Tài liệu tập huấn ATGT

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn ATGT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG”

PHẦN THỨ NHẤT
TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ TÌNH HÌNH
TAI NẠN GIAOTHÔNG HIỆN NAY


I. Giới thiệu chung:
Trong thập kỷ qua, sự gia tăng về kinh tế, phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là môtô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng.
I. Giới thiệu chung:(tt)

Lưu lượng và khối lượng giao thông tăng nhanh kéo theo các vấn đề liên quan như xung đột giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông ở đô thị và tai nạn giao thông ở các vùng nông thôn đã bắt đầu gia tăng. Mặt khác mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông của người tham gia giao thông và của cộng đồng vẫn còn rất thấp. Công tác quản lý về an toàn giao thông tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.

I. Giới thiệu chung:(tt)

Từ khi thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, các Nghị định của Chính phủ về đảm bảo TTATGT (Chỉ thị 22-CT/TW, Nghị quyết 890/1999/QĐ-BGTVT, Sắc lệnh 07/2001/L/CTN, Pháp lệnh 26/2001/QH10, Nghị quyết 14/2002/NQ-QH11, NQ 32/2007/NQ-CP.v.v), tốc độ gia tăng số vụ tai nạn giao thông hàng năm đã được kiềm chế, tuy nhiên số người chết, bị thương vẫn còn ở mức độ cao và tính nghiêm trọng ngày càng gia tăng.
I. Giới thiệu chung:(tt)

Nhằm kiềm chế và giảm thiểu TNGT, trong thời gian gần đây đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới về an toàn giao thông, như Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị định 34/2010/NĐ-CP và một số văn bản liên quan của đến an toàn giao thông, những văn bản pháp luật này có thể coi là liều thuốc chữa bệnh tai nạn giao thông đang gia tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, yếu kém, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao.





I. Giới thiệu chung:(tt)

Luật Giao thông đường bộ đã được sửa đổi năm 2008 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã và đang được sửa đổi ban hành cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác đảm bảo TTATGT.
Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù của từng địa phương trong toàn tỉnh, như: kinh tế, văn hoá – xã hội, cơ sở hạ tầng, phương tiện, môi trường,…làm cho tình hình đảm bảo trật tự ATGT càng trở nên phức tạp.















II. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

1- Tình hình tai nạn giao thông thế giới:
Tình hình TNGT trên thế giới diễn ra ngày một nghiêm trọng. Trong đó, thương vong do TNGT đường bộ là một vấn nạn lớn. Theo báo cáo hiện trạng an toàn đường bộ tòan cầu năm 2009 của WHO cho 178 quốc gia chiếm 98% dân số toàn cầu, hàng năm có xấp xỉ 1,3 triệu người bị chết và 50 triệu người bị thương do TNGTĐB. Trong đó 90% số người bị chết là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
2. Tình hình tai nạn giao thông chung tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, trung bình hàng ngày ước tính có khoảng 30 – 35 người chết do TNGT mà chủ yếu là TNGT đường bộ (chiếm 97%). Đây là vấn đề đang gây bức xúc cho xã hội hiện nay.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADB), thiệt hại kinh tế do TNGT đường bộ hàng năm tại Việt nam ước khoảng 880 triệu USD (khoảng 17 ngàn tỷ đồng Việt Nam), cao hơn mức trung bình của các nước trong khối ASEAN. Trong nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam thiệt hại do TNGT đường bộ năm 2007 ước tính khoảng 32.600 tỷ đồng.

2. Tình hình tai nạn giao thông chung tại Việt Nam:(tt)
Số vụ TNGT, số người chết và bị thương liên tục gia tăng trong nhiều năm từ năm 1999 và chỉ bắt đầu giảm từ năm 2003. Tuy nhiên việc giảm này cũng chỉ mang tính tạm thời chưa ổn định và bền vững. So với năm 2009 xảy ra 12.492 vụ TNGT (giảm 3%), làm chết 11.516 người (giảm chưa tới 1%) và bị thương 7.914 người ( giảm gần 2%). Mặc dù TNGT đã giảm trên cả 3 tiêu chí nhưng số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng lại tăng nên TNGT vẫn đang là mối lo ngại cho toàn xã hội.
3. Kết quả thực hiện ATGT trên Địa bàn tỉnh trong quý 1/2012 (từ ngày 01/01/2012 -31/3):

3.1. Tình hình tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông đường bộ và đường thủy xảy ra 39 vụ, làm chết 40 người, bị thương 24 người. So với cùng kỳ năm 2011, về số vụ giảm 20 vụ (giảm 33,8%), số người chết giảm 21 người (giảm 34,4%), số người bị thương giảm 23 người (giảm 48,9%).
3.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ.
Toàn tỉnh xảy ra 38 vụ, làm chết 39 người, bị thương 24 người. So với cùng kỳ năm 2011, về số vụ giảm 19 vụ (giảm 33,3%), số người chết giảm 22 người (giảm 36%), số người bị thương giảm 23 người (giảm 48,9%).
3.1.2. Tai nạn giao thông đường thủy
Tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người, không có người bị thương. So với cùng kỳ năm 2011, về số vụ giảm 01 vụ (giảm 50%), số người chết tăng 01 người (tăng 1/0), số người bị thương 0/0.
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính Phủ về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Kế hoạch số 120/KH-BATGT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Tháp Kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông – 2012; các huyện, thị, thành đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Trong quý I năm 2012 toàn Tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, có 6 huyện, thị, thành giảm cả 3 tiêu chí (Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Lấp Vò, Tân Hồng và thành phố Cao Lãnh).
Điều đó cho thấy nếu chúng ta có quyết tâm cao, phát huy được sức mạnh cả cả hệ thống chính trị; các ban, ngành, đoàn thể đồng bộ thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì mục tiêu đề ra là giảm từ 5%-10% cả 3 tiêu chí về an toàn giao thông trong năm 2012 chắc chắn sẽ đạt được và có thể vượt qua.
Tuy nhiên vẫn còn một số huyện, thị cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm vì có số vụ tai nạn giao thông tăng cao như huyện: Châu Thành (tăng 300%), Hồng Ngự (tăng 50%), Lai Vung (tăng 33,3%).
Biểu đồ tai nạn giao thông ĐB theo thời gian trong ngày
3 tháng đầu năm 2012
Biểu đồ tai nạn giao thông ĐB theo ngày về số vụ
3 tháng đầu năm 2012
Biểu đồ tai nạn giao thông ĐB theo tháng
3 tháng đầu năm 2012
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỞ HÀNG CỒNG KỀNH
THIẾU VĂN HÓA GIAO THÔNG
ĐẬU, ĐỖ XE NGỔN NGANG
LÒNG ĐƯỜNG BỊ CÁC TIỂU THƯƠNG LẤN CHIẾM, GÂY CẢN TRỞ GIAO THÔNG


KHÔNG CHẤP HÀNH ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
KHÔNG CHẤP HÀNH ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
LÁI XE KHI CHƯA ĐỦ TUỔI
CHỞ QUÁ…KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
XE MÔ TÔ CHỞ HÀNG CỒNG KỀNH
HỌC SINH VI PHẠM
Phơi lúa trên đường gây cản trở giao thông
Phơi lúa trên đường gây cản trở giao thông
Phơi lúa trên đường gây cản trở giao thông
Phơi lúa trên đường gây cản trở giao thông
VÀ TẤT YẾU DẪN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG
VÀ TẤT YẾU DẪN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG
VÀ TẤT YẾU DẪN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG




3.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG:

3.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Trong quý I năm 2012, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, các Sở, ngành và địa phương có nhiều chỉ đạo thực hiện quyết liệt, thường xuyên và đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ; Cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 29/12/2011 về thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Chỉ thị 01/CT-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 về việc hành động “Năm An toàn giao thông - 2012”.

3.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:(tt)

- Ban An toàn giao thông Tỉnh ban hành kế hoạch số 120/KH-BATGT , 121/KH-BATGT ngày 26 tháng 12 năm 2011 kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông – 2012” và tháng hoạt động cao điểm thực hiện “Năm An toàn giao thông – 2012”.
- Công an Tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 133/KH-CAT-PV11 ngày 30 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiện “Năm An toàn giao thông – 2012” trong lực lượng Công an và ban hành Công văn số 104/CAT-PV11 ngày 22 tháng 02 năm 2012 để phân công nhiệm vụ cụ thể cho Công an các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện một số giải pháp kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông.
3.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:(tt)

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 1641/SGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 01 năm 2012 về việc hành động “Năm An toàn giao thông – 2012” và Công văn số 285/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 3 năm 2012 về việc xây dựng chương trình thực hiện An toàn giao thông năm 2012 và tổ chức các hoạt động hành động An toàn giao thông.
- Ban An toàn giao thông các huyện, thị, thành đã tổ chức triển khai kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông – 2012” và Tháng cao điểm tết Nhâm Thìn; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành kiện toàn Ban An toàn giao thông theo Hướng dẫn số 34/BATGT ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Ban An toàn giao thông Tỉnh.

TOÀN CẢNH HỘI NGHỊ ATGT NĂM 2011









3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:

Sáng ngày 03 tháng 01 năm 2012, Ban ATGT Tỉnh, Sở GTVT, Công an tỉnh và một số ngành liên quan phối hợp tổ chức trọng thể míttinh hưởng ứng “Năm An toàn giao thông-2012” cấp tỉnh tại Công viên Văn Miếu – TP Cao Lãnh được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Đồng Tháp. Lễ míttinh đã phát động và kêu gọi các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh tham gia tích cực hưởng ứng “Năm An toàn giao thông - 2012”, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai có hiệu quả “Năm An toàn giao thông – 2012” và để tạo động lực, tiền đề cho các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các tháng tiếp theo của “Năm An toàn giao thông – 2012”.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Ban An toàn giao thông Tỉnh phối hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền “Năm An toàn giao thông – 2012”, thường xuyên phát thông điệp trên Đài Phát thanh – Truyền hình, thực hiện chuyên mục An toàn giao thông; thống nhất phát hành áp phích và khẩu hiệu tuyên truyền năm an toàn giao thông 2012 để tuyên truyền rộng rãi tại các địa phương.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)

Đài Phát thanh – Truyền hình đã tăng thời lượng phát tuyên truyền về an toàn giao thông với tần suất dầy hơn. Ngoài các tin, bài, phóng sự,… thường xuyên được phát trong chương trình thời sự trên sóng phát thanh – truyền hình, Đài còn thực hiện chuyên đề về an toàn giao thông được 70 tin và 15 phóng sự trong chương trình thời sự hàng ngày, nâng Tiểu mục “An toàn giao thông” thành Chuyên mục “An toàn giao thông”, chạy chữ trên màn hình tuyên truyền về an toàn giao thông, thực hiện 10 chuyên đề “Biết để làm đúng” về chủ đề văn hóa giao thông, thực hiện 6 Chương trình “Trên từng cây số”.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông.(tt)
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trường học phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục, tuyên truyền an toàn giao thông trong toàn thể CB, CC và học sinh; 100% đơn vị tổ chức cho CB, GV và học sinh thực hiện ký cam kết không vi phạm an toàn giao thông; 72 đơn vị trường học được cấp biển báo an toàn giao thông đã hoàn thành công tác lắp đặt; tổ chức hội thi tìm hiểu an toàn giao thông cấp tỉnh cho học sinh tiểu học với nội dung thi tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông, vẽ tranh, văn nghệ (thơ, ca, hò, và, tiểu phẩm), có 120 thí sinh đại diện cho 12 huyện, thị, thành tham gia.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp triển khai cho các đơn vị lực lượng vũ trang trong Tỉnh xây dựng kế hoạch của cấp mình tổ chức thực hiện hưởng ứng hành động “Năm An toàn giao thông – 2012”, xác định về trách nhiệm của cấp ủy và người chỉ huy trong việc tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn giao thông trong từng cơ quan, đơn vị. Qua đó tổ chức tuần tra kiểm tra xe quân sự trên địa bàn Tỉnh được 5 đợt, quân số tham gia 23 lượt cán bộ chiến sĩ.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng kế hoạch chỉ đạo các huyện, thị, thành đồng loạt tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong các dịp lễ, tết trong năm 2012; ra mắt bến đò ngang an toàn tại các huyện, thị, thành trong tỉnh, lắp đặt 8 panô tuyên truyền ở 4 bến đò an toàn: Cầu Đá – Phương Trà (huyện Cao Lãnh), Thường Phước I (huyện Hồng Ngự), Tân Công Chí (huyện Tân Hồng), Tân Thuận Đông (TP Cao Lãnh); vận động 12.000 hộ dân ký cam kết an toàn giao thông; qua đó phát trên 15.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông; tổ chức diễn đàn Thanh niên với “Văn hóa giao thông” tại các địa phương: Sa Đéc, Tháp Mười, Thanh Bình và Đại học Đồng Tháp.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)

Hội Nông dân Tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động an toàn giao thông năm 2012, chỉ đạo mỗi Hội Nông dân huyện, thị, thành xây dựng một xã điểm an toàn giao thông; mỗi xã, phường, thị trấn Hội xây dựng một chi hội an toàn giao thông; đến nay có 7 xã và 142 chi hội làm điểm về an toàn giao thông.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ được 435 điểm, có 37.782 người dự; tổ chức chiếu phim phóng sự về ATGT tại nơi tiếp dân, có trên 6.000 người xem, giáo dục cá biệt và cho 1.270 thanh thiếu niên thường vi phạm ATGT cam kết không tái phạm..
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Điện ảnh Tỉnh phối hợp với phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lai Vung, Lấp Vò, Tân Hồng và Tam Nông tổ chức cho Đội chiếu phim lưu động Tỉnh phối hợp với UBND các xã tổ chức chiếu phim tuyên truyền về “Năm An toàn giao thông – 2012”, thực hiện “Văn hóa giao thông” được 38 buổi, có 7.480 lượt người xem, phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Hưởng ứng tháng hoạt động cao điểm năm an toàn giao thông – 2012, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố đã đồng loạt tổ chức lễ ra quân vào ngày 03/01/2012 có trên 3.900 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, giáo viên, học sinh và hàng trăm quần chúng nhân dân tham gia. Sau buổi lễ phát động đoàn diễu hành bằng xe hoa đã cổ động, tuyên truyền trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, khu vực đông dân cư; treo 425 băng rol, ký cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông cho hơn 23.000 hộ dân; cấp phát 52.000 tờ rơi tuyên truyền về các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Ban An toàn giao thông huyện, thị, thành phố đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện và Ban An toàn giao thông xã, thị trấn triển khai tổ chức sửa chữa 26,5 km đường huyện và nông thôn, đắp mái taluy nền đường 18,5 km, phát quang cây xanh che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ với tổng chiều dài: 198,73 km;
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Công an các huyện, thị, thành phố phối hợp với ban, ngành, đoàn thể huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông được 571 cuộc, có 24.891 người dự; mời gọi, răn đe, giáo dục 641 đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, 457 đối tượng có biểu hiện chạy xe rú ga, lạng lách làm mất trật tự an toàn giao thông; tổ chức tuyên truyền trực quang (chiếu phim) được 68 cuộc, có 3.964 người xem;
3.2.2. Công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông:(tt)
Đài Truyền thanh huyện, thị, thành phố phối hợp với các ngành liên quan mở chuyên mục ATGT với 105 tin, 31 bài; tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông trong quần chúng nhân dân;
Một số hình ảnh về công tác tuyên truyền An toàn giao thông.
Một số hình ảnh về công tác tuyên truyền An toàn giao thông.

3.2.3. Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông :
Qua 3 tháng thực hiện Kế hoạch số 455/KH-UBATGTQG ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông – 2012”; lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cảnh sát đường thủy Công an Tỉnh và lực lượng công an huyện, thị, thành phố tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh; tập trung xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; kết quả:
a. Đường bộ
Tổ chức tuần tra, kiểm soát 3.896 ca (có 16.653 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia), phát hiện 25.733 trường hợp vi phạm; đã giáo dục, nhắc nhở 663 trường hợp; tạm giữ 56 xe ô tô, 8.864 xe mô tô; tước giấy phép lái xe có thời hạn 3.074 trường hợp, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25.070 trường hợp (1.759 xe ô tô, 23.311 xe mô tô) với số tiền trên 13,7 tỷ đồng.
b. Đường thủy
Tổ chức tuần tra, kiểm soát 1.236 ca (có 3.720 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia), phát hiện 3.629 trường hợp vi phạm; đã giáo dục, nhắc nhở 411 trường hợp; lập biên bản và ra quyết định xử phạt 3.218 trường hợp, với số tiền 4,91 tỷ đồng; tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn 29 trường hợp.
Một số hình ảnh về công tác tuần tra kiểm soát trật tự An toàn giao thông
Một số hình ảnh về công tác tuần tra kiểm soát trật tự An toàn giao thông
3.2.4. Công tác đăng kiểm phương tiện và đào tạo cấp bằng, giấy phép lái xe (GPLX).

a- Kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện xe cơ giới.
Tổng số lượt ôtô đã kiểm định 9.763 phương tiện, trong đó có 1.664 lượt đạt tiêu chuẩn (tỷ lệ đạt là 60,2%). Có 17 phương tiện được cấp lưu hành tạm thời.
b- Đào tạo, sát hạch cấp GPLX.
Tổng số GPLX môtô cấp mới được 3.020 giấy. Tổng số GPLX môtô đã cấp đến nay được 333.876 giấy.
Số GPLX ôtô cấp mới được 460 giấy. Tổng số GPLX ôtô đã cấp đến nay được 9.454 giấy.
3.2.4. Công tác đăng kiểm phương tiện và đào tạo cấp bằng, giấy phép lái xe (GPLX) (tt)
c- Đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Đăng ký mới 239 phương tiện, nâng tổng số phương tiện hiện có đã được đăng ký là 19.820 phương tiện. 3 tháng đầu năm Ban Đăng kiểm thủy đã kiểm định được 949 phương tiện.
3.2.5. Công tác vận tải hành khách

Sở Giao thông vận tải xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện “Năm An toàn giao thông – 2012” trên lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô; kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe, cấp bằng chứng chỉ chuyên môn thuyền viên phương tiện thủy nội địa; tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hành động “năm An toàn giao thông – 2012” và ký cam kết thực hiện đối với các đơn vị vận tải, các bến xe khách; đồng thời phối hợp với Công an Tỉnh triển khai kế hoạch phối hợp tăng cường quản lý, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với ô tô chở khách trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012.



3.2.5. Công tác vận tải hành khách (tt)
Phòng Quản lý vận tải phối hợp với Thanh tra Sở kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp vận tải, các bến xe khách, hoạt động của xe buýt; ngăn chặn xe dù hoạt động trá hình, mở bến, lập điểm bán vé trái phép. Để tổ chức huy động phương tiện phục vụ Tết các bến xe đã huy động 237xe/6722 ghế hoạt động 70 tuyến cố định; các doanh nghiệp, HTX đã đưa 75 xe buýt/3740 ghế phục vụ khách trên 8 tuyến và 38 xe taxi.
3.2.5. Công tác vận tải hành khách (tt)
Các đơn vị vận tải và bến xe đã tập trung phục vụ tốt nhu cầu đi lại cho nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do lượng khách tăng đột biến (một chiều từ Tỉnh lên TP.HCM để đi làm) nên tại một số bến xe đã xảy ra tình trạng ứ đọng khách cục bộ, nhưng các đơn vị đã điều động phương tiện dự phòng để giải tỏa hành khách kịp thời; giá cước vận tải được đảm bảo thu đúng quy định.
3.3. Nhận xét, đánh giá.

3.3.1. Đánh giá chung
Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Tỉnh nhìn chung vẫn đảm bảo ổn định, trong dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm qua, giao thông bảo đảm được thông suốt. Mặc dù lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng dẫn đến khả năng xảy ra tai nạn cao, nhưng các cấp, các ngành chức năng đã có những nỗ lực nhất định, thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra. Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, kiên quyết, gắn với kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Ban An toàn giao thông Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố nên công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông được thực hiện thường xuyên, liên tục.
3.3.2. Những mặt làm được.
Kế hoạch tháng hoạt động cao điểm “Năm An toàn giao thông 2012” được các Sở, ban, ngành và các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo động lực cho việc thực hiện các giải pháp ATGT trong thời gian tới. Tình hình trật tự an toàn giao thông 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo và có nhiều chuyển biến tích cực.

Sở Giao thông vận tải, các ngành liên quan đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị vận tải chủ động xây dựng phương án, kế hoạch vận chuyển, do đó trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giao thông bảo đảm thông suốt không xảy ra ùn tắc giao thông, trong hoạt động vận tải, không xảy ra tình trạng tranh giành khách, đua xe trái phép và tình trạng chống lại lực lượng đang thi hành công vụ.

3.3.2. Những mặt làm được (tt)
Công tác tuần tra kiểm soát được duy trì thường xuyên, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2012, lực lượng CSGT đã tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp làm giảm TNGT và ùn tắc giao thông, nhất là TNGT nghiêm trọng, bảo đảm cho nhân dân đi lại đón Xuân thuận lợi, an toàn.
Các Sở, ngành, các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, thường xuyên công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong tháng cao điểm tết Nhâm Thìn 2012; lễ ra quân năm an toàn giao thông được triển khai khá đồng bộ và được tổ chức đồng loạt ở các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

3.3.2. Những mặt làm được (tt)
Các cơ quan thông tin truyền thông đã tích cực phản ánh kịp thời các hoạt động công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tháng cao điểm, tăng cường các hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông.

3.3.2. Những mặt làm được (tt)
3.3.3. Những tồn tại, hạn chế. (tt)
Sự phối hợp thiếu đồng bộ, còn rời rạc giữa các ngành, các cấp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; công tác chỉ đạo, điều hành mặc dù được thực hiện kiên quyết nhưng chưa duy trì thường xuyên, liên tục, còn tình trạng "đánh trống bỏ dùi";
Bên cạnh những kết quả đạt thì tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, đặc biệt là địa bàn huyện Tam Nông, Lấp Vò,...
Một số vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến như: người uống rượu, bia vẫn còn lái xe; chạy xe ngược chiều, lấn phần đường; vượt đèn đỏ,…
Người lái xe ôtô khách chưa ý thức về đạo đức người lái xe, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người lái xe khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với các xe hợp đồng kinh doanh vận tải khách trá hình chạy rước khách dọc đường.
3.3.3. Những tồn tại, hạn chế. (tt)
3.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Công tác an toàn giao thông ở các địa phương trong thời gian qua do thiếu cán bộ chuyên trách an toàn giao thông. Công tác báo cáo, tham mưu cán bộ cơ sở chưa được cụ thể chi tiết.
Công tác phối hợp liên ngành chưa có sự gắn kết, từ đó hiệu quả không cao.

 
Công tác đề xuất, tham mưu và thực hiện các biện pháp kéo giảm tai nạn giao thông còn thiếu tính chủ động, chưa kịp thời và chưa mang tính đột phá;
Một số trường học nằm trên tuyến trục lộ giao thông trọng yếu chưa điều tiết được lưu lượng học sinh vào giờ tan học, do đó ảnh hưởng đến lưu lượng lưu thông các phương tiện đang tham gia, thậm chí gây kẹt xe cục bộ khu vực công trường.
3.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. (tt)
 
3.4. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ II-2012 VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông Tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến khu, cụm dân cư, hội viên, đoàn viên và gia đình bằng nhiều hình thức và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng thời lượng, tần suất, chuyên mục ATGT, đưa những điển hình tốt về trật tự ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đài Truyền hình Đồng Tháp tăng thời lượng phát sóng, mở thêm chuyên mục an toàn giao thông vào tối thứ 3 hàng tuần.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Ban hành quy định “không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa”, quán triệt và giám sát nhiều hơn nữa việc CB, CC, VC uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. CB, CC, VC phải nhận thức rằng đây là việc làm gương trước quần chúng nhân dân để tạo xã hội đồng thuận cao để lặp lại trật tự kỷ cương trong giao thông.
Cơ quan, đơn vị có CB, CC, VC vi phạm về uống rượu, bia tham gia giao thông tổ chức kiểm điểm, nhắc nhở và có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm, không phân biệt cán bộ hay nhân viên.
3. Sở Giao thông vận tải tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm xe cơ giới, hoạt động vận tải khách, kiên quyết đình chỉ cơ sở đào tạo, sát hạch vi phạm nghiêm trọng.
4. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Tài chính phối hợp tăng cường kiểm soát:
Công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng các loại mũ bảo hiểm đạt chất lượng theo quy định.
Kiểm tra các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm; phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh các loại mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, mũ bảo hiểm giả; đồng thời công bố công khai danh sách tên, địa chỉ các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết mũ bảo hiểm, không để xảy ra tình trạng tuỳ tiện nâng giá làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng.
5. Công an tỉnh:
Tăng cường và nâng cao năng lực công tác cưỡng chế thi hành pháp luật, đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là vận tải bằng ô tô và vận tải khách và bến khách ngang sông, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khoảng thời gian từ 18h – 24h hàng ngày. Tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đối với phương tiện tự ý cải tạo thay đổi kiểu dáng, kết cấu nhằm mục đích tăng tải trọng và xe 3 bánh tự chế đã bị cấm lưu hành nhưng vẫn còn hoạt động nhiều.
6. Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện quyết liệt việc lập lại trật tự, kỷ cương đối với giao thông đô thị, hè thông, đường thoáng, lập lại trật tự trong quản lý lòng đường, vỉa hè.
7. Ban ATGT Tỉnh thành lập đoàn kiểm tra ATGT tại các địa phương có tình hình trật tự ATGT và tai nạn giao thông phức tạp.
8. Ban ATGT Tỉnh, Tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục-đào tạo phối hợp triển khai hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong trường học, đẩy mạnh giáo dục văn hoá giao thông trong trường học, chỉ đạo các nhà trường có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở học sinh điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, chưa có GPLX; tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực cổng trường học.




Hết phần thứ nhất
PHẦN THỨ HAI
VĂN HÓA GIAO THÔNG -
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
VĂN HÓA GIAO THÔNG.

Vấn đề VHGT, đây là một đề tài vừa quen vừa lạ, đề tài này đã được Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch UBATGTQG Hồ Nghĩa Dũng phát động từ tháng 9 (tháng ATGT) năm 2009 và đã đưa tới những tín hiệu ban đầu khá lạc quan và được sự đồng tình của toàn dân, càng cho thấy tầm quan trọng của việc tuyên truyền văn hoá giao thông trong cộng đồng.
Nói tới văn hóa giao thông là nói tới:
- Thứ nhất: là những biểu hiện bằng những hành vi chấp hành đúng pháp luật theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông;

- Thứ hai: là trạng thái mà mọi người tham gia giao thông nói chung phải ứng xử một cách đúng luật, an toàn, cao hơn nữa là có ý thức và lịch sự.
- Thứ ba: là thái độ, hành vi xử thế của người tham gia giao thông đối với các quy định của pháp luật về giao thông.
Văn hoá giao thông ở Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng thể hiện:
Những khi dừng lại chờ đèn đỏ tại các giao lộ thì đèn xanh chưa bật đã có những hồi còi thúc từ phía sau, các xe phía sau sẵn sàng chen lên để đi.
Hiện tượng vừa đi xe đạp, xe đạp điện, xe mô tô vừa nhắn tin điện thoại, dàn hàng ngang trên đường khá phổ biến tạo thành hình ảnh không đẹp mắt, thiếu văn minh, vi phạm luật lệ giao thông.
Có người đột ngột dừng xe máy giữa đường để rút điện thoại ra nói chuyện bất chấp nguy hiểm và sự khó chịu của những người xung quanh.
Khi có va chạm giao thông đa số là cãi vã, chửi bới, thậm chí còn xảy ra xô xát. Tất cả những biểu hiện, hành vi trên đều thể hiện rất thiếu văn hóa ứng xử trong giao thông.


Tiêu chí văn hoá giao thông
a. Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; không vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
b. Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;
c. Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Một số hành vi thể hiện văn hoá giao thông
Đối với người tham gia giao thông
- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông;
Đối với người tham gia giao thông
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường;
- Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng;
- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.
b. Đối với cư dân sinh sống ven đường:
Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường; xả rác, nước thải ra đường;…
c. Đối với lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao;
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật;
- Không sách nhiễu hoặc tiêu cực khi thi hành công vụ;
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn;
- Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và ngừơi cao tuổi.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN:
1. Giới thiệu.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để lập lại trật tự ATGT. Trong những năm qua các cấp các ngành đã có nhiều tích cực để nâng cao chất lượng công tác này, một trong những biện pháp đó là nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ đang trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị,….
Đối với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, trong cuộc sống và công tác chúng ta vẫn thường nhắc đến các khái niệm: giáo dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật…Nhìn chung mọi người đều có quan niệm rằng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là các nhiệm vụ nhằm nâng cao văn hoá pháp lý, ý thức pháp luật của nhân dân. Tuy vậy, việc hiểu một cách đầy đủ, khoa học về các khái niệm này nhiều khi rất khác nhau.
2. Một số khái niệm:

Tuyên truyền pháp luật: Là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp luật. Tuyên truyền đúng đối tượng .
Phổ biến pháp luật: Là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức trực quan hoặc làm cho mọi người điều biết đến. Đối tượng xác định hơn tuyên truyền.
- Giáo dục pháp lụât: Là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục bao trùm cả tuyên truyên và phổ biến.
- Phổ biến giáo dục pháp luật: Là việc truyền đạt rộng rãi nhưng mang tính chủ động, tính tổ chức chặt chẽ, có chương trình cụ thể, tính được kiểm soát của hoạt động đưa pháp luật đến với người dân cũng như việc bồi dưởng ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân.
3. Các phương pháp tuyên truyền trong thời gian qua đã thực hiện.
- Tuyên truyền miệng;
- Tuyên truyền qua báo chí;
- Tuyên truyền qua mạng lưới truyền thanh cơ sở;
- Tuyên truyền qua mạng internet;
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền pháp luật: tờ rơi, đề cương, sách pháp luật, băng, đĩa;
- Tuyên truyền qua sinh hoạt câu lạc bộ;
- Tuyên truyền thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Tuyên truyền thông qua tư vấn pháp luật;
- Tuyên truyền thông qua xét xử của tòa án;
4. Những vấn đề cần lưu ý trong công tác tuyên truyền, định hướng nhận thức.
- Đề cao tính Đảng trong tuyền truyền;
- Bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản;
- Bảo đảm tính đại chúng, phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng;
- Lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng, địa bàn;
- Trong công tác tuyên truyền cần xác định địa bàn xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phải nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở và huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Tuyên truyền kết hợp lồng ghép với việc chiếu những đoạn phim tư liệu về tình hình tai nạn giao thông, các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông qua đó người dân cảm thấy rất hứng thú khi đến nghe tuyên truyền;
- Trong công tác tuyên truyền cần chú trọng đến thời gian và không gian vì những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp thu của người dân;
- Trong công tác tuyên truyền thì cán bộ tuyên truyền là hết sức quan trọng đòi hỏi phải nhiệt tình trong công việc, có hiểu biết về an toàn giao thông, cách thuyết trình có khoa học, di
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 9,74MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)