TÀI LIỆU TẠP HUẤN CHUẨN KTKN MÔN CÔNG NGHỆ THCS

Chia sẻ bởi Lê Văn Viến | Ngày 16/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU TẠP HUẤN CHUẨN KTKN MÔN CÔNG NGHỆ THCS thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông là gì?
2. Dạy học môn Công nghệ ở trường THCS theo chuẩn KTKN là như thế nào?
3. Giáo viên Công nghệ trường THCS thường gặp khó khăn gì trong khi dạy học theo chuẩn KTKN?
4. Dạy học môn Công nghệ theo chuẩn KTKN như thế nào để có hiệu quả?

CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CTGDPT

Khái niệm:
Chuẩn
Chuẩn KTKN của chương trình GDPT
Chuẩn KTKN môn học
Chuẩn KTKN cấp học
Đặc điểm chuẩn KTKN của chương trình GDPT:
3. Các mức độ về chuẩn KTKN
3.1. Mức độ về chuẩn KTKN trong CT GDPT
Về kiến thức:
Về kỹ năng:
Về thái độ:
Lưu ý: Có chủ đề có đủ 3 mục tiêu, hoặc chỉ 2, có thể là 1 mục tiêu.
3.2. Một số mức độ nhận thức sử dụng trong chuẩn KTKN:
Nhận biết (biết)
Thông hiểu (hiểu)
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
(Minh họa theo cách làm của BS.Bloom)
3.3. Chuẩn KTKN là căn cứ, mục tiêu của dạy học, kiểm tra đánh giá
- Biên soạn sách giáo khoa
- Chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL, GV
- Xác định mục tiêu, mức độ mục tiêu của bài học
- Xác định mục tiêu KTĐG; đánh giá kết quả giáo dục
3.4. Phân biệt chuẩn kiến thức và chuẩn kỹ năng
a. Chuẩn kiến thức:
Tri thức khoa học như khái niệm, tính chất, nguyên lý, nguyên tắc, căn cứ khoa học, …. Là những kiến thức tối thiểu học sinh có thể đạt và phải đạt được.
b. Chuẩn kỹ năng:
- Thao tác, quan sát, hành động… mà học sinh cần đạt được.
- Thao tác thuần thục, chính xác là kỹ sảo.
3.5. Các mức độ mục tiêu trong chuẩn KTKN
- Biết, nhận biết: Kể tên, liệt kê, mô tả, phát biểu, tái hiện lại ... được đối tượng.
- Hiểu, thông hiểu: Hiểu, giải thích, minh hoạ, phán đoán ...về đối tượng bằng ngôn ngữ của mình.
- Vận dụng: Khả năng vận dụng kiến thức vào sự việc cụ thể.
- Ngoài ra còn các mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá.

CHUẨN KT, KN MÔN CÔNG NGHỆ

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn Công nghệ là một bộ phận trong CTGDPT.
Văn bản quan trọng để chỉ đạo, thực hiện KH GD.
Chuẩn KT, KN môn CN được xây dựng theo lớp.
Là các yêu cầu tối thiểu, cơ bản nhất về kiến thức, kĩ năng mà học sinh có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập.
Chuẩn KT, KN của môn CN mới chỉ đề cập đến những chủ đề, nội dung một cách khái quát, chưa đi sâu liệt kê chi tiết các nội dung cần giảng dạy.
Yêu cầu:
Đảm bảo thống nhất trong trên phạm vi cả nước ( chuẩn KT, KN phải được cụ thể hóa các chủ đề về mục tiêu, nội dung.
Phải có định hướng về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học nhằm đảm bảo điều kiện thực hiện được mục tiêu đề ra.

SỬ DỤNG CHUẨN KT-KN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI DẠY

Hiểu và phân tích được chương trình giáo dục phổ thông, chương trình môn học CN về các khía cạnh: Nội dung, trọng tâm; mạch kiến thức; liên thông giữa môn CN với các môn học khác liên quan, giữa môn CN ở các cấp học, các lớp trong cùng một cấp.
Hiểu được mục tiêu cần đạt, đáp ứng được mục tiêu của môn Công nghệ.
Từ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ đề và nội dung của chuẩn, giáo viên so sánh với mục tiêu mỗi bài trong sách giáo khoa để đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Xác định mục tiêu bài học dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng
Mức độ mục tiêu của chuẩn kiến thức kiến, kỹ năng đã được cụ thể hóa trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ”. Thông thường mức độ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ đề của chuẩn kiến thức kỹ năng thường được cụ thể hóa bằng mức độ mục tiêu cần đạt được của các nội dung thuộc chủ đề của chuẩn.

CHUẨN KT, KN MÔN CÔNG NGHỆ

Giáo viên vận dụng được vào điều kiện cụ thể của vùng, miền để lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Viến
Dung lượng: 184,52KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)