Tài liệu RHM

Chia sẻ bởi Trịnh Thanh Liêm | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu RHM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỆNH NHA CHU
BS TRẦN KHÁNH LONG
ĐẠI CƯƠNG
Bệnh nha chu là bệnh phổ biến ở nước ta và
nhiều nước khác. Ở VN các khai quật ở Lạng
Sơn thấy có mất xương ổ răng do bệnh nha chu
ở các sọ người cổ sống cách nay hơn 3000 năm.
Theo các nhiên cứu được tiến hành khắp cả
nước có thể kết luận tỷ lệ bệnh nha chu như sau
*Viêm nướu có tỷ lệ 80% ở tất cả các nhóm tuổi
*Vôi răng 70% ở mọi lứa tuổi
*Viêm nha chu 32,33% ở nhóm tuổi 35-44, tỷ lệ�
tăng theo tuổi.



ĐỊNH NGHĨA
Mô nha chu là các mô và tổ chức quanh răng
có nhiệm vụ nâng đở răng. Mô nha chu gồm
nướu răng, dây chằng quanh răng, cement
và xương ổ răng.
Bệnh nha chu là những bệnh có quá trình bệnh
lý có tác động đến mô nha chu. Nếu tác động
đến phần bề mặt của mô nha chu sẽ gây bệnh
viêm nướu, tác động đến phần sâu của mô nha
chu sẽ gây viêm nha chu đây là giai đoạn nặng
của bệnh viêm nướu.


NGUYÊN NHÂN
Bệnh nha chu do độc tố của vi khuẩn có trong
miệng tiết ra khi có các điều kiện thuận lợi
như vệ sinh răng miệng kém, mảng bám nhiều,
sức đề kháng của cơ thể kém....
Có khoảng 300 loại vi khuẩn có trong miệng trong
đó có khoảng 12 loại gây bệnh nha chu như :
Porphyromonas gingivalis, Prevotella intermedia
Bacteroides forsythus, Actinobacillus actino
mycetemcomitans, Wolinella, Fusobacterium,
xoắn khuẩn và một số vi khuẩn không hiện diện
thường xuyên trong miệng


YẾU TỐ THUẬN LỢI CHO VIÊM NHA CHU
1)- Mảng bám răng : là màng mỏng trong suốt
có tính nhờn, bao bọc quanh răng, thường gặp
ở vùng khó làm sạch của răng. Mảng bám răng
chứa rất nhiều vi khuẩn và các thức ăn vụn
dính lại sau khi ăn.
Mảng bám còn tích lũy muối khoáng cứng dần
theo thời gian hình thành vôi răng. Vôi răng
kích thích nướu gây viêm nướu và có thể làm
viêm mô nha chu
2. Cầu răng, mão răng, răng giả,
răng trám không đúng kỹ thuật
Cầu răng, mão răng, răng giả . Răng trám
không đúng kỹ thuật làm cọ sát nướu, lưu
giữ thức ăn vụn và vi khuẩn gây viêm nướu.
3. Bệnh lý
Thiếu vitamin C, sốt xuất huyết, ung thư máu
nhiễm HIV... .
4.Sinh lý
Rối loạn nội tiết tố khi có kinh, mang thai



DẤU CHỨNG CỦA BỆNH NHA CHU
VIÊM NƯỚU : nướu có màu đỏ sẩm, dễ chảy máu
sưng đau.
VIÊM NHA CHU :
* Nướu bị viêm, ấn nướu thấy phập phều
có máu mủ chảy ra.
* Nướu bị tụt xuống làm lộ chânrăng
* Có vôi răng
* Răng lung lay
* Có cảm giác răng bị trồi lên
* Răng bị di chuyễn làm thưa và bị lệch lạc.
* Hơi thở hôi
DIỄN TIẾN
Vệ sinh răng miệng kém ? mảng bám?vôi răng
vi khuẩn phát triển nhanh ? tiết độc tố ?
viêm nướu. Nếu giữ vệ sinh răng miệng tốt, chải
răng đúng phương pháp ? viêm nướu sẽ hết.

Nếu không điều trị, viêm nướu sẽ lan rộng và sâu
hơn tạo thành túi nướu, xương ổ răng bị tiêu hủy
dần, nướu bị tụt xuống, túi nướu sâu hơn 3mm,
dây chằng nha chu bị phá hủy, răng lung lay
ngày càng nhiều sau cùng phải nhổ bỏ.
HẬU QUẢ
Viêm nha chu nguy hiểm hơn sâu răng vì có thể
mất nhiều răng hay toàn bộ hàm răng trong khi
sâu răng chỉ phá hủy từng chiếc răng, khó chữa
trị chữa trị rất tốn kém mất nhiều thời gian
công sức, ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình.

Viêm nha chu có thể làm cho nhiều răng bị lung
lay rất khó hồi phục nếu không điều trị kịp thời
có thể phải nhổ hàng loạt răng làm giảm sức
nhai do đó ảnh hưởng sức khoẻ toàn thân.




PERIODONTOSIS



DILANTIN
ENLARGEMENT
PHÒNG NGỪA
1.Chải răng đúng phương pháp ngay sau khi ăn
và tối trước khi ngủ, nên dùng chỉ tơ nha khoa
thay cho tăm, không dùng bàn chải quá cũ.
2.Nên ăn trái cây và rau tươi có vitamin, chất xơ
3.Khám định kỳ 6 tháng/lần để lấy sạch vôi răng
cạo láng mặt gốc răng, điều trị các bệnh nha
chu để phục hồi chức năng nhai cho răng và
mô nha chu, trám chữa răng sâu, thay răng
đã mất bằng răng giả đúng kỹ thuật.
4.Dùng thuốc sát khuẩn súc miệng.
5.Điều trị kết hợp với giáo dục sức khoẻ răng
miệng.
ĐIỀU TRỊ
1. Xác định nguyên nhân gây bệnh và tiến
hành làm vệ sinh răng miệng cho bệnh
nhân : cạo cao răng, trám răng sâu, mài
sửa trám cũ, mài răng gây sang chấn, điều
trị giảm đau và chống viêm, hướng dẫn
bệnh nhân chăm sóc răng miệng.
2. Nạo túi lợi, bôi thuốc tại chỗ, thuốc toàn
thân, mài một số răng cần thiết.
3. Điều trị phẫu thuật : cắt nướu, tạo hình nướu,
tạo hình xương ổ, điều trị vùng chẻ, ghép
nướu, ghép xương ổ, tái tạo mô có hướng dẫn,
điều trị nội nha, nhổ răng không điều trị được
4. Phục hình răng giả nếu cần thiết
5. Điều trị duy trì lâu dài : tái khám 3-6 tháng
một lần ghi nhận : chảy máu nướu và làm mủ,
vệ sinh răng miệng, đo độ sâu túi, độ dài bám
dính, chụp X quang.
Mỗi lần tái khám phải cạo cao răng và đánh
bóng răng.
PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH RĂNG
1.- Khí cụ siêu âm : có 2 loại :
* Magnetostrictive : sử dụng từ 1955, đầu lấy
cao dao động với tần số 15000-50000Hz sinh từ
bó tấm nickel-sắt dao động trong điện từ.
* Piesoelectric : đầu lấy cao dao động do 1
tinh thể tràng thạch(felspatic) bung ra và co
vào theo chu kỳ trong điện trường.
Nhờ vào giao động sinh ra khi tiếp xúc với
vôi răng, vôi răng sẽ tách rời khỏi mặt răng.
2.- Khí cụ thổi cát :làm sạch vết dính bằng hệ
thống phun khí và bột carbonat natri
3.- Cạo vôi bằng hơi nén : đầu cạo vôi tạo dao
động bằng hơi nén với tần số 6000Hz

4.- Dụng cụ cầm tay : được sử dụng ở chỗ
chật hẹp

5.- Đánh bóng : để mặt răng láng tránh tích
tụ mảng bám về sau. Dùng đá pumice,
calcium phosphate, hydroxide nhôm,
calcite, silicate.

CÁC BIỆN PHÁP LÀM SẠCH RĂNG KHÁC





MÁY CAO VÔI RĂNG
MAGHETOSTRICTIVE


MAÙY CAÏO VOÂI RAÊNG
PIESOELECTRIC
MÁY PIESOELECTRIC
MÁY THỔI CÁT
MÁY THỔI CÁT ĐÁNH BÓNG




MAÙY CAÏO VOÂI THOÅI CAÙT
ĐẦU CẠO VÔI BẰNG HƠI NÉN

KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHA CHU
1.Tetracycline chlorhydride : 500mg/3 lần/ngày
2.Minocycline: 200mg khởi đầu, 100mg/12g duy trì
3.Doxycycline : 200mg ngày đầu, 100mg ngày sau
4.Metronidazole: 500mg/3lần/ngày
5.Amoxillin + clavulanic acid : 500mg/3 lần/ngày
6.Ciprofloxacin : 500mg / 2 lần / ngày
7.Clindamycin : 150mg/ 3lần / ngày
8.Metronidazole+amoxicillin+clavulanic acid:
250mg/3 lần/ngày
9.Metronidazole+ciprofloxacin : 500mg/2 lần/ngày

THUỐC SÚC MIỆNG
1. CHLOREXIDINE(ELUDRIL) : diệt khuẩn tốt, kháng khuẩn lâu trong miệng, 2-3 lần/ngày
2.LISTERIN: 2-3 lần/ngày sau khi chải răng
3.MAXIUS: ngậm 4-6 viên/ngày, súc miệng 2 lần/ngày pha loảng 50% với nước
4.GYVALEX kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, giảm đau. Súc miệng 2-4 lần/ngày
5.VEYBIROL TYROTHRICINE: 2-4 lần/ngày
6.BETADIN GARGARISME: phổ kháng khuẩn rộng kể cả virus HIV, HBV

THUỐC SÚC MIỆNG VEYBIROL TYROTRRICINE
THUỐC SÚC MIỆNG FLUOMEDIC
THUỐC SÚC MIỆNG TRICARE
THUỐC DÙNG THOA -CHẢI RĂNG
1.NIFLURIL: kháng viêm và sát khuẩn tại chỗ
để điều trị bệnh nha chu. Thoa 2-3 lần/ngày
2.ARTHRODONT: điều trị viêm nướu và các
vết thương do răng giả. Thoa 2-3 lần/ngày
3.FLUOCARIL: ngừa sâu răng và giới hạn tạo
lập mảng bám. Chải răng 4 lần trong ngày
4.SACHOL: điều trị bệnh nha chu và các bệnh
niêm mạc miệng như aphte.Thoa 2-3lần/ngày
5.PYRALVEX: chiết xuất từ cây đại hoàng, có
tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm
đau và kháng nấm. Thoa 2-3 lần/ngày
GEL PYRALVEX
GEL METROGYL DENTA
GEL SACHOL
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thanh Liêm
Dung lượng: 16,98MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)