TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN VẬT LÝ

Chia sẻ bởi Mai Xuân Hiểu | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN VẬT LÝ thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”
Ví dụ: Bài 5 vật lý lớp 8 “ Sự cân bằng lực – Quán tính” trang 17 – 20/ SGK
Hoạt động : Tìm hiểu sự cân bằng lực (Mục I)
Nhiệm vụ: Thực hiện c1 trang 17/ SGK
Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng có trọng lượng lần lược là 3N; 0,5N; 5N bằng các véc tơ lực, nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương chiều của hai lực cân bằng.
Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ (Trả lời c1)
Nhóm thảo luận, thống nhất nội dung và báo cáo kết quả.
Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Ví dụ: Bài 9 vật lý 8 “Áp suất khí quyển” trang 32 – 35/SGK
Hoạt động: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển
Vòng 1: các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, thống nhất trả lời câu hỏi.
Nhóm 1 Nhiệm vụ (c5): các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có bằng nhau không? Tại sao?
Nhóm 2 Nhiệm vụ (c6): Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
Nhóm 3 Nhiệm vụ (c7): Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân (Hg) là 136000 N/m3
Vòng 2: Hình thành nhóm mới
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Nhiệm vụ mới của các nhóm: từ các kết quả có được suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.
Sơ đồ KWL
Ví dụ: Bài 6 vật lý 9 “Bài tập vận dụng định luật ôm” trang 25 – 27/SGK
Chủ đề: Hệ thống các công thức có liên quan đến các đại lượng I; U; R
Nhiệm vụ: Để giải các bài 1; 2; 3 trang 17 – 18/SGK các em cần phải biết những điều gì?
Sơ đồ tư duy
Ví dụ: Bài 16 vật lý 9 “Định luật Jun – Lenxơ” trang 44 – 46/SGK
Nhiệm vụ: Nghiên cứu bài định luật Jun – Lenxơ theo sơ đồ sao.
HỌC THEO GÓC
Ví dụ: Bài 4 vật lý 9 “Đoạn mạch nối tiếp” trang 11 – 13/SGK
Nội dung phần II : Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.
Nhiệm vụ nhóm 1(c3): Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđ của đoạng mạch gồm hai điện trở R1; R2 mắc nối tiếp là: Rtđ = R1 + R2
Nhiệm vụ nhóm 2 : Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 4.1, Trong đó R1; R2 và UAB đã biết, Kiểm tra lại công thức Rtđ = R1 + R2 bằng cách giữ UAB không đổi, đo IAB ; thay R1; R2 bằng điện trở tương đương của nó, đo I /AB. So sánh IAB với I /AB
Nhiệm vụ nhóm 3: vận dụng công thức làm bài tập (c5)/ SGK trang 13
Nhiệm vụ nhóm 4: nếu mạch điện có 4 điện trở; 5 điện trở; n điện trở mắc nối tiếp viết công thức tính điện trở tương đương trong các trường hợp này?
HỌC THEO HỢP ĐỒNG
Ví dụ:
NHIỆM VỤ: Hãy tính áp lực lên bàn tay phải khi em xách cặp sách ?
Tính diện tích tay cầm trong lòng bàn tay
Áp dụng công thức sau tính áp lực lên bàn tay, và cho kết quả tính bằng Pascal
P = F/S
Tưởng tượng bạn phải làm một bài tập tương tự một mình mà không được thày/cô giáo hỗ trợ.
Bạn cần gì để hoàn thành bài tập? Bạn sẽ chuẩn bị làm bài tập như thế nào? Câu hỏi nào bạn phải trả lời trước?
Phương pháp
Xác định lực (= F) lên bàn tay
- Tính trọng lượng cặp sách
- Chuyển đổi trọng lượng thành Newton bằng cách nhân lên 10 lần (F =trọng lượng x 10) Lực được thể hiện theo đơn vị Newton
Tính diện tích bề mặt tay cầm trong lòng bàn tay
- Đo chiều dài (= a) và chiều rộng (= b) tay cầm trong lòng bàn tay. Sử dụng đơn vị (cm)
- Tính diện tích bề mặt (=A) tay cầm trong lòng bàn tay theo công thức: S = a.b
Sử dụng đơn vị cm2 : cm x cm = cm2
- Đổi diện tích thành m2
Chú ý: 1 cm2 = 0,0001 cm2
Đưa kết quả tìm được vào công thức sau
(P = áp lực, tính bằng đơn vị Pasacl)
P = F/S
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
(Áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học dự án).
Bài 19/51(SGK) – Vật lý 9: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Lập kế hoạch: Nhóm sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác các tiểu chủ đề bằng cách tự đặt các câu hỏi như.
Những thiết bị điện nào được xem là an toàn?
Để sử dụng điện an toàn cần thực hiện những biện pháp nào?
Những thiết bị điện nào giúp người dùng tiết kiện điện?
Để sử dụng tiết kiệm điện cần thực hiện những biện pháp nào?
Tiết kiệm điện có những ích lợi nào?
Từ những vấn đề được nêu ở trên hs tiếp tục xây dựng những vấn đề liên quan khác và cứ thế phát triển thành một sơ đồ chi tiết.
Thực hiện dự án:
Khi sơ đồ đã được hình thành hs lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập, phân công thực hiện nhiệm vụ.
VD: Tìm hiểu xem tại sao sử dụng đèn compack lại tiết kiệm điện, đèn có những dạng nào? Cấu tạo ra sao? Nguyên tắc hoạt động như thế nào? Tại sao sử dụng đèn dây tóc lại hao phí điện? . . Vv
Đánh giá dư án:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Xuân Hiểu
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)