Tài liệu tập huấn giáo dục kỉ luật tích cực trongnhà trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn giáo dục kỉ luật tích cực trongnhà trường thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TP. HCM 14-16 tháng 5 năm 2012
Xin chào mừng quí thầy cô giáo đã tham gia khoá tập huấn về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực của Sở Giáo dục – Đào tạo Lâm Đồng
MUC TIÊU TỔNG QUÁT
Tăng cường hiểu biết của GV cốt cán về PPGDKLTC và đặc điểm phát triển của HS TrH
Hỗ trợ GV cốt cán thực hiện các biện pháp, kĩ thuật vận dụng PPGDKLTC
GV cốt cán có khả năng tổ chức tập huấn ở trường đang công tác.
Phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực có 3 chương:
Chương 1: Phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực.
Bài 1: Phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực – bối cảnh và quan điểm.
Bài 2: Những vấn đề cơ bản của phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực.
Bài 3: Vì sao cần đưa phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực vào trường phổ thông.
Chương 2: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh phổ thông.
Bài 1: Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học.
Bài 2: Đặc điểm phát triển của học sinh THCS
Bài 3: Đặc điểm phát triển của học sinh THPT
Chương 3: Vận dụng phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh PT.
Bài 1: Ứng xử tích cực trong lớp học.
Bài 2: Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động giáo dục.
Bài 3: Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực.
Chương 1:


Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực


Bài 1:… Bối cảnh và quan điểm
Mục tiêu:
- Hiểu được bối cảnh ra đời của phương pháp giáo dục kỉ luật tich cực và bản chất của phương pháp
- Giải thích được vì sao phương pháp kỉ luật tích cực được hình thành và phát triển
- Đưa ra được các ví dụ về việc bảo việc bảo vệ quyền trẻ em ở nhà trường và cộng đồng


Trong thời gian vừa qua, hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ: xử phạt của giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, gv với gv, gv với phụ huynh,…
Có trường hợp xử phạt học sinh không đúng qui định, thiếu sự kiềm chế của giáo viên, gây tổn thương về thể chất và tinh thần của học sinh
Trong học sinh cũng xảy ra tệ nạn bạo lực học đường, phần lớn các em chưa được rèn luyện kỹ năng sống, hoặc được tư vấn học đường…..

Đề tài này chỉ trình bày về PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ LUẬT TÍCH CỰC của nhà trường đối với HS
Lí do xuất hiện Phương pháp giao duc Kỉ luật tích cực
Người lớn sử dụng các biên pháp làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, tạt tai…) và tinh thần (mắng, chửi, sỉ nhục…)=>Hậu quả khôn lường=> cần có biện pháp khắc phục
Sự cần thiết phải áp dụng GDKLTC
Phù hợp với Công ước quốc tế về quyền TE, Luật bảo vệ TE, luật GD, Luật hôn nhân và GĐ, qui định về đạo đức nhà giáo, chuẩn GV phổ thông,....
Mang lại lợi ích cho HS: có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được quan tâm, tôn trong, lắng nghe ý kiến; tích cực chủ động, tự tin; phát huy được khả năng
Mang lại lợi ích cho GV: giảm áp lực quản lý lớp học; xây dựng quan hệ nhân ái với HS; nâng cao hiệu quả lớp học
Mang lại lợi ích cho gia đình, nhà trường và xã hội

Bài 1:Phương pháp giáo dục KLTC-Bối cảnh và quan điểm (tt)
Các khái niệm:
1. Kỷ luật: Là những qui tắc qui định luật lệ, nội qui, mà con người phải thực hiện, chấp hành, phải tuân theo.

Trong thực tế khi học sinh vi phạm nội qui thường bị kỷ luật bởi các hình thức như: (thông tư 08/TT ngày 21.3.1988 của BGD )
Khiển trách
Khiển trách trước hội đồng kỹ luật nhà trường
Cảnh cáo trước toàn trường
Đuổi học 1 tuần
Đuổi học 1 năm
Khi học sinh vi phạm các qui định, một số giáo viên sử dụng các hình phạt như: Mắng nhiếc, sĩ nhục, biêu riếu, đánh, tát tai, phạt quì… cuối cùng là đuổi học
Nếu các em bị đẩy ra ngoài xã hội như là “ sản phẩm chưa hoàn thiện, kém chất lượng”, là mầm móng các hiện tượng gây rối loạn trật tự xã hội.
Các hình phạt về thân thể:
Tát tai, đánh, véo
Dùng vật cứng để đánh
Kéo tai, giật tóc
Buộc học sinh ở tư thế không thoải mái: Quì, đứng giang tay, úp mặt vào tường, đứng góc lớp….
Học sinh phải đứng ngoài, nắng nơi gió lạnh, tối tăm
Nhốt vào phòng riêng….
Các hình phạt tinh thần: La mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi không quan tâm, làm cho xấu hổ, chửi rủa, chì chiết…..
Việc trừng phạt thân thể hoc sinh chỉ có tác dụng trong thời gian trước mắt, bị đánh nên học sinh vâng lời thầy cô ngay, nhưng không giải thích về sai phạm, không phân biệt đúng sai, học sinh sẽ tái phạm.

Dùng trừng phạt thân thể có xu hướng nuôi dưỡng trạng thái hung hăng, thù địch, trái ngược với ý thức tổ chức kỷ luật tự giác. Đôi khi do quá dạn đòn, học sinh sẽ chai lì, bướng bỉnh, khó bảo, thậm chí chống đối.
Dấu hiệu của PPGDKLTC
Đọc tài liệu phát tay số I và thực hiện phiếu HT số 1 ( làm việc cá nhân) và đưa ra những dấu hiệu của PPGDKLTC
Làm việc chung toàn lớp: trình bày và bổ sung các ý kiến
Tổng hợp, Khái quát các ý kiến về các dấu hiệu PPGDKLTC
Làm việc nhóm
Nhóm lẻ
Hãy liệt kê những hành vi mà Thầy/ cô cho rằng đó là hành vi xâm phạm đến nhân phẩm và thân thể của trẻ em trong gia đình ?
Theo Thầy/ cô những hành vi trên có phổ biến trong các gia đình ở Việt Nam không ? Vì sao ?


Làm việc nhóm
Nhóm chẵn:
1. Hãy liệt kê những hành vi mà bạn cho rằng đó là hành vi xâm phạm đến nhân phẩm và thân thể của trẻ em trong nhà trường?
2. Theo bạn, những hành vi trên có phổ biến trong các trường học ở Việt Nam không ? Vì sao ?

Nội dung quyền, NV trẻ em

Thầy/ cô hãy nhớ lại và viết ra thời điểm, bối cảnh mà bạn được nghe nói đến Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Thầy/ cô hãy liệt kê những quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ?
Hãy liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam mà Thầy/ cô biết có liên quan đến vân đề quyền và nghĩa vụ của trẻ em
- Đối chiếu với tài liệu phát tay I;




Quyền TE được quan tâm tuyên bố từ thập kỉ thứ 3 của thế kỉ XX (1924)
Bốn nguyên tắc xuyên suốt Công ước:
-Tất cả các quyền được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em, không có sự phân biệt đối xử
vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
Vì sự sống còn và phát triển của trẻ
Tôn trọng trẻ em
Kết luận
Hành vi xâm phạm thân thể TE:
Hành vi xúc phạm nhân phẩm TE:
Nguyên nhân:
=> bảo vệ trẻ em trở thành một vấn đề được cả thế giới quan tâm và đã được luật pháp hóa
Kết luận ( Tiếp theo)
Nhóm quyền được sống còn
Nhóm quyền được bảo vệ
3. Nhóm quyền được phát triển
4. Nhóm quyền được tham gia
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em:
Luật giáo dục (2005):Điều 72; Điều 75
Luật hôn nhân gia đình (2006) :Điều 34; Điều 107
Các văn bản pháp lí liên quan đến phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực
1. Luật giáo dục 2001:
Điều 72: Nhà giáo phải tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học.
Điều 75: Nhà giáo không được có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học
2. Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em:
Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua ban, đánh tráo trẻ em, lợi dụng trẻ em ví mục đích trục lợi, xúi dục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác.
2. Cản trở việc học tập của trẻ em.
3. Sử dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
Bộ luật hình sự Nước CHXHCNVN
Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Điều 109: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ người khác do vi phạm qui tắc nghề nghiệp hoặc qui tắc hành chính
Điều 110: Tội hành hạ người khác.
4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Theo QĐ 30/2009 ngày 22.10.2009 của Bộ GD&ĐT
Tiêu chí 2; Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, chấp hành luật giáo dục, điều lệ qui chế, qui định của ngành, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
Tiêu chí 3: Ứng xử với học sinh:
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện.
Tiêu chí 6: Tìm hiểu đối tượng giáo dục:
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Tiêu chí 13: Xây dựng môi trường học tập:
Tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, công tác thuận lợi an toàn và lành mạnh.
Tiêu chí 22: Phôi hợp với gia đình học sinh và cộng đồng.

Trả lời câu hỏi
1/ Trong giáo dục con cái, Thầy/ cô đã bao giờ sử dụng biện pháp “ mạnh” như mắng chửi, thậm chí đánh con chưa?
2/ Thầy/ cô bạn đã bao giờ sử dụng những biện pháp “mạnh” đó với học sinh không?

Trong giáo dục con cái ở nhà,
Giáo dục học sinh ở nhà trường,

NẾU đã dùng phương pháp “mạnh”, thì đề nghị thầy cô chuyển qua cách giáo dục khác sau đây:
Kỷ luật tích cực:
Là động viên
Khuyến khích
Hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh
Nuôi dưỡng lòng ham học
Ý thức kỷ luật tự giác.
Tự nhận hình thức kỷ luật, cam kết không tái phạm
Kỷ luật tích cực không phải là luôn chú ý kỷ luật học sinh, hoặc hình phạt nặng hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như:
Việc mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập, rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Việc quan trọng của ngành giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các qui định, nội qui…
Như vậy người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các qui định của những hành vi không đúng để học sinh nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sữa đổi, tiến bộ không mắc lỗi lần sau.
Giáo dục kỷ luật tích cực:
Là các biện pháp kỹ thuật không mang tính bạo lực, tôn trọng học sinh, cung cấp cho học sinh những thông tin biết để không vi phạm, chấp hành và ý thức tự giác.
Giúp cho các em sự tự tin khi đến trường học và rèn luyện.
Bài 2:
Những vấn đề cơ bản của phương pháp giáo dục kỹ luật tích cực


Bài 2.Những vấn đề cơ bản của phương pháp GD KLTC


Mục tiêu:
Trình bày được khái niệm Phương pháp kỉ luật tích cực
Phân tích các nội dung và nguyên tắc của Phương pháp kỉ luật tích cực
Đưa ra được các ví dụ về Phương pháp kỉ luật tích cực

PP gd kỉ luật tích cực
 1. Vì sao có sự xuất hiện và phát triển của PPGDKLTC?
2. Bạn hiểu PPGDKLTC là gì?
( So sánh với tài liệu phát tay số II)
 

Những dấu hiệu giáo dục kỷ luật tính cực:
1. Có những giải pháp mang tính dài hạn, giúp phát huy ý thức tổ chức kỷ luật tự giác của học sinh
2. Học sinh có những biểu hiện tốt mong đợi của nhà trường: Về chấp hành nội qui, lễ phép, chào hỏi thầy cô khi gặp mặt, nói năng lịch thiệp….
3. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
4. Dạy cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết để các em sử dụng trong quá trình học tập, rèn luyện và khi ra trường
5. Học sinh tự tin, có khả năng xử lý, giải quyết các tình huống khó khăn trong học tập, giao tiếp, va chạm trong các hoạt động ở lớp, ở trường
6. Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nặn, không bạo lực, tôn trọng bản thân, tôn trọng quyền người khác, biết chia sẻ cảm thông.
Dấu hiệu không phải là giáo dục kỷ luật tích cực:
Sự buông thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm
Không có các qui tắc, nội qui rõ ràng, thiếu sự mong đợi của nhà trường về nhân cách học sinh
Có những hình phạt về thân thể và tinh thần của một số giáo viên trong quá trình giáo dục
Nội dung của PPGD kỹ luật tích cực

Chia nhóm: đọc tài liệu phát tay số 3 và trả lời câu hỏi
Dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic để làm gì? Tìm ví dụ minh họa ?
Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường và lớp học để làm gì? Làm như thế nào thì mới hiệu quả.
Dùng thời gian tạm lắng để làm gì? Làm như thế nào thì mới hiệu quả.



Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực:

Được thực hiện dựa trên những nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Ví lợi ích tốt nhất của học sinh, đảm bảo công bằng, không thiên vị, không phân biệt đối xử
Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần khi xử lý các vi phạm nội qui của học sinh.
Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng phẩm giá của học sinh, khuyến khích tình đoàn kết, giúp đỡ nhau
Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh, thái độ thân thiện, ý thức kỷ luật tự giác.
Bốn nguyên tắc trên vừa có tính chất phòng ngừa, vừa có tính xử lý các vi phạm theo giáo dục, phát huy tính tự giác của học sinh.
Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực:
Có 4 nhóm giải pháp sau đây:
1. Thay đổi cách cư xử trong lớp học
2. Quan tâm những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập
3. Tăng cường tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp, của trường
4. Tổ chức các hoạt động của trường, của lớp
Nhóm biện pháp 1 :
Thay đổi cách cư xử trong lớp học:
1. Dưa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương học sinh co thái độ cư xử hành vi đúng
bằng hình thức phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận các điểm tốt về bạn
2. Giáo viên cần thành lập hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người giúp đở nhau trong quá trình thực hiện sự thay đổi
Ghi chép nhật ký để nhìn nhận, đánh giá các vần đề đã thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỷ luật
3. Để thay đổi cách cư xử cần:
- Xây dựng các qui tắc rõ ràng và nhất quán
- Khuyến khích động viên tích cực
- Đưa ra hình thức phạt phù hợp và nhất quán
- Làm gương trong cách cư xử
Nhóm biện pháp 2: quan tâm đến những khó khăn của học sinh:
- Khó khăn của học sinh bao gồm: Về học tập, vấn đề trong gia đình, bức xúc mà học sinh gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm, do sức khoẻ yếu, hoàn cảnh sống khó khăn
- Tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ, cần lưu ý một số điểm sau: Tránh đối đầu với học sinh, nhất là trước mặt những người khác, lắng nghe học sinh nói, tránh chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân
Tăng cường sự tham gia của HS trong xây dựng nội quy lớp học (VD NHÓM BP 3)
Được tham gia: HS được cung cấp thông tin, bày tỏ ý kiến, được lắng nghe và được tôn trọng
Sự cần thiết HS tham gia:
Hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính HS đề ra
Rèn khả năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và Ra quyết định
Phát huy tinh thần tập thể,nâng cao tính trách nhiệm

 
2. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho học sinh
Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh
Việc có thật và cụ thể
Chân thành
 Cụ thể và gọi tên một phẩm chất
Luôn để lại cảm xúc tích cực
Ngay lập tức

Khích lệ….
Một số kỹ năng khích lệ
1. Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
2. Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh
3. Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác
4. Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh.
 

Giáo dục Kỹ năng sống:
Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Kỹ năng mềm: Kỹ năng thuộc về trí tuệ, cảm xúc (EQ) như: tính cách về quản lý thời gian, sáng tạo, đổi mới, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử linh hoạt, làm việc nhóm, vượt qua khủng hoảng của bản thân.
Kỹ năng mềm không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người, là thước đo hiệu quả trong công việc
2. Kỹ năng cứng:
Là khả năng học vấn, sự thành thạo về chuyên môn, liên quan chỉ số thông minh (IQ), kinh nghiệm trong công việc, có uy tín trong chuyên môn. Nhưng để có công việc thành công cần phải có cả kỹ năng mềm.
Kỹ năng sống:
là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày, học tập và sau khi ra trường.

Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ 21:(UNESCO)
Học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người, học để khẳng định mình.

Các nhóm kỹ năng sống
* Nhóm kỹ năng xã hội
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, biểu lộ cảm xúc, kỹ năng đàm phán, thương lượng, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng từ chôi, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục, động viên…
* Nhóm kỹ năng phát triển nhận thức:
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN thu thập thông tin, KN đánh giá, KN phân tích, KN suy nghĩ, phán đoán, tư duy sáng tạo…

* Nhóm kỹ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân
KN quản lý thời gian, KN quản lý cảm xúc, KN làm chủ tức giận, KN quản lý căng thẳng, KN đối phó với những tổn thương, KN xây dựng sự tự tin, KN tổ chức, KN tạo mối quan hệ…
Ngoài ra còn có những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống như nghe, nói, đọc, viết, tính toán cơ bản…

BÀI 3 :
Vì sao cần đưa phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực vào trường phổ thông
Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực được đưa vào các trường phổ thông vì các lí do sau:
1. Thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em, luật giáo dục, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục học sinh của Việt Nam.
2. Phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
3. Học sinh luôn cảm nhận được sự quan tâm tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và ngườ xung quanh.
Học sinh nhận ra lỗi lầm hạn chế để khắc phục sữa chữa, hoàn thiện bản thân.
Có lòng tự tin, chủ động học tập, rèn luyện, không mặc cảm tự ti về những hạn chế của bản thân.
Phát huy những tiềm năng, điểm mạnh của cá nhân trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
4. Thực hiện phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực mang lại lợi ích cho giáo viên: Giảm áp lực quản lí lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Giáo viên ít mất thời gian theo dõi, giám sát việc thực hiện kỹ luật của học sinh, đỡ mệt mỏi, căng thẳng vì không phải kỷ luật học sinh vi phạm.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện thầy trò. Học sinh kính trọng, yêu quí, thông cảm với giáo viên, nâng cao hiệu quả quản lí lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
5. Mang lại lợi ích cho nhà trường, gia đình và xã hội.
Xây dựng tập thể lớp
Tập thể lớp tốt là tập thể có môi trường thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ nhau, đoàn kết, trách nhiệm, biết giải quyết xung đột không bằng bạo lực
GV là người định hướng xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe, thấu hiểu tôn trọng HS, là tấm gương cho HS
HS: Tự giác đề ra nội quy, thực hiện nghiêm túc, biết cách thể hiện quyền và bổn phận HS
Đọc tài liệu phát tay số 1 và thực hiện phiếu bài tập số 1. Trình bày kết quả trước lớp
Đọc tài liệu phát tay số 2 và thực hiện phiếu bài tập số 2. Trình bày kết quả trước lớp
Đọc tài liệu số 3 và thực hiện phiếu bài tập số 3. Trình bày kết quả trước lớp
Đọc tài liệu phát tay số 1 và thực hiện phiếu bài tập số 1. Trình bày kết quả trước lớp
Đọc tài liệu phát tay số 2 và thực hiện phiếu bài tập số 2. Trình bày kết quả trước lớp
Đọc tài liệu số 3 và thực hiện phiếu bài tập số 3. Trình bày kết quả trước lớp

Là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì chính thức 
Mang tính chất đối lập, mâu thuẫn, đối cực của các yếu tố phát triển
2001-2005 :chỉ số IQ) của học sinh đạt mức “trung bình” ( 100); chỉ số sáng tạo (CQ) còn thấp so với chuẩn chung
chỉ số trí tuệ xúc cảm EQ của các học sinh được nghiên cứu chủ yếu đạt mức “trung bình” so với chuẩn, nhưng độ phân tán khá lớn (khoảng gần 60%). Tỉ lệ học sinh đạt mức “Thấp” và “Rất thấp” khá cao (34,6%) trong khi tỉ lệ đạt mức “Cao” và “Rất cao” còn ít (khoảng 7%).





Về nhóm bạn ảnh hưởng và “Thần tượng” của lứa tuổi học sinh THCS: chưa có sự lựa chọn thông minh, thấu đáo
Khó khăn nội tâm xuất phát từ: mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có, giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế của các em;
Khó khăn trong quan hệ với cha mẹ, xuất phát từ: sự cách biệt thế hệ dẫn đến sự khó hiểu biết lẫn nhau, từ đó có những ứng xử không phù hợp
Khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của giáo viên về đặc điểm phát triển tâm lí lứa tuổi thiếu niên; từ sự tự đánh giá không phù hợp của bản thân thiếu niên; từ thái độ thiếu tôn trọng học sinh của một số giáo viên…
Khó khăn nảy sinh từ quan hệ bạn bè. Ở tuổi này bạn bè có ý nghĩa số một.
Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với trình độ phát triển chưa đầy đủ kĩ năng phân tích đúng đắn sự bộc lộ của nhân cách.
Xấu hổ, rụt rè, nhút nhát là một “căn bệnh” khá tiêu biểu của HS cuối tuổi thiếu niên do:
Những khiếm khuyết trên cơ thể
Những đánh giá, nhận xét kèm theo thái độ thiếu tôn trọng trẻ ở gia đình
Những nhận xét thiếu khách quan, thiếu công bằng, mang tính áp đặt, không đúng lúc đúng chỗ của các thầy cô giáo




thay đổi của điều kiện sống HS THCS

Ý thức được công việc gia đình
Tham gia bảo vệ uy tín gia đình, tự chủ trong hoạt động học tập và rèn luyện
Ở nhà trường có nhiều môn học, nhiều thầy cô khác nhau. Sự khác nhau về cách dạy ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh.
Xã hội thừa nhận là một thành viên tích cực nên thường phân công một số công việc như tuyên truyền cổ động, vệ sinh môi trường đường phố nơi công cộng, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và các hoạt động khác của đội Thiếu niên tiền phong.
Quan hệ xã hội được mở rộng
Thích giao tiếp, tiếp xúc với nhiều vấn đề xã hội


Sự
Một số đặc điểm tâm lý của HS THCS
Trí nhớ phát triển mạnh, đặc biệt là nhớ có chủ đích
Tốc độ và khối lượng nhớ tăng lên
Khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng phát triển mạnh
Có óc tưởng tượng phong phú, đa dạng, ước mơ tốt đẹp
Có nhu cầu lớn trong giao tiếp bạn bè trong và ngoài nhà trường, thích hoạt động tập thể như cắm trại
Thích bạn bè tôn trọng mình, dễ bị mặc cảm khi phê bình trước tập thể hoặc bạn bè tẩy chay
Dễ xúc động, dễ bị kích động, bồng bột, khó kiềm chế, cảm xúc đa dạng, hồi hộp, cảm động, phấn khởi vui tươi, la hét, vui quá trớn, buồn ủ rủ, mau hăng say mau chán nản
Quan tâm bạn khác giới, ưa thích nhau
Sự phát triển thể chất của HS THPT

Tuổi từ 14 – 18 tuổi, tuổi 14 là tuổi đầu của thanh niên đôi khi cũng là tuổi cuối của thiếu niên
Từ 18 – 25 tuổi: là thanh niên trưởng thành
Tuổi HS THPT là thời kỳ hoàn thiện giáo dục thể chất, thể lực sung mãn của đời người.“Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”
Ít bệnh tật, phản xạ nhanh nhạy
Sự thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng, sự luân phiên từ niềm vui sống một cách vô tư sang nỗi u sầu là tiêu biểu cho lứa tuổi này=>cần thiết ở người lớn một sự nhạy cảm cao
Phát triển nhu cầu giao tiếp và đồng thời tính chọn lọc trong giao tiếp
Đặc biệt nhạy cảm đối với những vấn đề tâm lí nội tâm.
“Không trưởng thành về tâm lí” (hay “không chín chắn về tâm lí”)
Vai trò, vị thế của HS THPT trong XH và gia đình
Tự quyết định nhiều vấn đề trong cuộc sống của mình như học hành, chọn nghề nghiệp, việc làm, tình yêu…
Chăm lo việc gia đình như một trụ cột
Về mặt XH, được cấp giấy CMND, quyền ứng cử, bầu cử, quyền kết hôn… xác lập địa vị người trưởng thành
Thanh niên có tâm lý không ổn định, từ đó tạo ra đời sống tâm lý khác biệt giữa các nhóm
Vấn đề “rối loạn hành vi xã hội”
2009: 1.600 vụ HS đánh nhau,TB 5 vụ/ngày,có 7 vụ gây chết người.
Từ 2003 đến 2009, có 10.000 trẻ VTN phạm tội hình sự/năm
Biểu hiện các mức độ khác nhau của rối loạn hành vi xã hội:
- Dửng dưng trước tình cảm của người xung quanh.
- Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội.
- Hung tợn, có thể dùng vũ lực.
- Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra những bài học có ích từ kinh nghiệm sống, ngay cả sau những lần bị phạt do phạm lỗi.
- Có năng khiếu trong việc kết tội những người xung quanh hoặc biện hộ cho những hành động đi ngược lại chuẩn mực xã hội của mình
Những trẻ được chẩn đoán là bị “rối loạn hành vi” có những đặc điểm sau:
- Côn đồ. Rất thích đánh nhau.
- Hung hãn, tàn bạo với mọi người và với súc vật.
- Phá hoại mọi tài sản sở hữu.
- Ăn cắp ăn trộm. Đốt phá.
- Bỏ học. Bỏ nhà đi “bụi”.
- Rất hay lên cơn thịnh nộ, giận dữ.
- Hay khiêu khích, châm chọc mọi người xung quanh.
- Thường xuyên và công khai không chịu nghe lời.
Đề cao và bi lụy thái quá mối quan hệ với những người khác giới. Quan hệ hoàn toàn được xây dựng với mục đích quyến luyến tình cảm. Các mối quan hệ khác đều bị xếp xuống hàng thứ yếu.
Tình cảm không ổn định; tâm trạng không ổn định.
Có tính kiên trì, bền bỉ trong những tình huống có ý nghĩa quan trọng, không có khả năng thỏa hiệp, dễ có những phản ứng cực đoan.
Cố chấp. Khăng khăng phải làm bằng được một điều gì đó khi đã mong muốn/đặt ra.
Cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt trong phương châm sống.

Phổ biến là do trẻ bị cắt đứt mối quan hệ yêu đương thật sự có ý nghĩa với chúng, hoặc do mâu thuẫn căng thẳng kéo dài trong gia đình làm trẻ kiệt sức cộng với sự nhạy cảm quá mức ở trẻ.
tự xâm kích ở trẻ theo cơ chế tự vệ mang tính vô thức: gặp khó khăn hay có chuyện buồn, hoặc khi nhu cầu không được thỏa mãn, một số em đã lấy việc tự xâm kích bản thân để giải quyết cái buồn ấy

là trạng thái tâm lí có biểu hiện trầm uất, ngưng trệ hoạt động trí tuệ và vận động, đánh giá bi quan về bản thân và vị trí của bản thân, giảm sút niềm vui sống, rối loạn thần kinh
Trầm cảm có những đặc tính tiêu cực, làm cá nhân không còn khả năng tự đánh giá bản thân, thế giới bên ngoài và tương lai.
- Trạng thái trầm uất kéo dài, mất cảm giác nhu cầu và cảm giác về sự hài lòng.
- Quá mệt.
- Giảm sút khả năng tập trung.
- Tự đánh giá thấp khả năng của bản thân và không tin vào bản thân mình.
- Luôn có cảm giác có lỗi và tự hạ thấp bản thân.
- Có cái nhìn bi quan và tăm tối về tương lai của bản thân.
- Có tư tưởng hoặc hành động tự làm thương tổn bản thân (tự xâm kích), tự tử.
- Mất ngủ kinh niên.
- Mất cảm giác ngon miệng
Mâu thuẫn của trẻ tuổi dậy thì ngày nay thể hiện ở chỗ, một mặt, các em rất thực dụng, nhưng mặt khác lại luôn có nhu cầu về lí tưởng
Một số trẻ đề cao xu hướng thứ nhất=> bị cho là cổ hủ, không “sành điệu”.
Một số không đủ sức tự giải quyết những vấn đề của bản thân và “buông xuôi ” theo dòng chảy cuộc đời “không muốn gì và không muốn làm gì”
=> giúp thanh thiếu niên xác định được đúng đắn mục đích và ý nghĩa cuộc sống là việc vô cùng quan trọng để tránh bị trầm cảm

Phương pháp kỷ luật tích cực là gì

Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc:
1.Vì lợi ích tốt nhất của học sinh
2. Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh
3. Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
4. Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của học lứa tuổi học sinh
Nhận thức và áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực, phi bạo lực là Phương pháp kỷ luật tích cực

Tìm tình huống và trả lời câu hỏi:
1/ Những hành vi của học sinh cần được thay đổi là gì?
2/ Sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh thể hiện như thế nào?
3/ Giáo viên có cần tập trung vào những trải nghiệm của học sinh không? Nếu có thì là gì?
4/ Giáo viên cần sử dụng phương pháp giáo dục nào đối với học sinh trong trường hợp này?
5. Biện pháp mà GV thực hiện trong tình huống có phải là biện pháp của PPGDKLTC không?

Các dấu hiệu của PPGDKLTC
Tác động GD phù hợp với nhu cầu, trạng thái của HS, giúp khắc phục nhận thức, hành vi chưa đúng
Tạo cho HS cảm giác an toàn, thân thiện ,được tôn trọng
Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh
GV tin không có HS xấu mà chỉ có HV tốt và xấu, có thể củng cố các hành vi tốt và loại bỏ các HV xấu
Nguyên tắc thực hiện kỉ luật tích cực
Làm việc nhóm thực hiện phiếu học tập số 2
Đọc tài liệu phát tay số 2 và lí giải vì sao khi sử dụng biện pháp kỉ luật phải dựa trên các nguyên tắc:
1. Vì lợi ích tốt nhất của học sinh
2. Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh
3. Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
4. Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của học lứa tuổi học sinh
Lưu ý: Không chỉ áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, phù hợp đối với các học sinh có hành vi không phù hợp

Các nhóm biện pháp GDKLTC (Save child)
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Quan tâm đến những khó khăn của trẻ
Tăng cường sự tham gia của trẻ
Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán
Khuyến khích động viên tích cực
Đưa ra những hình thức phạt phù hợp, nhất quán
HS hiểu được cách xử sự của mình là sai
Không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực
Phải công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng
Không đơn điệu, máy móc trong mọi trường hợp
Không phạt HS vì những lí do ngoại cảnh
Làm gương trong cách cư xử
Quan tâm đến những khkhăn của HS

Những hành vi không mong đợi của HS thường do những khó khăn trong CS gây ra
HS thường gặp khó khăn: Trong HT; GĐ, bị làm tổn thương tâm lí, bị hiểu lầm.
Nếu hiểu KK của HS, GV sẽ giúp HS hiệu quả, không cần dùng đến trừng phạt
GV cần lưu ý:
Tránh đối đầu với hS, nhất là trước mặt người khác
Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ
Tránh” lên lớp” hoặc đưa ra những chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân
Cố gắng giúp HS tìm ra giải pháp phù hợp với các em
Bài 3: Vì sao cần đưa PPGDKLTC vào nhà trường
Làm việc theo nhóm
1.Phân tích các lí do khiến cần phải đưa phương pháp kỉ luật vào trường phổ thông ?
2. Đọc tài liệu phát tay số I và đối chiếu, bổ sung những lí do cần đưa PPKLTC vào nhà trường
Làm việc chung cả lớp

Vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Nội dung 1.Ứng xử tích cực
Cảm giác thoải mái, dễ chịu
Thấy mình được tôn trọng
Cảm thấy người khác lắng nghe mình
Thấy tự tin và phát huy được khả năng của bản thân


1.Lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là:
- Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở (cả bằng ánh mắt và trái tim);
- Hiểu rõ nội dung học sinh nói;
- Hiểu rõ được cảm xúc của học sinh.
Với bốn bước
Bước 1: Phản hồi
Bước 2: Xác nhận cảm xúc
Bước 3: Khích lệ: Giáo viên có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh…để khích lệ
Bước 4: Cùng học sinh tìm giải pháp

Các rào cản lắng nghe tích cực gồm:

Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng thú của học sinh;
Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh;
Đỗ lỗi cho học sinh mà không xem xét rõ vấn đề;
Hạ thấp, xem thường học sinh;
Ngắt lời khi học sinh đang nói;
Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức;
Đồng tình kiểu thương hại;
Ra lệnh, đe dọa

 
2. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho học sinh

Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh
Việc có thật và cụ thể
Chân thành
 Cụ thể và gọi tên một phẩm chất
Luôn để lại cảm xúc tích cực
Ngay lập tức

Khích lệ….
Một số kỹ năng khích lệ
1. Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
2. Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh
3. Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác
4. Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh.
 

Nội dung 2. Tăng cường sự tham gia của HS
Hoạt động GD?
Tăng cường sự tham gia của HS vào các hoạt động GD
Các dạng hoạt động GD nêu trong tài liêu đã đủ chưa?
Làm phiếu bài tập số 3; phiếu BT số 4

Nội dung 3. Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực
Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với HS em tuổi mới lớn
Đối với những HS chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất ngại tham gia vào công việc chung của tập thể, do đó GVCN cần tiếp cận để hiểu được “gu” và tác động vào “sở thích” của HS đó tạo sự trải nghiệm những niềm vui trong hoạt động, củng cố nhu cầu, động lực
cần tôn trọng các em làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nỗ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh và giá trị, đồng thời khắc phục những điểm yếu và thói quen chưa tốt để rồi chính tự từng em nhận thấy mình cần phải thay đổi thói quen, hành vi chưa tốt
Giúp học sinh vượt qua...
Cần biết khơi dậy không khí thi đua sôi nổi cho học sinh trong lớp, với tinh thần thi đua lành mạnh trong các lĩnh vực
cần tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn đa dạng lôi cuốn HS tham gia, qua đó trải nghiệm niềm vui nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác
Xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp ứng các nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và có giá trị của từng thành viên trong tập thể lớp, đặc biệt là đối với những HS chán nản, chậm tiến

Giúp học sinh vượt qua...
Giúp các em nhận thấy mình có khả năng, mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em.
Củng cố tích cực sau những thay đổi tốt. Cảm xúc được yêu thương, tôn trọng và cảm giác vui thích lại củng cố thêm các cảm xúc tích cực khác bên trong HS. Khi HS có một hành vi tích cực, người lớn có những phản ứng mang tính chất củng cố. Cứ như vậy một thói quen tốt dần được hình thành

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 2,59MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)