Tai lieu on thi sinh 9
Chia sẻ bởi Trần Thị Hằng Nga |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: tai lieu on thi sinh 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
PHẦN I:
CÁC ĐỊNH LUẬT CỦA MENDEN
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I .MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
1. Alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen. Các alen có vị trí tương ứng trên 1 cặp NST tương đồng (lôcut).
VD: gen quy định màu hạt có 2 alen: A → hạt vàng; a → hạt xanh.
2. Cặp alen: Là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở vị trí tương ứng trong tế bào lưỡng bội.
VD: AA, Aa, aa.
- Nếu 2 alen có cấu trúc giống nhau → Cặp gen đồng hợp. VD: AA, aa
- Nếu 2 alen có cấu trúc khác nhau → Cặp gen dị hợp. VD: Aa, Bb
3. Thể đồng hợp: Là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen.
VD: AA, aa, BB, bb
4. Thể dị hợp: Là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen.
VD: Aa, Bb, AaBb
5. Tính trạng tương phản: Là 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
VD: Thân cao và thân thấp là 2 trạng thái của tính trạng chiều cao thân, thành cặp tính trạng tương phản.
6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật.
VD: Aa, Bb, , , .
7. Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính cơ thể.
VD: Ruồi giấm có kiểu hình thân xám cánh dài hoặc thân đen cánh ngắn.
II. CÁC ĐỊNH LUẬT CỦA MEN DEN.
A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MENDEN: Có 2 phương pháp.
1. Phương pháp phân tích cơ thể lai:
a. Chọn dòng thuần: Trồng riêng và để tự thụ phấn, nếu đời con hoàn toàn giống bố mẹ thì thứ đậu đó thuần chủng về tính trạng nghiên cứu.
b. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản.
VD: Pt/c: vàng x xanh.
c. Sử dụng thống kê toán học trên số lượng lớn cá thể lai để phân tích quy luật di truyền từ P → F
2. Lai phân tích: Là phép lai giữa cơ thể mang tính trang trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
- Nếu thế hệ lai sinh ra đồng tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp.
- Nếu thế hệ lai sinh ra phân tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp.
VD: Lai phân tích đậu hạt vàng (có KG AA hoặc Aa) với đâu hạt xanh (KG: aa)
+ Nếu Fa đồng tính hạt vàng thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG đồng hợp trội (AA)
+ Nếu Fa phân tính (1 vàng : 1 xanh) thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG dị hợp trội (Aa)
B. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1. Khái niệm: Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản đem lai.
2. Thí nghiệm: Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản là hạt vàng với hạt lục, thu được F1 đồng loạt hạt vàng. Cho F1 tự thụ, F2 thu được ¾ hạt vàng, ¼ hạt xanh.
3. Nội dung định luật:
a. Định luật đồng tính: Khi lai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, thì F1 có kiểu hình đồng nhất biểu hiện tính trạng 1 bên của bố hoặc mẹ. Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn.
b. Định luật phân tính: Khi cho các cơ thể lai F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn thì F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội:1 lặn.
4. Giải thích định luật:
a. Theo Menden: Thế hệ lai F1 không sinh giao tử lai mà chỉ sinh ra giao tử thuần khiết.
b. Theo thuyết NST (cơ sở tế bào học của định luật đồng tính và phân tính)
5. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và phân tính:
- Bố mẹ phải thuần chủng và khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản đem lai.
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
- Số cá thể phân tích phải lớn.
6. Ý nghĩa:
- Định luật đồng tính: Lai các giống thuần chủng tạo ưu thế lai ở F1 do các cặp gen dị hợp quy định.
- Định luật phân tính
PHẦN I:
CÁC ĐỊNH LUẬT CỦA MENDEN
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I .MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
1. Alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen. Các alen có vị trí tương ứng trên 1 cặp NST tương đồng (lôcut).
VD: gen quy định màu hạt có 2 alen: A → hạt vàng; a → hạt xanh.
2. Cặp alen: Là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở vị trí tương ứng trong tế bào lưỡng bội.
VD: AA, Aa, aa.
- Nếu 2 alen có cấu trúc giống nhau → Cặp gen đồng hợp. VD: AA, aa
- Nếu 2 alen có cấu trúc khác nhau → Cặp gen dị hợp. VD: Aa, Bb
3. Thể đồng hợp: Là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen.
VD: AA, aa, BB, bb
4. Thể dị hợp: Là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen.
VD: Aa, Bb, AaBb
5. Tính trạng tương phản: Là 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
VD: Thân cao và thân thấp là 2 trạng thái của tính trạng chiều cao thân, thành cặp tính trạng tương phản.
6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật.
VD: Aa, Bb, , , .
7. Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính cơ thể.
VD: Ruồi giấm có kiểu hình thân xám cánh dài hoặc thân đen cánh ngắn.
II. CÁC ĐỊNH LUẬT CỦA MEN DEN.
A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MENDEN: Có 2 phương pháp.
1. Phương pháp phân tích cơ thể lai:
a. Chọn dòng thuần: Trồng riêng và để tự thụ phấn, nếu đời con hoàn toàn giống bố mẹ thì thứ đậu đó thuần chủng về tính trạng nghiên cứu.
b. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản.
VD: Pt/c: vàng x xanh.
c. Sử dụng thống kê toán học trên số lượng lớn cá thể lai để phân tích quy luật di truyền từ P → F
2. Lai phân tích: Là phép lai giữa cơ thể mang tính trang trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
- Nếu thế hệ lai sinh ra đồng tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp.
- Nếu thế hệ lai sinh ra phân tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp.
VD: Lai phân tích đậu hạt vàng (có KG AA hoặc Aa) với đâu hạt xanh (KG: aa)
+ Nếu Fa đồng tính hạt vàng thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG đồng hợp trội (AA)
+ Nếu Fa phân tính (1 vàng : 1 xanh) thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG dị hợp trội (Aa)
B. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1. Khái niệm: Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản đem lai.
2. Thí nghiệm: Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản là hạt vàng với hạt lục, thu được F1 đồng loạt hạt vàng. Cho F1 tự thụ, F2 thu được ¾ hạt vàng, ¼ hạt xanh.
3. Nội dung định luật:
a. Định luật đồng tính: Khi lai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, thì F1 có kiểu hình đồng nhất biểu hiện tính trạng 1 bên của bố hoặc mẹ. Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn.
b. Định luật phân tính: Khi cho các cơ thể lai F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn thì F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội:1 lặn.
4. Giải thích định luật:
a. Theo Menden: Thế hệ lai F1 không sinh giao tử lai mà chỉ sinh ra giao tử thuần khiết.
b. Theo thuyết NST (cơ sở tế bào học của định luật đồng tính và phân tính)
5. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và phân tính:
- Bố mẹ phải thuần chủng và khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản đem lai.
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
- Số cá thể phân tích phải lớn.
6. Ý nghĩa:
- Định luật đồng tính: Lai các giống thuần chủng tạo ưu thế lai ở F1 do các cặp gen dị hợp quy định.
- Định luật phân tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hằng Nga
Dung lượng: 272,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)