thành dần trong các chương sau, nhờ các phần mềm học vẽ, học soạn thảo văn bản, chơi và học cùng máy tính. Nhưng chính bài học này cung cấp một nền tảng khoa học cho các bài học về sau.
Thông tin xung quanh ta (tiếp)
Cần có nhiều tranh ảnh, báo chí, hình vẽ, băng ghi hình, ghi tiếng dùng làm tư liệu khi tiến hành giờ dạy.
Nên khuyến khích các em tìm các ví dụ cụ thể về các dạng thông tin và cách sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau nhờ quan sát các biển báo nguy hiểm, báo cấm, báo được phép trong cuộc sống hàng ngày, trong giao thông, trong bệnh viện, tại các nơi công cộng, . . .
Thông tin xung quanh ta (tiếp)
Giáo viên có thể lấy những ví dụ kết hợp các dạng thông tin để cho thấy sự kết hợp các dạng thông tin đem lại hiệu quả cao trong việc thu nhận thông tin.
Để có được bài dạy đạt chất lượng tốt, hấp dẫn học sinh, cần có sự sưu tầm, tích lũy và cách chọn lựa các tư liệu điển hình.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: băng âm thanh, băng hình, tranh ảnh, trò chơi (game)…
Bài 2. Thông tin xung quanh ta
Thông tin dạng âm thanh
Một số hình ảnh có thể sử dụng cho bài học
Thông tin dạng hình ảnh
Một số hình ảnh có thể sử dụng cho bài học
Một số hình ả nh có thể sử dụng cho bài học
Thông tin dạng VĂN BảN
Gợi ý tổ chức dạy học
Thông qua các hoạt động của học sinh
Tổ chức theo nhóm
Đặt câu hỏi và thảo luận theo chủ đề
Yêu cầu học sinh về nhà sưu tập các thông tin thuộc ba dạng cơ bản và dạng phối hợp.
Các lưu ý
Lưu ý đến trang thiết bị của phòng máy và cách lắp đặt máy tính như: bàn ghế đúng chuẩn với lứa tuổi, không gian đặt máy, ánh sáng chung của phòng máy và ánh sáng riêng cho người dùng.
Tạo điều kiện để từng học sinh được thử nghiệm thao tác với các đĩa và ổ đĩa dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo hoặc trợ giảng.
Dành thời gian, đồng thời khuyến khích học sinh mạnh dạn tự khám phá máy tính một cách khoa học và thận trọng.
Bài 3. Bàn phím máy tính
Yêu cầu
Biết bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu
Ngồi đúng tư thế
Gõ phím bằng mười ngón
Bài 4. Chuột máy tính
Các thao tác với chuột
Nháy chuột
Nháy đúp
Nháy nút phải chuột
Kéo thả chuột
B�i 5. Mỏy tớnh trong d?i s?ng
Nội dung Quyển 2 (6 tiết)
Bài 1: Những gì em đã biết
Bài 2: Khám phá máy tính
Bài 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
Mục tiêu về kiến thức Q2
Bước đầu biết máy tính làm việc theo chương trình
Biết lịch sử sơ lược về máy tính, chương trình máy tính và có khái niệm ban đầu về mô hình xử lí thông tin của máy tính
Biết các thiết bị lưu trữ thông tin, nhận diện và hiểu các thao tác cơ bản với ổ đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB vì được sử dụng nhờ cổng giao tiếp USB)

Những điểm cần lưu ý trong Bài 1
Từ khi ra đời đến nay công nghệ chế tạo máy tính ngày càng phát triển
Nguyên tắc làm việc không thay đổi
Bộ xử lý có trong nhiều thiết bị khác nhau
Máy tính hoạt động theo chương trình, vì vậy máy tính trở thành công cụ đa dụng
Sức mạnh, sự thông minh của máy tính là do chúng có khả năng thực hiện được các chương trình khác nhau
Các dạng máy tính phổ biến
Tham khảo “Thực hành tin học tiểu học”, Q1
Mô hình xử lý thông tin
Có nhiều hoạt động xử lý khác nhau trong cuộc sống
Mô hình xử lý thông tin: Thông tin vào -> Xử lý -> Thông tin ra
Mô hình xử lý thông tin của máy tính
Bài 2. Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
Khái niệm dữ liệu và chương trình
Bộ nhớ máy tính (RAM)
Bước đầu làm quen với các thiết bị lưu trữ: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB
Về kỹ năng: Sử dụng đĩa CD hoặc thiết bị USB
Lưu ý chuẩn bị và tạo khả năng thực hành cho học sinh
Nội dung Quyển 3
Bài 1: Những gì em đã biết
Bài 2: Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?
Bài 3: Tổ chức thông tin trong máy tính
Mục tiêu về kiến thức Q3.
Biết vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính.
Biết các khái niệm ban đầu về tệp, thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.
Biết các bước để mở thư mục và mở/khởi động tệp, lưu văn bản hoặc hình ảnh trong thư mục thích hợp và tạo thư mục riêng.

Mục tiêu về kỹ năng
Thực hiện được các thao tác cần thiết để khám phá các tệp và các thư mục trên máy tính, nhận biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp và
thư mục.
Thực hiện được các thao tác mở thư mục và mở/khởi động tệp, lưu kết quả làm việc trong thư mục thích hợp và tạo thư mục mới.
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Chương là phần kết thúc về làm quen và khám phá máy tính: Cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng ở mức đơn giản nhất để:
Mở tệp (hình ảnh/văn bản) hoặc chạy một chương trình.
Lưu tệp (hình ảnh / văn bản) trong 1 thư mục riêng.
Tạo thư mục.
Nhờ đó học sinh chủ động hơn trong việc tổ chức, khai thác, tìm kiếm thông tin trên máy tính, phục vụ tốt hơn cho học tập và giải trí.
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Như đã đề cập: tin học và máy tính đã quen thuộc trong xã hội. Ngày càng nhiều học sinh Tiểu học có cơ hội tiếp cận và sử dụng máy tính trong gia đình. Vì thế, kĩ năng sử dụng máy tính của một số em có thể đã thành thạo. Giáo viên nên dành thời gian và khuyến khích học sinh giúp nhau tự khám phá máy tính một cách khoa học và thận trọng, tạo điều kiện để từng học sinh được thực hành các thao tác với máy tính dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Có thể giảng dạy các bài lí thuyết trong chương này mà không nhất thiết phải sử dụng máy tính hay phòng máy tính. Tuy nhiên, giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học để giới thiệu cho học sinh quan sát. Trong trường hợp có thể sử dụng máy tính và máy chiếu (projector) trên phòng học, tốt nhất là sử dụng bài trình bày PowerPoint để chiếu các hình ảnh đó trên màn hình rộng. .....
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
... Bài thực hành được thực hiện trong phòng máy tính là tốt nhất. Có thể tổ chức học sinh theo nhóm, giáo viên chỉ giới thiệu ban đầu, các nhóm học sinh sẽ chủ động tìm hiểu và trao đổi lẫn nhau. Trường hợp quá khó khăn trong sử dụng phòng máy tính thì giáo viên cũng cần chuẩn bị để có ít nhất một máy tính sử dụng được trên phòng học.
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Tiếp tục những yêu cầu khi học các quyển trước, học sinh cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi trước máy tính đúng, hợp vệ sinh, gõ phím theo đúng ngón,... Có thái độ mạnh dạn, thân thiện khi giao tiếp với máy tính. Khi học sinh thực hành giáo viên cũng cần lưu ý đến trang thiết bị của phòng máy và cách lắp đặt máy tính như: bàn ghế đúng chuẩn với lứa tuổi, không gian đặt máy, ánh sáng chung của phòng máy và ánh sáng riêng cho người dùng..
Những điểm cần lưu ý KHI dạy học
Bài ôn tập gồm 02 tiết. Một tiết nên dành để ôn tập, một tiết dành thực hành
Phần ôn tập gồm 5 điểm tóm tắt và các câu hỏi trắc nghiệm, phần thực hành có 2 bài.
(Lưu ý cách diễn đạt câu hỏi trắc nghiệm)
Giáo viên nên xem lại sách giáo khoa "Cùng học Tin học" quyển 2 (SGK và SGV) để xác định mức độ yêu cầu ôn tập.
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Khi ôn luyện lại kiến thức, tốt nhất là giáo viên chỉ ra những tình huống gợi ý bằng những câu hỏi, hướng dẫn các em trình bày những kiến thức đã học theo từng bước, từng chủ đề như trình bày trong sách giáo khoa. Cuối cùng đánh giá và tổng kết để học sinh ghi nhớ.
Khuyến khích việc tổ chức ôn tập và thực hành bằng cách chia nhóm học sinh để hoạt động. Nếu có thể, giáo viên nên thiết kế thêm các bài tập khác để làm bài ôn luyện phong phú hơn.
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Về nội dung ôn tập thứ nhất, máy tính là công cụ xử lí thông tin, lưu ý học sinh nhớ lại mô hình ba bước: thu thập thông tin - xử lí thông tin - xuất thông tin. Có thể tiếp cận từ những mô hình xử lí khác .
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Bài thực hành T1 yêu cầu học sinh quan sát một máy tính để bàn và tìm vị trí của ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD trên máy tính. Lưu ý rằng hiện nay trong các phòng máy tính, không phải máy tính nào cũng được trang bị ổ đĩa CD, còn ổ đĩa mềm có thể có nhưng có thể không được sử dụng do chất lượng đĩa mềm kém và thiết bị nhớ flash đã trở nên rất thông dụng. Do vậy, tuỳ theo cấu hình máy tính trong phòng máy, giáo viên có thể sửa đổi nội dung yêu cầu của bài thực hành này cho phù hợp thực tế hơn, chẳng hạn nhận biết ổ đĩa CD và khe cắm thiết bị nhớ flash,...
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
V?i bài T2, học sinh quan sát mô hình xử lí thông tin của máy tính (mô hình 3 bước), sử dụng phần mềm Logo. Đây cũng là dịp để học sinh ôn tập Logo. Nhưng không cần thiết yêu cầu học sinh ôn tập lại tất cả các lệnh và ý nghĩa của chúng (nội dung ôn tập Logo sẽ có trong chương 6), mà chỉ cần học sinh nhận biết lại ngăn gõ lệnh và tác động của một lệnh cụ thể trên màn hình (sân chơi). Điều quan trọng là học sinh phân biệt được thông tin vào là lệnh. Sau xử lí, máy tính cho thông tin ra là đường đi của Rùa
Đĩa cứng được dùng để
Chỉ lưu các Chương trình
Chỉ lưu kết quả làm việc...
Lưu cả chương trình và kết qủa

Hãy chọn câu trả lời đúng
Lưu ý về câu hỏi, bài tập
Đĩa cứng được dùng để
Chỉ Lưu các Chương trình
Chỉ Lưu kết quả làm việc...
Cả A và B
(/Cả A và B đều đúng)

http://tinhocphothong.nxbgd.com.vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Xuân Thuỷ
Dung lượng: 1,86MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)